Khai báo tai nạn lao động: Vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc

11:39 | 17/05/2018
Theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động,  việc  khai báo, thống kê, báo cáo về tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) là một trong những việc làm bắt buộc và phải được thực hiện kịp thời. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay, việc khai báo, báo cáo tình hình TNLĐ chưa được thực hiện nghiêm túc, dẫn đến quyền lợi của nhiều người lao động bị vi phạm và số liệu thống kê chưa phản ánh được đúng thực trạng TNLĐ...
khai bao tai nan lao dong van chua duoc thuc hien nghiem tuc Nỗ lực hạn chế thấp nhất tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
khai bao tai nan lao dong van chua duoc thuc hien nghiem tuc Tai nạn lao động tại mỏ đá, một người thiệt mạng

Nhiều doanh nghiệp “ém” thông tin TNLĐ

Nhiều năm nay, bà Nguyễn Thị Thoan ở tỉnh Hòa Bình lặn lội tìm đến các cơ quan chức năng, đề nghị giúp đỡ “truy tìm” cặp vợ chồng chủ một cơ sở sản xuất nước mắm đóng tại huyện Thanh Trì để yêu cầu họ thực hiện lời hứa “ giúp đỡ bố mẹ của nhân viên công ty bị chết vì TNLĐ khi gia đình nạn nhân gặp khó khăn”.

khai bao tai nan lao dong van chua duoc thuc hien nghiem tuc
An toàn lao động luôn phải đặt lên hàng đầu. Ảnh minh họa.

Mặc dù thấu hiểu nguyện vọng và rất muốn giúp đỡ người lao động, song các cơ quan chức năng đành bó tay. Bởi, sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, cơ quan chức năng phát hiện công ty đó đã biến mất, mà những thông tin về vụ tai nạn cơ quan chức năng lại không nắm được vì không được báo cáo khi tai nạn xảy ra.

Chia sẻ với phóng viên, bà Thoan cho biết, vợ chồng bà sinh được 2 người con. Cô con gái lớn lấy chồng xa, còn cậu con trai thì theo bạn bè về Hà Nội làm thuê. Vào một ngày mưa to gió lớn, trước khi bắt đầu giờ làm việc buổi sáng, theo sự phân công của lãnh đạo công ty sản xuất nước mắm, con trai bà ra mở cổng trụ sở. Không ngờ, cánh cổng bị đường dây điện đứt chạm vào và cậu đã chết vì điện giật.

Theo thống kê của Cục An toàn lao động (Bộ LĐTBXH), trong năm 2017 cả nước xảy ra ra 8.956 vụ TNLĐ làm 9.173 người bị nạn, số vụ TNLĐ chết người lên đến 898 vụ làm 928 người chết. Trong đó, khu vực có quan hệ lao động trên toàn quốc đã xảy ra 7.749 vụ TNLĐ, làm 7.907 người bị nạn. Tại khu vực không có quan hệ lao động, thống kê tại của 62/63 tỉnh, thành phố trên cả nước cho thấy có 1207 vụ TNLĐ xảy ra làm 1.266 người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động bị tai nạn.

Tuy nhiên, Cục An toàn lao động cũng đánh giá, những con số trên chưa thống kê hết được số người gặp rủi ro trong quá trình lao động, do việc thực hiện báo cáo TNLĐ của các doanh nghiệp chưa nghiêm túc, tỷ lệ báo cáo của các doanh nghiệp về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội rất thấp.

Cụ thể, trong năm 2017 có 18.885/350.804; ước khoảng 5,4% doanh nghiệp báo cáo về tình hình TNLĐ, (năm 2016 là 26.419/277.314 doanh nghiệp; ước khoảng 9,5%). Số doanh nghiệp chấp hành báo cáo tình hình TNLĐ chưa nghiêm, chưa đầy đủ, do vậy việc tổng hợp, đánh giá tình hình tai nạn lao động trên toàn quốc còn gặp nhiều khó khăn.

Nghĩ tai nạn đã xảy ra, người chết không thể sống lại, vợ chồng bà Thoan nghe theo sự thỏa thuận đền bù của chủ doanh nghiệp nên đã nhận khoản tiền mai táng cho nạn nhân và tin vào lời hứa như đã nêu trên của vợ chồng chủ Công ty. “Sau khi con trai mất, chồng tôi ốm nặng phải điều trị dài ngày tại bệnh viện tỉnh Hòa Bình. Kinh tế quá khó khăn, tôi liền đi tìm ông bà chủ công ty nhưng chẳng thấy người đâu, còn nơi công ty đóng trụ sở trước kia giờ là một nhà kho trống rỗng”- Bà Thoan buồn bã nói.

Câu chuyện của gia đình bà Thoan có lẽ không phải là câu chuyện hiếm hoi. Trên thực tế, có không ít những vụ việc tương tự như của gia đình bà đã xảy ra. Khi để xảy ra TNLĐ, nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân thường tìm cách giấu giếm.

Theo thống kê của Cục An toàn lao động (Bộ LĐTBXH), trong năm 2017 cả nước xảy ra 8.956 vụ TNLĐ làm 9.173 người bị nạn, số vụ TNLĐ chết người lên đến 898 vụ làm 928 người chết. Trong đó, khu vực có quan hệ lao động trên toàn quốc đã xảy ra 7.749 vụ TNLĐ, làm 7.907 người bị nạn.

