Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động:

Hướng tới “tuyển sinh là tuyển dụng”

(LĐTĐ) Việt Nam đã và đang tham gia sâu vào quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Do đó, việc tăng cường liên kết tạo sự đột phá với thị trường lao động, đặc biệt là tạo ra mối liên hệ gắn kết đào tạo với doanh nghiệp, được coi là một trong những giải pháp trọng tâm.
huong toi tuyen sinh la tuyen dung Lĩnh vực sản xuất dẫn đầu về nhu cầu tuyển dụng trong khối doanh nghiệp Nhật
huong toi tuyen sinh la tuyen dung Thị trường lao động: Xuất hiện làn sóng dịch chuyển nhân sự lớn
huong toi tuyen sinh la tuyen dung Mục tiêu là tạo tâm lý ổn định hệ thống giáo viên toàn Thành phố

Đã có nhiều đổi mới.

Tại Hội nghị Gắn kết giáo dục nghề nghiệp (GDNN) với thị trường lao động năm 2019 vừa được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Hà Nội tổ chức, thầy giáo Phạm Xuân Khánh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội - cho biết: Trước tác động của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ mang lại lợi ích quan trọng và thiết thực với nhiều cơ hội lớn như: Tiếp cận vốn, khoa học - công nghệ, xuất nhập khẩu với đa dạng mặt hàng, thu hút đầu tư, doanh nghiệp cải thiện năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm, tạo ra sự thay đổi lớn về hình thái kinh doanh dịch vụ, giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển…

huong toi tuyen sinh la tuyen dung
Trình diễn kỹ năng nghề trong khuôn khổ Hội nghị “Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động năm 2019”. (Ảnh: P.T)

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, cũng mang đến thách thức rất lớn trong vấn đề dư thừa lao động có kỹ năng và trình độ thấp do “tiến bộ công nghệ lấy mất việc làm của người lao động”, gây phá vỡ thị trường lao động truyền thống, thiếu hụt nhân lực trình độ cao do lao động có tay nghề trong khu vực Asean sẽ được tự do lưu chuyển, đất nước đang dần mất đi lợi thế về chi phí lao động thấp, ảnh hưởng tới tình hình kinh tế- xã hội.

Bối cảnh này đòi hỏi phải nhanh chóng đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học, tập trung đào tạo chất lượng cao, đào tạo theo hướng mở, linh hoạt, chuyển từ hướng “cung” sang hướng “cầu”, đào tạo gắn kết với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đòi hỏi lao động trực tiếp tay nghề cao ở các lĩnh vực công nghệ tiên tiến là yêu cầu bắt buộc của các cơ sở GDNN cả nước nói chung và của ngành GDNN Hà Nội nói riêng.

Theo bà Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, những năm qua, GDNN đã từng bước đổi mới và phát triển, đạt được nhiều thành tựu nổi bật cả về quy mô, số lượng, chất lượng, loại hình đào tạo, cơ cấu ngành nghề.

GDNN tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, có tay nghề, trình độ kỹ năng, tác phong công nghiệp là yếu tố then chốt đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội; là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, là điều kiện phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Sau khi Luật GDNN chính thức được triển khai thực hiện, hoàn tất công tác chuyển giao GDNN về ngành LĐ-TB&XH quản lý, vai trò của GDNN càng trở nên quan trọng, nhất là trong thời điểm cả nước nói chung cũng như Thủ đô Hà Nội nói riêng đang tham gia sâu rộng vào quá trình hội nhập cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội.

Do vậy, việc xây dựng và thực hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển GDNN nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang được các cấp lãnh đạo quan tâm và chỉ đạo phải tích cực triển khai thực hiện.

Hướng tới “tuyển sinh là tuyển dụng”

Theo Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội Nguyễn Thanh Nhàn, nhằm phát triển nguồn lao động có trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp, thành thạo kỹ năng đáp ứng ngay quá trình sản xuất, kinh doanh của đơn vị sử dụng lao động; những năm qua, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội đã triển khai xây dựng và phát triển mô hình gắn kết giữa doanh nghiệp với cơ sở GDNN, đào tạo theo địa chỉ sử dụng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Trong năm 2018, các cơ sở GDNN trên địa bàn thành phố đã hợp tác với 753 doanh nghiệp với nhiều nội dung, hình thức phối hợp đa dạng. Cụ thể: Trong tổng số 113.945 học sinh, sinh viên tốt nghiệp có việc làm năm 2018 thì có 12.212 học sinh, sinh viên được doanh nghiệp đặt hàng đào tạo từ khi vào học và được tuyển dụng ngay vào làm việc sau khi tốt nghiệp.

