Khai thác khoáng sản có tác động đặc thù đến môi trường
Tài nguyên không phải là vô tận | |
Hà Nội siết chặt hoạt động quản lý khai thác khoáng sản |
Theo đó, các hoạt động khai thác khoáng sản có thể phá vỡ cấu trúc địa chất cảnh quan, tạo ra các bãi thải và hồ chứa với diện tích lớn. Ngoài ra, các tác động môi trường vẫn có thể tiếp diễn sau khi kết thúc hoạt động khai thác do sạt lở bãi thải, sụt lún lòng đất, và do nước mưa tràn qua các vùng khai thác. Những tác động trên làm ô nhiễm nguồn nước, bầu không khí và gây bệnh tật cho con người.
Bà Trần Thanh Thủy, Điều phối viên của Liên minh Khoáng sản cho biết, hàng năm việc khai thác khoáng sản phát sinh 4,6m3 đất đá thải trên cả nước. Riêng khai thác Apatit tại Lào Cai phát sinh 3 triệu m3 đất đá thải. Khai thác bauxite ở Tân Rai phát sinh 11 triệu m3 bùn đỏ.
Tuy nhiên, nhiều địa phương chưa nhận được hỗ trợ từ các loại thuế, phí liên quan đến khai thác tài nguyên khoáng sản. Khảo sát ở 30 xã cho thấy, có 6 xã cho biết hàng năm có nhận được khoản thu từ khai thác khoáng sản, nhưng không rõ có phải phí bảo vệ môi trường hay không, 12 xã cho biết không nhận được phân bổ nguồn thu từ khai thác khoáng sản, 12 xã không biết có được phân bổ hay không.
Hội thảo Khai thác khoáng sản “Từ câu chuyện ở cộng đồng đến các vấn đề chính sách” |
Ông Vũ Đăng Khoa, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thị trấn Trại Cau, Thái Nguyên cho biết địa bàn thị trấn có nhiều công ty hoạt động khai thác khoáng sản. Mặc dù có nhiều lợi ích từ việc khai thác khoáng sản trên thị trường, nhưng cũng có hại nhiều. Hiện nay môi trường sống của người dân bị ảnh hưởng rất lớn từ hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn như: ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn, đường sá hư hỏng, nguồn nước ô nhiễm… Theo ông Khoa, các dự án đều có phương án dự án trích 1-2% doanh thu để xây dựng cơ sở hạ tầng cho địa phương tại nơi khai thác nhưng thực tế chưa có và thậm chí thị trấn không được hưởng gì từ nguồn thuế tài nguyên.
Theo ông Khoa, Nghị định 74/2011/NĐ-CP về Phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản, trích cho địa phương 100% phí này để khắc phục môi trường nơi thực hiện hoạt động khai thác. Hiện tỉnh Thái Nguyên mới có cơ chế trích lại cho huyện chứ không bố trí trích lại cho thị trấn – nơi trực tiếp có hoạt động khai thác. Huyện có cơ chế trích 80% cho các xã thị trấn nhưng khống chế không quá 500 triệu đồng/năm, điều này rất bất cập.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào
Môi trường 04/11/2024 05:59
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ
Môi trường 03/11/2024 19:32
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 03/11/2024 06:09
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng
Môi trường 02/11/2024 06:15
Dự báo thời tiết ngày 1/11: Hà Nội có nắng, gió bấc nhẹ
Môi trường 01/11/2024 06:40
“Bến hoa Phúc Xá” điểm check-in mới của người dân Thủ đô và du khách
Môi trường 31/10/2024 06:28
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/10: Sáng sớm trời lạnh, ngày nắng
Môi trường 31/10/2024 06:22
TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm
Môi trường 30/10/2024 15:09
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/10: Mưa rào, trưa, chiều hửng nắng
Môi trường 30/10/2024 07:06