Khai báo tai nạn lao động: Vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc

Theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động,  việc  khai báo, thống kê, báo cáo về tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) là một trong những việc làm bắt buộc và phải được thực hiện kịp thời. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay, việc khai báo, báo cáo tình hình TNLĐ chưa được thực hiện nghiêm túc, dẫn đến quyền lợi của nhiều người lao động bị vi phạm và số liệu thống kê chưa phản ánh được đúng thực trạng TNLĐ...
khai bao tai nan lao dong van chua duoc thuc hien nghiem tuc Nỗ lực hạn chế thấp nhất tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
khai bao tai nan lao dong van chua duoc thuc hien nghiem tuc Tai nạn lao động tại mỏ đá, một người thiệt mạng

Nhiều doanh nghiệp “ém” thông tin TNLĐ

Nhiều năm nay, bà Nguyễn Thị Thoan ở tỉnh Hòa Bình lặn lội tìm đến các cơ quan chức năng, đề nghị giúp đỡ “truy tìm” cặp vợ chồng chủ một cơ sở sản xuất nước mắm đóng tại huyện Thanh Trì để yêu cầu họ thực hiện lời hứa “ giúp đỡ bố mẹ của nhân viên công ty bị chết vì TNLĐ khi gia đình nạn nhân gặp khó khăn”.

khai bao tai nan lao dong van chua duoc thuc hien nghiem tuc
An toàn lao động luôn phải đặt lên hàng đầu. Ảnh minh họa.

Mặc dù thấu hiểu nguyện vọng và rất muốn giúp đỡ người lao động, song các cơ quan chức năng đành bó tay. Bởi, sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, cơ quan chức năng phát hiện công ty đó đã biến mất, mà những thông tin về vụ tai nạn cơ quan chức năng lại không nắm được vì không được báo cáo khi tai nạn xảy ra.

Chia sẻ với phóng viên, bà Thoan cho biết, vợ chồng bà sinh được 2 người con. Cô con gái lớn lấy chồng xa, còn cậu con trai thì theo bạn bè về Hà Nội làm thuê. Vào một ngày mưa to gió lớn, trước khi bắt đầu giờ làm việc buổi sáng, theo sự phân công của lãnh đạo công ty sản xuất nước mắm, con trai bà ra mở cổng trụ sở. Không ngờ, cánh cổng bị đường dây điện đứt chạm vào và cậu đã chết vì điện giật.

Theo thống kê của Cục An toàn lao động (Bộ LĐTBXH), trong năm 2017 cả nước xảy ra ra 8.956 vụ TNLĐ làm 9.173 người bị nạn, số vụ TNLĐ chết người lên đến 898 vụ làm 928 người chết. Trong đó, khu vực có quan hệ lao động trên toàn quốc đã xảy ra 7.749 vụ TNLĐ, làm 7.907 người bị nạn. Tại khu vực không có quan hệ lao động, thống kê tại của 62/63 tỉnh, thành phố trên cả nước cho thấy có 1207 vụ TNLĐ xảy ra làm 1.266 người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động bị tai nạn.

Tuy nhiên, Cục An toàn lao động cũng đánh giá, những con số trên chưa thống kê hết được số người gặp rủi ro trong quá trình lao động, do việc thực hiện báo cáo TNLĐ của các doanh nghiệp chưa nghiêm túc, tỷ lệ báo cáo của các doanh nghiệp về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội rất thấp.

Cụ thể, trong năm 2017 có 18.885/350.804; ước khoảng 5,4% doanh nghiệp báo cáo về tình hình TNLĐ, (năm 2016 là 26.419/277.314 doanh nghiệp; ước khoảng 9,5%). Số doanh nghiệp chấp hành báo cáo tình hình TNLĐ chưa nghiêm, chưa đầy đủ, do vậy việc tổng hợp, đánh giá tình hình tai nạn lao động trên toàn quốc còn gặp nhiều khó khăn.

Nghĩ tai nạn đã xảy ra, người chết không thể sống lại, vợ chồng bà Thoan nghe theo sự thỏa thuận đền bù của chủ doanh nghiệp nên đã nhận khoản tiền mai táng cho nạn nhân và tin vào lời hứa như đã nêu trên của vợ chồng chủ Công ty. “Sau khi con trai mất, chồng tôi ốm nặng phải điều trị dài ngày tại bệnh viện tỉnh Hòa Bình. Kinh tế quá khó khăn, tôi liền đi tìm ông bà chủ công ty nhưng chẳng thấy người đâu, còn nơi công ty đóng trụ sở trước kia giờ là một nhà kho trống rỗng”- Bà Thoan buồn bã nói.

Câu chuyện của gia đình bà Thoan có lẽ không phải là câu chuyện hiếm hoi. Trên thực tế, có không ít những vụ việc tương tự như của gia đình bà đã xảy ra. Khi để xảy ra TNLĐ, nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân thường tìm cách giấu giếm.