Đồng thời doanh nghiệp cũng phối hợp tham gia xây dựng được 302 bộ chương trình, giáo trình đào tạo; tham gia vào giảng dạy được 510 ngành/nghề; tiếp nhận 17.199 học sinh, sinh viên đến thực tập. Bên cạnh đó, hỗ trợ trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đào tạo cho các cơ sở GDNN được 249 ngành/nghề, hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở GDNN được 11.161.432.000 đồng.

Trong công tác hợp tác với các doanh nghiệp của các cơ sở GDNN trên địa bàn thành phố, có nhiều đơn vị thực hiện có hiệu quả và cách thức gắn kết với các đối tác bền vững như: Trường Cao đẳng Nghề Công nghệ cao Hà Nội, Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội, Trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa, Trường Trung cấp Nghề nấu ăn – nghiệp vụ du lịch thời trang Hà Nội, Trường Trung cấp Xây dựng Hà Nội…

Đặc biệt, trong 4 tháng đầu năm 2019, đã có 512 doanh nghiệp ký kết hợp tác tuyển sinh, đào tạo với các cơ sở GDNN với chỉ tiêu đặt hàng đào tạo và tuyển dụng là trên 15.300 người.

Thầy giáo Phạm Xuân Khánh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Công nghệ cao Hà Nội - cho biết: Trường Cao đẳng Nghề Công nghệ cao Hà Nội cùng với hệ thống GDNN của thành phố luôn quan tâm xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp trong và ngoài nước để tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp ra trường; sinh viên thực hành, thực tập; hợp tác nghiên cứu, sản xuất sản phẩm, chuyển giao công nghệ; khai thác đội ngũ chuyên gia giảng dạy từ doanh nghiệp. Nhờ vậy, tỷ lệ sinh viên có việc làm trước khi ra trường luôn đạt trên 85% và sau 6 tháng đạt tỷ lệ trên 96%. Một số như: Điện, điện tử, hàn, cắt gọt kim loại, chăm sóc sắc đẹp… 100% sinh viên có việc làm trước khi tốt nghiệp, không đủ cung cấp cho các doanh nghiệp.

“Bắt đầu từ năm học 2018 - 2019, nhà trường tự tin thực hiện chủ trương “Tuyển sinh là tuyển dụng”, ký hợp đồng đào tạo với từng sinh viên đảm bảo 100% sinh viên ra trường có việc làm với thu nhập từ 5 – 15 triệu đồng/tháng. Có thể nói, chính các mối quan hệ này đã đóng góp rất lớn cho nhà trường trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của nhà trường trong và ngoài nước” - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Công nghệ cao Hà Nội khẳng định.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực tế vẫn còn một số vướng mắc, bất cập, đòi hỏi sự chung tay góp sức nhiều hơn nữa của các Bộ, ngành, địa phương nhằm tháo gỡ những nút thắt gây cản trở sự phát triển của GDNN. Theo bà Trần Thị Lan Anh - Phó Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, để tăng cường gắn kết GDNN với thị trường lao động, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề, các cơ quan chức năng cần mở rộng tuyên truyền Luật GDNN cho doanh nghiệp và người sử dụng lao động; có văn bản hướng dẫn chi tiết việc thực hiện các nội dung của luật này đến các đơn vị liên quan.

Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Công nghệ cao Hà Nội Phạm Xuân Khánh đề xuất thành lập Hội đồng kỹ năng ngành, nghề (Industrial Skills Board) bởi theo thầy Khánh, hiện nay, ở Việt Nam chưa có các Hội đồng kỹ năng nghề làm nhiệm vụ nghiên cứu, điều tra, khảo sát, phân tích, dự báo nhu cầu sử dụng lao động của các ngành công nghiệp để làm căn cứ cho các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.

Đồng thời, đổi mới công tác quản lý GDNN trên cơ sở áp dụng công nghệ để xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiện đại, kết nối cung và cầu đào tạo trong toàn hệ thống. Trong đó, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về GDNN, hình thành cơ sở dữ liệu về người học để kết nối với thị trường lao động, đổi mới chương trình và công tác tổ chức, quản lý đào tạo trên cơ sở chuẩn đầu ra; đảm bảo liên thông thuận lợi giữa các cấp trình độ đào tạo trong cùng ngành, nghề hoặc với các ngành, nghề khác hoặc liên thông lên trình độ cao hơn trong hệ thống giáo dục quốc dân…

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm tổ chức khám sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm tổ chức khám sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Ngày 27/7, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm phối hợp với Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Lâm tổ chức chương trình khám sức khỏe miễn phí cho đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Đoàn Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tổ chức “Thắp nến tri ân” các Anh hùng, liệt sĩ

Đoàn Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tổ chức “Thắp nến tri ân” các Anh hùng, liệt sĩ

(LĐTĐ) Tối 27/7, tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Đông Anh, Đoàn Khối các cơ quan thành phố Hà Nội phối hợp Huyện đoàn Đông Anh tổ chức chương trình “Thắp nến tri ân” các Anh hùng, liệt sĩ nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các liệt sĩ

