Huyện Ba Vì: “Cát tặc” vẫn lộng hành mùa mưa bão

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, vào mùa mưa lũ, toàn bộ hoạt động khai thác cát, sỏi trên sông, suối sẽ bị cấm. Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng có văn bản nghiêm cấm hành vi khai thác cát dưới mọi hình thức từ ngày 15/5 đến 15/10. Tuy nhiên, bất chấp “lệnh cấm”, thời gian qua, trên địa bàn huyện Ba Vì, tàu cuốc (một hệ thống máy đào, hút cát sạn trên sông) vẫn ngang nhiên hoạt động trên sông Hồng.
cat tac van long hanh mua mua bao Bí thư, Chủ tịch và Trưởng công an các quận, huyện chịu trách nhiệm về tình trạng “cát tặc”
cat tac van long hanh mua mua bao “Cát tặc” vẫn lộng hành: Không thể mãi buông lỏng
cat tac van long hanh mua mua bao Lần này thì gay rồi!

Người dân lo lắng

Chúng tôi có mặt tại thôn Phú Xuyên 4, xã Phú Châu vào thời điểm đầu tháng 9. Lúc này trên tuyến sông Hồng thuộc địa bàn thôn Phú Xuyên chỉ có 2 tàu đang neo đậu mà không hoạt động. Gần đó, trên địa bàn thị trấn Tây Đằng, giáp với xã Phú Châu, cũng có một số tàu đang di chuyển nhưng không có hoạt động khai thác cát.

cat tac van long hanh mua mua bao
Một số tàu đang neo đậu ở khu vực giáp ranh giữa xã Phú Châu và thị trấn Tây Đằng

Theo người dân thôn Phú Xuyên 4, các mới dừng hoạt động hút cát trái phép vào thời điểm cuối tháng 8, có lẽ vì sợ sự kiểm tra, xử lý của lực lượng chức năng đợt nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, tình trạng “bình yên” này cũng sẽ không kéo dài được bao lâu. Trước đó, các tàu hút cát trái phép khai thác ngang nhiên giữa ban ngày mà không hề có lực lượng chức năng ngăn cản. Có lúc hàng loạt tàu cuốc, tàu hút “xếp hàng” trên sông khai thác cát khiến cả khúc sông bị náo động.

Ngày 13/8, Ủy ban Nhân dân huyện Ba Vì đã có Công văn 1351/UBND-VP gửi Trưởng Công an huyện, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường về việc tăng cường kiểm tra, xử lý việc khai thác cát trái phép trên các sông qua địa phận huyện Ba Vì.

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Nguyễn Đình Dần yêu cầu hai đơn vị phối hợp để tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật; theo dõi, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi khai thác cát, sỏi trái phép trên địa bàn quản lý…

Gần đây nhất, khoảng cuối tháng 7 vừa qua, thường xuyên có các tàu cuốc khai thác cát. Các tàu hút cát thường không rõ số hiệu đua nhau cắm “vòi rồng” xuống sông Hồng để khai thác cát trái phép. Bên cạnh đó, các tàu cuốc cũng đua nhau thả những gàu xuống lòng sông để cuốc cát, khiến cả khúc sông đục ngầu.

Một phụ nữ cho biết: Tình trạng hút cát trái phép trên sông Hồng địa bàn qua xã Phú Châu đã diễn ra từ khoảng hơn 2 năm nay. Mặc dù biết việc khai thác cát sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của của nhân dân nhưng không ai dám ra xua đuổi tàu cát vì sợ các đối tượng khai thác cát trả thù. Người dân chỉ còn cách là phản ánh lên chính quyền xã, các ngành chức năng. Tuy nhiên khi ngành chức năng kiểm tra được vài hôm thì sau đâu lại vào đấy.

Không chỉ trên địa bàn xã Phú Châu, nhiều khu vực khác như thị trấn Tây Đằng, xã Tản Hồng, xã Cam Thượng, hoạt động của các tàu cuốc vẫn diễn biến phức tạp…

Có xử lý triệt để “cát tặc”?

Qua tìm hiểu, thời gian qua, Công an xã Phú Châu đã triển khai đến toàn lực lượng và giao nhiệm vụ cho từng công an viên phối hợp chặt chẽ với cấp ủy chi bộ, các ban ngành, đoàn thể của thôn Phú Xuyên 3 và 4 cùng với cán bộ nhân dân về việc tuần tra, phát hiện tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng.

Khi phát hiện, nhanh chóng nắm bắt tình hình và báo cáo kịp thời lên Ủy ban Nhân dân xã và trực tiếp là Công an xã để có biện pháp giải quyết. Qua quá trình tuần tra, nắm tình hình, đêm 4/7, lực lượng Công an xã đã phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông đường thủy số 1 – Công an thành phố Hà Nội, bắt giữ 1 tàu hút cát trái phép trên tuyến sông Hồng thuộc địa bàn xã Phú Châu, chủ tàu VR 14034308 là Nguyễn Văn Phong, sinh năm 1983, hộ khẩu thường trú tại xã Chu Minh, huyện Ba Vì.

