Hướng làm giàu cho nông dân ngoại thành

(LĐTĐ) Xác định rõ điều kiện tự nhiên bán sơn địa thuận lợi cho phát triển chăn nuôi cây, con giống mới, thời gian qua ở các địa phương ngoại thành như Sơn Tây, Ba Vì đã có nhiều mô hình chăn nuôi hiệu quả, mở ra hướng làm giàu mới cho người nông dân. Mô hình chăn nuôi đà điểu là ví dụ.
huong lam giau cho nong dan ngoai thanh Nâng cao chất lượng cam nhờ mô hình VietGap
huong lam giau cho nong dan ngoai thanh Nông thôn mới là người dân ngày càng phải giàu lên
huong lam giau cho nong dan ngoai thanh Tuyên truyền tốt giúp Quốc Oai sớm hoàn thành xây dựng nông thôn mới

Nâng cao thu nhập cho nông dân

Từ lâu, địa bàn Sơn Tây, Ba Vì được biết đến với nhiều điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi luôn được xem như thế mạnh của vùng. Dễ thấy, khu vực này nằm ở địa thế bán sơn địa, là vành đai xanh cung cấp lương thực, thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp cho Thủ đô. Nắm bắt những lợi thế, tiềm năng sẵn có, thời gian qua, mô hình chăn nuôi đà điểu thương phẩm đã phát triển rộng khắp trên địa bàn thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì.

huong lam giau cho nong dan ngoai thanh
Mô hình nuôi đà điểu cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: P.T

Sinh ra và lớn lên ở Ba Vì - “thủ phủ” bò sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa ở Hà Nội, nhưng thay vì nuôi bò như số đông người dân trong huyện, anh Nguyễn Văn Trung ở xã Tản Lĩnh lại nhìn ra cơ hội mới để làm giàu trên mảnh đất quê hương. Đi tiên phong trong nuôi con giống mới này, anh được biết đến như một trong những người đầu tiên phát triển nghề nuôi đà điểu ở khu vực miền Bắc.

Theo lời anh Nguyễn Văn Trung, đà điểu là loài gia cầm nên cũng ăn cám và cách chăm sóc giống như khi nuôi gà. Mặc khác, đà điểu lại có sức đề kháng tốt nên nguy cơ bị chết do dịch bệnh thấp. Thịt đà điểu có nhiều giá trị dinh dưỡng nên giá bán tốt. Da, lông, xương đà điểu đều có thể chế biến thành các sản phẩm khác nhau… với những lợi thế này mang lại, nếu phát triển nuôi với số lượng lớn thì hiệu quả kinh tế sẽ mang lại cao hơn nhiều lần so với các cây, con giống truyền thống.

Là một trong những hộ gia đình phát triển nuôi đà điểu lớn bậc nhất trong vùng, ông Phùng Văn Chuy (xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây) cho biết: Trước đây, gia đình chủ yếu chăn nuôi lợn, nhưng do bệnh dịch và hiệu quả kinh tế không cao nên đã chuyển sang chăn nuôi đà điểu. Theo tính toán của ông Phùng Văn Chuy, đà điểu nuôi khoảng 7-8 tháng sẽ có trọng lượng 90 - 100kg, cho thu nhập 8 - 8,5 triệu đồng/con, sau khi trừ chi phí thu lãi 2-3 triệu đồng/con. Quá trình chăn nuôi không vất vả do đà điểu chủ yếu ăn cỏ, rau tạp, cám gà. Chỉ cần một lao động là có thể chăm sóc được vài trăm con đà điểu…

Điểm đáng ghi nhận là, ở thị xã Sơn Tây, chính quyền địa phương đã nhìn ra những lợi thế từ đà điểu để có định hướng phát triển kịp thời. Cụ thể, ngay từ giai đoạn 2017 - 2018, thị xã Sơn Tây đã cho triển khai chương trình hỗ trợ phát triển chăn nuôi đà điểu thương phẩm. Chủ trương này đã nhanh chóng thu hút hàng chục hộ gia đình ở các xã, phường như: Sơn Đông, Cổ Đông, Kim Sơn, Xuân Sơn, Thanh Mỹ, Xuân Khanh… đăng ký tham gia.