Tại khu vực không có quan hệ lao động, thống kê tại của 62/63 tỉnh, thành phố trên cả nước cho thấy có 1207 vụ TNLĐ xảy ra làm 1.266 người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động bị tai nạn. Tuy nhiên, Cục An toàn lao động cũng đánh giá, những con số trên chưa thống kê hết được số người gặp rủi ro trong quá trình lao động, do việc thực hiện báo cáo TNLĐ của các doanh nghiệp chưa nghiêm túc, tỷ lệ báo cáo của các doanh nghiệp về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội rất thấp.

Cụ thể, trong năm 2017 có 18.885/350.804; ước khoảng 5,4% doanh nghiệp báo cáo về tình hình TNLĐ, (năm 2016 là 26.419/277.314 doanh nghiệp; ước khoảng 9,5%). Số doanh nghiệp chấp hành báo cáo tình hình TNLĐ chưa nghiêm, chưa đầy đủ, do vậy việc tổng hợp, đánh giá tình hình tai nạn lao động trên toàn quốc còn gặp nhiều khó khăn.

Tại Hà Nội, LĐLĐ Thành phố cũng đánh giá, công tác khai báo, thống kê về tai nạn lao động của các doanh nghiệp chưa được thực hiện nghiêm túc nên số liệu về TNLĐ được công bố chưa phản ánh đúng tình hình TNLĐ diễn ra trên thực tế. “Nhiều doanh nghiệp đã có hành vi che dấu, không khai báo với cơ quan có thẩm quyền khi có tai nạn lao động xảy ra theo quy định, mà che dấu và tự thỏa thuận giải quyết với gia đình nạn nhân”- Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Lê Đình Hùng cho biết.

Nguyên nhân từ đâu?

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do người sử dụng lao động chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc khai báo, thống kê, báo cáo. Họ e ngại việc để các cơ quan chức năng biết những thiết sót và “sự cố” về ATVSLĐ, TNLĐ, bệnh nghề nghiệp sẽ ảnh hưởng đến “thi đua”, đến uy tín, thương hiệu của DN và bản thân họ.

Bên cạnh nhận thức chưa đúng, nhiều doanh nghiệp thiếu hiểu biết do không tìm hiểu, cập nhật các văn bản pháp luật về khai báo, thống kê, báo cáo trong công tác BHLĐ. “Tôi tưởng chỉ khi nào có TNLĐ chết người thì mới phải báo cáo” hoặc “Chúng tôi không thấy cơ quan nào nhắc nhở cần phải báo cáo”... Đó là cách lý giải thông thường của các doanh nghiệp trước những câu hỏi của đoàn thanh tra, kiểm tra về BHLĐ thường xuyên phải nghe từ các doanh nghiệp.

Một nguyên nhân quan trọng nữa chính là sự thiếu ý thức chấp hành đến mức coi thường các quy định của pháp luật của người sử dụng lao động. Rất nhiều người sử dụng lao động có biết đến các quy định của pháp luật nhưng do việc thực hiện công tác BHLĐ còn nhiều sai phạm, thiếu sót nên khi TNLĐ họ thường tìm mọi cách có thể để che dấu và thỏa thuận bồi thường với nạn nhân hoặc gia đình họ.

Ngoài ra, việc các cơ quan quản lý, chưa có giải pháp quyết liệt để chấn chỉnh, các đoàn thanh tra, kiểm tra về BHLĐ xử lý chưa nghiêm minh; những biểu mẫu về thống kê, báo cáo TNLĐ hiện hành còn rườm rà, khó thực hiện, gây cho các doanh nghiệp tâm lý ngại ngần, khó thực hiện rồi chế tài xử phạt còn nhẹ, chưa đủ tích răn đe... cũng là những nguyên nhân dẫn đến việc phổ biến những vi phạm pháp luật về khai báo, thống kê, báo cáo về BHLĐ.

Thiết nghĩ, để chấn chỉnh công tác khai báo, thống kê, báo cáo trong công tác BHLĐ, nhất là khai báo TNLĐ, các cấp quản lý cần coi trọng công tác khai báo, thống kê, báo cáo, nhận thức đẩy đủ vai trò và tầm quan trọng của nó. Các quy định, biểu mẫu về lĩnh vực này cần được rà soát, xem xét sửa đổi cho đơn giản hơn. Hình thức khai báo, báo cáo qua mạng internet cũng cần được xem xét để giảm bớt phiền hà, tiết kiệm thời gian, công sức cho các doanh nghiệp.

Các cơ quan quản lý cần tăng cường tuyên truyền, quán triệt các quy định của pháp luật về khai báo, thống kê, báo cáo đến các doanh nghiệp, cơ sở. Bên cạnh đó các cơ quan quản lý cũng cần tăng cường đôn đốc, nhắc nhở, thanh tra, kiểm tra chuyên đề và xử phạt nghiêm minh đối với các doanh nghiệp cố tình vi phạm các quy định về khai báo, thống kê, báo cáo về ATVSLĐ, TNLĐ, BNN.

“Chế tài của chúng ta về thống kê báo cáo số vụ TNLĐ chưa có tính răn đe. Tới đây, chúng ta phải đề xuất sửa đổi Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính, nâng mức độ xử phạt đối với những hành vi không báo cáo” - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính đề xuất.

Về phía mình, các doanh nghiệp cần chủ động, tự giác tìm hiểu, cập nhật các văn bản pháp luật để chấp hành nghiêm túc các quy định về khai báo, thống kê, báo cáo, làm cơ sở để tự xây dựng kế hoạch, giải pháp triển khai công tác BHLĐ một cách thực sự hiệu quả, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Phạm Diệp

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này