Hiệu quả mô hình phân loại rác thải nhựa tại nguồn
Hạn chế rác thải nhựa, cần sự chung tay của cả cộng đồng | |
Hạn chế rác thải nhựa, tuyên truyền thôi, chưa đủ! |
Thay đổi tích cực song vẫn còn không ít khó khăn
Chưa bao giờ việc chung tay chống rác thải nhựa tại Hà Nội trở nên “nóng” như trong năm 2019. Ngay từ đầu năm, hàng loạt phong trào thi đua, chương trình hạn chế rác thải nhựa diễn ra đã nhận được sự hưởng ứng, quan tâm mạnh mẽ của các cấp chính quyền, doanh nghiệp, nhân dân,… trên toàn Thành phố. Từ các phong trào, nhận thức của người dân đã có sự chuyển biến tích cực. Dễ dàng nhìn thấy nhất là thay vì sử dụng đồ nhựa dùng một lần, nhiều nơi đã chuyển sang dùng sản phẩm thân thiện môi trường.
Tiên phong trong việc cắt giảm các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, Hội phụ nữ tại các xã, phường trên địa bàn Thủ đô đã đẩy mạnh tổ chức “Ngày không túi ni lông”, mở lớp tập huấn “Đan làn nhựa đi chợ”. Các cấp hội phụ nữ cũng tổ chức phát miễn phí làn nhựa, túi thân thiện với môi trường cho hội viên đi chợ,… Nâng cao nhận thức về việc sử dụng các sản phẩm dễ tiêu hủy, có thể tái sử dụng, thân thiện với môi trường cho chị em phụ nữ, những bà nội trợ.
Cần chú trọng công tác thu gom, phân loại rác tại nguồn. |
Không chỉ trong các hộ gia đình, phong trào hạn chế rác thải nhựa cũng được lan tỏa tới các hội kinh doanh như quán ăn, cà phê, khách sạn, siêu thị,… và đặc biệt là các chợ dân sinh. Mặc dù sử dụng túi ni lông rất tiện lợi, phù hợp túi tiền tuy nhiên các tiểu thương kinh doanh tại chợ Đồng Xuân, chợ Hôm – Đức Viên đã có ý thức hạn chế phát sinh lượng lớn túi ni lông bằng những sáng kiến như sử dụng túi giấy đựng đồ lưu niệm, hoa quả sấy khô, đóng nhiều mặt hàng trong một túi ni lông thay vì một sản phẩm đựng trong một túi ni lông như trước.
Cùng nhằm thực hiện hạn chế đồ nhựa dùng một lần, tại nhiều quận, huyện, phường xã ở Hà Nội, phong trào giảm thiểu rác thải nhựa cũng đang được đẩy mạnh. Nhiều cuộc họp hiện giờ đã không có sự xuất hiện của nước uống đóng chai nhựa mà thay vào đó là cốc thủy tinh. Nhận thấy tầm quan trọng của việc giảm thiểu rác thải nhựa, trong năm học 2019-2020, các trường mầm non và tiểu học trên địa bàn đã đăng ký Chương trình thu gom vỏ hộp sữa do Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các đơn vị liên quan thực hiện. Hiện nay, Hà Nội đã có 637 trường tại 16 quận, huyện, thị xã với trên 1.000 trường học đăng ký tự nguyện tham gia chương trình.
Từ những thay đổi trên có thể thấy, việc giảm thiểu rác thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những bước chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, mới đây, tại Tọa đàm trực tuyến về “Chung tay giảm thiểu rác thải nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội” nhiều chuyên gia cho rằng, phải nhìn nhận khách quan rằng công tác chống rác thải nhựa ở Hà Nội vẫn còn tồn tại không ít vướng mắc. Bên cạnh công tác xử lý chưa triệt để, hiện các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội tỉ lệ phân loại chất thải tại nguồn rất thấp. Điều này càng khiến việc xử lý rác nhựa thêm phần khó khăn.
Ông Nguyễn Tiến Vượng - Phó Tổng giám đốc Thường trực Hapro (Tập đoàn BRG) chia sẻ: “Với nước ngoài, họ coi rác là tài nguyên từ rất lâu rồi và có nhiều cơ chế, chính sách để tái chế. Về phân loại rác thải từ gia đình, với nước ngoài đã áp dụng từ lâu. Ở nước ta, việc phân loại rác hiện nay đang phụ thuộc vào 1 lực lượng người lao động tự do khá lớn ngoài xã hội (tên thường gọi là đồng nát). Để quản lý lực lượng này cũng là vấn đề đau đầu”.