Tiếp đến, đêm 31/7, lực lượng chức năng tiếp tục phát hiện, bắt giữ tàu VR 16043050 đang hút cát trái phép. Hiện nay, cả 2 tàu đều đang bị tạm giữ để hoàn tất hồ sơ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Thực hiện kế hoạch của Công an thành phố Hà Nội về việc mở đợt cao điểm xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, bến bãi tập kết, kinh doanh cát, sỏi ven sông trên địa bàn, thời gian qua, các lực lượng Công an huyện Ba Vì đã chủ động nắm tình hình địa bàn, kiên quyết đấu tranh với vi phạm hoạt động khai thác cát trái phép. Chỉ trong một thời gian ngắn, các lực lượng chức năng đã bắt giữ nhiều đối tượng và tàu khai thác cát trái phép.

Cụ thể, khoảng 0h30 ngày 20/8, lực lượng chức năng phát hiện một tàu hút cát trái phép tại lòng sông Hồng thuộc xã Tản Hồng, huyện Ba Vì. Khi nhận thấy bị lực lượng công an áp sát, các đối tượng trên phương tiện đã cắt neo và tăng tốc bỏ chạy sang neo đậu tại vị trí bờ sông Hồng thuộc phường Bến Gót, Thành phố Việt Trì. Lực lượng chức năng vẫn kiên quyết kiểm tra, bắt giữ.

Qua kiểm tra, trên tàu lắp đặt 2 hệ thống đầu nổ, ống hút công suất lớn sử dụng để khai thác cát trái phép. Trong khoang chứa tàu có khoảng 50m3 cát đen mới khai thác được.

Trước đó, khoảng 3h50 ngày 23/5, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và ma túy – Công an huyện Ba Vì, phối hợp với Công an xã Cam Thượng phát hiện 1 phương tiện tàu sông không in số đăng ký, đăng kiểm đang hoạt động khai thác cát trái phép. Khi phát hiện lực lượng chức năng kiểm tra, tàu quay đầu chạy về phía bờ sông Hồng thuộc xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc…

Trao đổi với phóng viên về tình trạng tàu hút cát trái phép trên địa bàn xã Phú Châu, ông Nguyễn Văn Quảng – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phú Châu, cho biết: “Trong thời gian qua, trên tuyến sông Hồng thuộc địa bàn xã có một số tàu lén lút khai thác cát trái phép.

Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện, chúng tôi đã giao lực lượng công an xã thường xuyên tuần tra, phối hợp nắm bắt tình hình và phối hợp với lực lượng công an cấp trên để xử lý vi phạm. Đồng thời giao cho trưởng, phó thôn kịp thời phát hiện, phản ánh khi có tàu hút cát vi phạm địa phận địa phương quản lý”.

Với địa bàn đặc thù rất rộng, việc quản lý của chính quyền cơ sở đối với hoạt động hút cát trái phép trên địa bàn các xã thuộc huyện Ba Vì gặp nhiều khó khăn, nhất là các khu vực giáp ranh. Về việc này, ông Quảng cho biết: Hiện khó khăn của chúng tôi trong việc kiểm tra, xử lý tình trạng tàu hút cát trái phép trên sông Hồng là do lực lượng công an xã còn mỏng.

Bên cạnh đó, trang thiết bị để phục vụ công việc cũng rất hạn chế, không đáp ứng được so với thực tế. Chính vì vậy, khi phát hiện tàu hút cát trái phép, chúng tôi đều phải báo cáo cấp trên để xử lý kịp thời. Về việc xử lý tình trạng, các đối tượng lợi dụng các khu vực giáp ranh để khai thác cát, chúng tôi đã trao đổi với lãnh đạo xã Tây Đằng để thống nhất biện pháp xử lý đối với những tàu hút cát trái phép.

Hiện, trên địa bàn xã Phú Châu đang có 2 tàu cuốc neo đậu gần bãi. Theo người dân, đây chính là những tàu hút cát hiện đang dừng hoạt động. Ông Quảng cho rằng: Theo báo cáo của công an xã, có 2 tàu đang neo đậu để xin sửa chữa, chúng tôi đã yêu cầu công an xã thường xuyên kiểm tra, theo dõi hoạt động của 2 tàu này, nếu có hoạt động hút cát trái phép sẽ báo cáo công an huyện để xử lý.

“Để đảm bảo hiệu quả trong việc xử lý liên quan đến khai thác cát trái phép, đề nghị Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện tiếp tục chỉ đạo công an huyện giúp đỡ công an xã trong việc tiếp tục phát hiện, bắt giữ, xử lý kịp thời để đảm bảo an ninh trật tự, đặt biệt trong mùa mưa bão”, ông Quảng chia sẻ.

Sáng 9/9, trao đổi với phóng viên qua điện thoại, đại diện lãnh đạo Công an huyện Ba Vì cho biết, hiện các lực lượng chức năng công an huyện đã và đang quyết liệt trong việc xử lý tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Hồng địa bàn qua huyện...

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động