Theo thống kê của Cục An toàn lao động (Bộ LĐTBXH), trong năm 2017 cả nước xảy ra 8.956 vụ TNLĐ làm 9.173 người bị nạn, số vụ TNLĐ chết người lên đến 898 vụ làm 928 người chết. Trong đó, khu vực có quan hệ lao động trên toàn quốc đã xảy ra 7.749 vụ TNLĐ, làm 7.907 người bị nạn.

Tại khu vực không có quan hệ lao động, thống kê tại của 62/63 tỉnh, thành phố trên cả nước cho thấy có 1207 vụ TNLĐ xảy ra làm 1.266 người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động bị tai nạn. Tuy nhiên, Cục An toàn lao động cũng đánh giá, những con số trên chưa thống kê hết được số người gặp rủi ro trong quá trình lao động, do việc thực hiện báo cáo TNLĐ của các doanh nghiệp chưa nghiêm túc, tỷ lệ báo cáo của các doanh nghiệp về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội rất thấp.

Cụ thể, trong năm 2017 có 18.885/350.804; ước khoảng 5,4% doanh nghiệp báo cáo về tình hình TNLĐ, (năm 2016 là 26.419/277.314 doanh nghiệp; ước khoảng 9,5%). Số doanh nghiệp chấp hành báo cáo tình hình TNLĐ chưa nghiêm, chưa đầy đủ, do vậy việc tổng hợp, đánh giá tình hình tai nạn lao động trên toàn quốc còn gặp nhiều khó khăn.

Tại Hà Nội, LĐLĐ Thành phố cũng đánh giá, công tác khai báo, thống kê về tai nạn lao động của các doanh nghiệp chưa được thực hiện nghiêm túc nên số liệu về TNLĐ được công bố chưa phản ánh đúng tình hình TNLĐ diễn ra trên thực tế. “Nhiều doanh nghiệp đã có hành vi che dấu, không khai báo với cơ quan có thẩm quyền khi có tai nạn lao động xảy ra theo quy định, mà che dấu và tự thỏa thuận giải quyết với gia đình nạn nhân”- Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Lê Đình Hùng cho biết.

Nguyên nhân từ đâu?

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do người sử dụng lao động chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc khai báo, thống kê, báo cáo. Họ e ngại việc để các cơ quan chức năng biết những thiết sót và “sự cố” về ATVSLĐ, TNLĐ, bệnh nghề nghiệp sẽ ảnh hưởng đến “thi đua”, đến uy tín, thương hiệu của DN và bản thân họ.

Bên cạnh nhận thức chưa đúng, nhiều doanh nghiệp thiếu hiểu biết do không tìm hiểu, cập nhật các văn bản pháp luật về khai báo, thống kê, báo cáo trong công tác BHLĐ. “Tôi tưởng chỉ khi nào có TNLĐ chết người thì mới phải báo cáo” hoặc “Chúng tôi không thấy cơ quan nào nhắc nhở cần phải báo cáo”... Đó là cách lý giải thông thường của các doanh nghiệp trước những câu hỏi của đoàn thanh tra, kiểm tra về BHLĐ thường xuyên phải nghe từ các doanh nghiệp.

Một nguyên nhân quan trọng nữa chính là sự thiếu ý thức chấp hành đến mức coi thường các quy định của pháp luật của người sử dụng lao động. Rất nhiều người sử dụng lao động có biết đến các quy định của pháp luật nhưng do việc thực hiện công tác BHLĐ còn nhiều sai phạm, thiếu sót nên khi TNLĐ họ thường tìm mọi cách có thể để che dấu và thỏa thuận bồi thường với nạn nhân hoặc gia đình họ.

Ngoài ra, việc các cơ quan quản lý, chưa có giải pháp quyết liệt để chấn chỉnh, các đoàn thanh tra, kiểm tra về BHLĐ xử lý chưa nghiêm minh; những biểu mẫu về thống kê, báo cáo TNLĐ hiện hành còn rườm rà, khó thực hiện, gây cho các doanh nghiệp tâm lý ngại ngần, khó thực hiện rồi chế tài xử phạt còn nhẹ, chưa đủ tích răn đe... cũng là những nguyên nhân dẫn đến việc phổ biến những vi phạm pháp luật về khai báo, thống kê, báo cáo về BHLĐ.

Thiết nghĩ, để chấn chỉnh công tác khai báo, thống kê, báo cáo trong công tác BHLĐ, nhất là khai báo TNLĐ, các cấp quản lý cần coi trọng công tác khai báo, thống kê, báo cáo, nhận thức đẩy đủ vai trò và tầm quan trọng của nó. Các quy định, biểu mẫu về lĩnh vực này cần được rà soát, xem xét sửa đổi cho đơn giản hơn. Hình thức khai báo, báo cáo qua mạng internet cũng cần được xem xét để giảm bớt phiền hà, tiết kiệm thời gian, công sức cho các doanh nghiệp.