Đặc biệt, ngay ở giai đoạn đầu, để khuyến khích các hộ gia đình chăn nuôi, thị xã Sơn Tây đã cấp 600 con giống đà điểu cho 14 hộ dân tại các xã, phường: Sơn Đông, Cổ Đông, Kim Sơn, Xuân Sơn, Thanh Mỹ, Xuân Khanh… Theo đánh giá ở giai đoạn thí điểm, đàn đà điểu ở địa phương sinh trưởng tốt tuy có hao hụt về số lượng do yếu tố thời tiết. Các hộ chăn nuôi có sự chuẩn bị tốt chuồng trại, vệ sinh phòng dịch, thực hiện tốt việc chăm sóc, nuôi dưỡng. Trừ chi phí giống, thức ăn, công chăm sóc, lợi nhuận thu được từ đà điểu ước đạt 2 - 3 triệu đồng/con.

Hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp

Theo các hộ chăn nuôi, đà điểu là vật nuôi ít bị bệnh, sức đề kháng tốt nên thuận lợi cho bà con trong quá trình nuôi. Mặt khác tận dụng được lợi thế nguồn thức ăn như cỏ, rau có sẵn tại các hộ gia đình nên giảm được chi phí trong quá trình nuôi. Hơn hết là hiện giá của đà điểu khá cao nên mang lại hiệu quả kinh tế tương đối rõ rệt.

Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng chăn nuôi đà điểu ở Ba Vì, Sơn Tây vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đó là, mô hình chăn nuôi trên địa bàn vẫn còn mang tính nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình nên năng suất, chất lượng vật nuôi chưa cao. Mặt khác, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi vào sản xuất còn hạn chế và chưa hình thành được nhiều chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp, bảo đảm ổn định đầu ra cho nông dân. Dẫn như vậy để thấy rằng, nếu khắc phục được những điểm hạn chế này thì việc phát triển và nhân rộng chăn nuôi đà điểu sẽ ngày một rộng rãi và khả thi hơn.

huong lam giau cho nong dan ngoai thanh

Theo tìm hiểu, ở các địa phương nơi phát triển chăn nuôi đà điểu, công tác hỗ trợ và khuyến khích nhân rộng giống vật nuôi mới này cũng đặc biệt được chú trọng. Chẳng hạn, ở huyện Ba Vì, xác định thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân là mục tiêu hàng đầu nên ngay sau khi Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Ba Vì đã vượt qua không ít khó khăn, thách thức để từng bước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Trưởng phòng Kinh tế thị xã Sơn Tây Phùng Huy Vinh cho biết, để các mô hình đạt được hiệu quả cao, thị xã đã thực hiện nhiều giải pháp trọng tâm, trong đó chú trọng tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho lực lượng lao động đang sản xuất, nâng cao tính chuyên nghiệp của nghề nông trong sản xuất nông sản hàng hóa. Nghiên cứu các giải pháp tháo gỡ khó khăn tại cơ sở về con giống, cây giống, vật tư. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu thương hiệu tập thể cho các sản phẩm; phát triển, chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, bao bì, tem nhãn hàng hóa.

Với quyết tâm chính trị cao của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trong huyện, Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai quyết liệt và đồng bộ. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành nghị quyết chuyên đề liên quan đến các nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Các xã ban hành Nghị quyết, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương. Trong đó, huyện Ba Vì chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới trong sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, liên kết hợp tác trong sản xuất, giới thiệu sản phẩm và tiêu thụ nông sản. Tuyên truyền, vận động nông dân tích cực thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, hiến đất, đóng góp kinh phí, ngày công làm đường giao thông, thủy lợi nội đồng; chấp hành tốt các chủ trương về giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án. Nhân rộng những mô hình hiệu quả, kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo của các địa phương…

Còn tại thị xã Sơn Tây, nhằm tạo bước chuyển căn bản trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng, thị xã Sơn Tây đã và đang tiếp tục triển khai nhiều mô hình mới. Trong đó, một số mô hình bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Trồng hoa, rau an toàn, chăn nuôi bò sữa, nuôi đà điểu. Đồng thời, thị xã Sơn Tây cũng tích cực hỗ trợ nông dân, hợp tác xã xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu nông sản, chuyển đổi, mở rộng quy mô sản xuất, giúp nông dân vươn lên làm giàu.