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các liệt sĩ

(LĐTĐ) Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), đoàn đại biểu Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Uỷ ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) tỉnh Nghệ An dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng
Phụ nữ thành phố Vinh tổ chức các hoạt động ý nghĩa nhân dịp 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Phụ nữ thành phố Vinh tổ chức các hoạt động ý nghĩa nhân dịp 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn thành phố Vinh đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa thể hiện truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Hà Nội: Hơn 33,7 tỷ đồng đóng góp vào Quỹ Đền ơn, đáp nghĩa

Hà Nội: Hơn 33,7 tỷ đồng đóng góp vào Quỹ Đền ơn, đáp nghĩa

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội cho biết, tính đến 15h ngày 27/7, kết quả vận động đóng góp Quỹ Đền ơn, đáp nghĩa toàn Thành phố là 33,701 tỷ đồng, đạt 147,6% kế hoạch.
Lan tỏa yêu thương từ “Mẹ đỡ đầu” mang sắc phục Công an nhân dân

Lan tỏa yêu thương từ “Mẹ đỡ đầu” mang sắc phục Công an nhân dân

(LĐTĐ) Việc thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu” mang ý nghĩa nhân văn rất lớn, là “cầu nối”, “điểm tựa” đầy tình thương, trách nhiệm, để các cháu có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được học tập, phấn đấu trở thành những công dân có ích cho xã hội.
TS.BS Nguyễn Thành Nhơn ra mắt sách "Nhân tố quyết định nên người thành đạt"

TS.BS Nguyễn Thành Nhơn ra mắt sách "Nhân tố quyết định nên người thành đạt"

(LĐTĐ) Ngày 27/7, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ ra mắt sách "Nhân tố quyết định nên người thành đạt" của tác giả TS.BS Nguyễn Thành Nhơn.

Tin khác

Tận dụng công nghệ, kết nối hơn 41.000 việc làm cho lao động tại 6 tỉnh, thành phố

Tận dụng công nghệ, kết nối hơn 41.000 việc làm cho lao động tại 6 tỉnh, thành phố

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc đã diễn ra hôm nay (25/7), thu hút sự tham gia của 117 đơn vị, doanh nghiệp, với nhu cầu tuyển dụng hơn 41 nghìn chỉ tiêu đa dạng các vị trí ngành nghề.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển nhanh

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển nhanh

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội luôn chú trọng nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển.
Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã gửi hồ sơ dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sang Bộ Tư pháp thẩm định, để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Chính phủ. Đáng chú ý, ở lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung thêm nhiều đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

(LĐTĐ) Nhu cầu sử dụng lao động tăng, do tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nhiều doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng để sản xuất.
Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

(LĐTĐ) Ngày 11/7, phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn và Ninh Bình đã diễn ra thành công, thu hút hàng nghìn người lao động và hơn 100 doanh nghiệp tham gia. Sự kiện này đã phần nào hiện thực hóa các kế hoạch hỗ trợ, phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh khác trong khu vực.
Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

(LĐTĐ) Là một mô hình đào tạo song song giữa học nghề và học văn hóa phổ thông dành cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), chương trình học nghề hệ 9+ (Chương trình 9+) hiện đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội thật sự là cơ hội quý cho các em học sinh vừa có thể tiếp tục học tập theo chương trình phổ thông, vừa được đào tạo kỹ năng nghề để có thể lập nghiệp từ sớm.
Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

(LĐTĐ) Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội ổn định đã tạo thời cơ tốt cho các doanh nghiệp trên địa bàn nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh, tích cực tuyển dụng lao động đem lại những tín hiệu khả quan cho thị trường lao động Hà Nội.
Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Tại buổi họp Chính phủ thường kỳ chiều 6/7, báo chí quan tâm tới việc tăng lương cơ sở và đặt câu hỏi đến Bộ Nội vụ là trong kỳ nhận lương tháng 7 này, mức lương mới của cán bộ, công chức, viên chức đã được lĩnh ngay hay chưa?
Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, trong bối cảnh nền kinh tế thành phố Hà Nội xuất hiện nhiều điểm sáng, thị trường lao động của thành phố Hà Nội cũng tiếp tục đà phục hồi, phát triển. Điều này thể hiện ở việc trong 6 tháng đầu năm, tỉ lệ giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố tăng, số lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp của Thành phố giảm.
Gian nan tìm nguồn lao động

Gian nan tìm nguồn lao động

(LĐTĐ) Nền kinh tế đang dần phục hồi, nhiều doanh nghiệp (DN) tại các tỉnh Đông Nam Bộ đã có đơn hàng và kế hoạch mở rộng sản xuất. Tuy nhiên câu chuyện về lao động (LĐ) vẫn đang là một bài toán nan giải.
Xem thêm
Phiên bản di động