Các cơ quan quản lý cần tăng cường tuyên truyền, quán triệt các quy định của pháp luật về khai báo, thống kê, báo cáo đến các doanh nghiệp, cơ sở. Bên cạnh đó các cơ quan quản lý cũng cần tăng cường đôn đốc, nhắc nhở, thanh tra, kiểm tra chuyên đề và xử phạt nghiêm minh đối với các doanh nghiệp cố tình vi phạm các quy định về khai báo, thống kê, báo cáo về ATVSLĐ, TNLĐ, BNN.

“Chế tài của chúng ta về thống kê báo cáo số vụ TNLĐ chưa có tính răn đe. Tới đây, chúng ta phải đề xuất sửa đổi Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính, nâng mức độ xử phạt đối với những hành vi không báo cáo” - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính đề xuất.

Về phía mình, các doanh nghiệp cần chủ động, tự giác tìm hiểu, cập nhật các văn bản pháp luật để chấp hành nghiêm túc các quy định về khai báo, thống kê, báo cáo, làm cơ sở để tự xây dựng kế hoạch, giải pháp triển khai công tác BHLĐ một cách thực sự hiệu quả, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.

Tin khác

Huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

Huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4, UBND và Liên đoàn Lao động huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và chuỗi cung ứng”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết’’.
Hơn 700 đoàn viên, người lao động ngành Xây dựng Hà Nội tham dự hội khỏe CNVCLĐ năm 2024

Hơn 700 đoàn viên, người lao động ngành Xây dựng Hà Nội tham dự hội khỏe CNVCLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Trong không khí thi đua lao động sản xuất sôi nổi của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) ngành Xây dựng Hà Nội chào mừng Tháng Công nhân, Tháng An toàn vệ sinh lao động năm 2024, sáng 26/4, Sở Xây dựng Hà Nội, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức Hội khỏe trong CNVCLĐ ngành Xây dựng năm 2024.
Khám sức khỏe, tầm soát ung thư miễn phí cho công nhân lao động

Khám sức khỏe, tầm soát ung thư miễn phí cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân vừa phối hợp tổ chức khám sức khỏe và tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí (đợt 1) cho đoàn viên Công đoàn Công ty TNHH Đầu tư và Dịch vụ Lan Chi.
Công đoàn ngành Giao thông Hà Nội: Triển khai Tháng công nhân thiết thực, hiệu quả

Công đoàn ngành Giao thông Hà Nội: Triển khai Tháng công nhân thiết thực, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Công đoàn ngành Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức phát động Tháng Công nhân - Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động 2024. Đáng chú ý, bên cạnh việc đảm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên, người lao động, nhân dịp này Công đoàn ngành GTVT Hà Nội cũng tổ chức nhiều hoạt động hướng về đoàn viên, người lao động, trong đó quan tâm và triển khai mạnh công tác khám sức khỏe miễn phí cho người lao động ngành Giao thông Thủ đô.
Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa tổ chức Lễ phát động “Tháng Công nhân”, “Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động” năm 2024 và phát động thi đua cao điểm 95 ngày chào mừng 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam.
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm hợp tác nâng cao phúc lợi cho đoàn viên, người lao động

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm hợp tác nâng cao phúc lợi cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm vừa tổ chức hội nghị ký kết thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp nâng cao phúc lợi cho đoàn viên Công đoàn, người lao động.
Người lao động có quyền từ chối làm thêm giờ vào các ngày Lễ

Người lao động có quyền từ chối làm thêm giờ vào các ngày Lễ

(LĐTĐ) Luật sư Đặng Văn Thành (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, theo quy định tại Điều 107, Bộ luật Lao động 2019, khi làm thêm phải được sự đồng ý của người lao động. Người sử dụng lao động không được ép buộc công nhân đi làm trong dịp lễ (trừ những trường hợp đã quy định trong Luật), nếu muốn, phải thoả thuận.
LĐLĐ huyện Đông Anh tổ chức cho công nhân lao động khám sức khỏe miễn phí

LĐLĐ huyện Đông Anh tổ chức cho công nhân lao động khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh đã tổ chức cho 100 công nhân lao động trên địa bàn huyện khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện ung thư sớm miễn phí tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh.
Để Tháng Công nhân luôn là chuỗi ngày hội của người lao động

Để Tháng Công nhân luôn là chuỗi ngày hội của người lao động

(LĐTĐ) Trong những năm qua, Tháng Công nhân đã thực sự trở thành chuỗi ngày hội của công nhân lao động huyện Thanh Trì với nhiều hoạt động cụ thể, hiệu quả, thiết thực để tri ân, hướng về người lao động.
Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động