Đáng chú ý, xác định chương trình “Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 490/QĐ-TTg có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân; thời gian qua, thị xã Sơn Tây đã tích cực nhân rộng, tập phát triển các sản phẩm chủ lực, thế mạnh theo chuỗi giá trị, thực hiện hiệu quả chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới…

Chia sẻ thêm về vấn đề liên quan, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Sơn Tây Phùng Huy Vinh cho biết, để các mô hình đạt được hiệu quả cao, thị xã đã thực hiện nhiều giải pháp trọng tâm, trong đó chú trọng tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho lực lượng lao động đang sản xuất, nâng cao tính chuyên nghiệp của nghề nông trong sản xuất nông sản hàng hóa. Nghiên cứu các giải pháp tháo gỡ khó khăn tại cơ sở về con giống, cây giống, vật tư. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu thương hiệu tập thể cho các sản phẩm; phát triển, chuẩn hóa chất lượng sản phẩm, bao bì, tem nhãn hàng hóa.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11/2024, giá dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh hơn 3% sau khi OPEC+ đưa ra quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 71,68 USD/thùng (tăng 3,19%), trong khi giá dầu Brent ở mức 75,30 USD/thùng (tăng 3,04%).
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 5/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.253 VND/USD, tăng 11 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 103,89 điểm, giảm 0,39%.
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự giảm giá mạnh mẽ trong khi thị trường vàng quốc tế vẫn đang ổn định, chờ đợi các sự kiện kinh tế quan trọng sắp tới.
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Các chuyên gia đã giải đáp trực tiếp nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề như: Tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, an toàn vệ sinh lao động, những quy định mới của Luật Thủ đô năm 2024,... từ đó giúp đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội có thể hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan đến bản thân mình.
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

(LĐTĐ) Với tình yêu dành cho Hà Nội, họa sĩ Nguyễn Văn Luận (quận Đống Đa, Hà Nội) đã sử dụng bút bi để vẽ lại những khoảnh khắc đời thường một cách chân thực và sống động. Những bức tranh phong cảnh đặc trưng của Hà Nội như hàng hoa, phố cổ,… khiến người xem không khỏi ngạc nhiên vì chúng được vẽ hoàn toàn bằng bút bi, loại bút vốn rất hạn chế về màu.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội sáng sớm có mưa rào, sau không mưa, nhiệt độ từ 19 - 24 độ C, trời chuyển rét.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.

Tin khác

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

(LĐTĐ) Liên quan đến những cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực và yêu cầu thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) khẳng định, tuyệt đối không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện.
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Ngày 4/11, huyện Thanh Oai tổ chức lễ khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước. Đây là cụm đa ngành nghề, nhằm mục tiêu thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất sạch; kéo giãn các hộ, doanh nghiệp, cơ sở đang sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề, khu dân cư, giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

(LĐTĐ) Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024 sẽ chính thức khởi tranh vào ngày 7/11, tại Nhà thi đấu Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội). Đáng chú ý, sẽ có 68 đơn vị với gần 400 tay vợt chuyên nghiệp và nghiệp dư tranh tài ở 12 nội dung thi đấu. Cơ cấu giải thưởng của lần tranh tài này cũng được tăng cao hơn so với các mùa giải trước.
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

(LĐTĐ) Nhờ triển khai nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp, đúng đắn, nên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, bão lũ, nhưng bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì vẫn tiếp tục khởi sắc.
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp

Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp

(LĐTĐ) Chiều nay (2/11), sau nhiều ngày thi đấu, tranh tài sôi nổi, quyết liệt, Hội khỏe Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng lần thứ 29 năm 2024 đã chính thức khép lại.
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ

Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ

(LĐTĐ) Bước vào mùa tuyển quân năm nay, Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Trì đã ban hành Chỉ thị về công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân năm 2025.
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(LĐTĐ) Giai đoạn 2019 - 2024, thành phố Hà Nội đã tập trung nguồn lực đầu tư thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và đã đạt được những kết quả quan trọng. Từ đó, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa vùng dân tộc miền núi và vùng nông thôn trên địa bàn Thành phố.
Đảng bộ Khối doanh nghiệp quận Tây Hồ đạt kết quả toàn diện trên các mặt công tác

Đảng bộ Khối doanh nghiệp quận Tây Hồ đạt kết quả toàn diện trên các mặt công tác

(LĐTĐ) Ngày 1/11, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Đảng bộ Khối doanh nghiệp quận Tây Hồ (3/11/2014 - 3/11/2024).
Huyện Sóc Sơn hoàn thành rà soát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp

Huyện Sóc Sơn hoàn thành rà soát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện Sóc Sơn Nguyễn Nam Hà cho biết, công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện đã đạt được nhiều kết quả. Điển hình là hoàn thành rà soát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp, phục vụ thiết lập quản lý bảo vệ, phát triển và khai thác tiềm năng, lợi thế diện tích rừng hiện có và diện tích đất được quy hoạch cho lâm nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động