Nhân rộng những mô hình điểm
Xuất phát từ những khó khăn đó, nhiều ý kiến cho rằng để giảm thiểu được rác thải nhựa Thành phố cần đầu tư các điểm phân loại, thu gom chất thải nhựa và túi ni lông khó phân hủy từ hoạt động sinh hoạt tại các khu dân cư. Trước đó, Hà Nội đã từng thực hiện thí điểm chương trình phân loại rác tại nguồn - 3R phân loại rác vô cơ và hữu cơ ở quận Hoàn Kiếm. Bà Trần Thị Lan (quận Hoàn Kiếm) chia sẻ, khi dự án 3R bắt đầu được triển khai, người dân đều hào hứng tham gia.
Theo đó, mỗi gia đình được hỗ trợ 2 thùng rác, một xanh, một vàng để phân loại rác ngay tại nhà. Ban đầu việc phân loại cũng khá khó khăn, rất nhanh chóng sau đó người dân đã biết cách phân loại rác. Việc phân loại này đã cho thấy hiệu quả rõ ràng, từ nhà ra ngõ đều tương đối sạch sẽ. Một thời gian sau, mặc dù người dân vẫn phân loại rác nhưng công nhân thu gom rác lại đổ trộn lẫn các loại rác với nhau.
Theo ông Phạm Tuấn Long (Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm) cho biết: “Trước đây, Hoàn Kiếm là quận được thành phố Hà Nội chọn thực hiện thí điểm chương trình phân loại rác tại nguồn - 3R và phối hợp với Tổ chức Jica của Nhật tại 3 phường: Phan Chu Trinh, Tràng Tiền và Lý Thái Tổ. Qua đó, ý thức người dân đã thực sự thay đổi tích cực, tuy nhiên thực tế triển khai gặp khó khăn trong khâu xử lý.
“Mô hình đang thí điểm tại quận Hoàn Kiếm rất hay, đó là phân loại rác đang tái chế và rác thải phải đem đi xử lý. Để thực hiện được mô hình này, chúng tôi sẽ kêu gọi các tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư, cùng với đó cần có sự vào cuộc của cơ quan nhà nước cùng tham gia. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ có những hệ thống lắp đặt thùng thu gom rác tại khu chung cư, tập thể đưa xuống thu gom giúp nguồn nguyên liệu không lãng phí, có thể đem đi tái chế. Đây là chính sách chúng tôi đã và đang nghiên cứu và sẽ kêu gọi nhà đầu tư, để khi đã đưa ra thí điểm thì phải đồng bộ, đưa ra chính sách hỗ trợ để đạt được thành công nhất định”, ông Mai Trọng Thái nhấn mạnh. |
Hiện chiến dịch đã phải tạm ngưng. Tuy nhiên theo kế hoạch, trong năm 2020 tới đây, quận sẽ tập trung triển khai lại chương trình, nhưng với điểm mới là thay vì chia thành 3, rác thải sẽ được chia thành 2 nguồn - rác tái chế và rác xử lý. Hiện nay, một số doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn đã trang bị các thùng rác tái chế theo hình thức này”.
Từ những kết quả ban đầu mà quận Hoàn Kiếm đã đạt được trong việc triển khai thí điểm mô hình hạn chế rác thải nhựa, ông Mai Trọng Thái, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường cho biết hiện Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Sở, ngành và các quận, huyện để nghiên cứu phương án thu gom vận chuyển đưa về xử lý theo mô hình thí điểm tại quận Hoàn Kiếm để trình Ủy ban nhân dân Thành phố áp dụng rộng rãi.
Khó khăn vướng mắc nhất hiện nay là vấn đề rác không được phân loại tại nguồn dẫn đến chất lượng rác không đảm bảo khó cho các công nghệ xử lý. Vì vậy, đối với các nhà máy xử lý phải nghiên cứu kĩ về đặc điểm thành phần rác để đưa ra các công nghệ xử lý phù hợp, hiệu quả. Bổ sung dây chuyền hạng mục phân loại rác, đặc biệt là rác thải nhựa để làm sao thu gom rác thải nhựa phục vụ tái chế.
“Mô hình đang thí điểm tại quận Hoàn Kiếm rất hay, đó là phân loại rác đang tái chế và rác thải phải đem đi xử lý. Để thực hiện được mô hình này, chúng tôi sẽ kêu gọi các tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư, cùng với đó cần có sự vào cuộc của cơ quan nhà nước cùng tham gia. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ có những hệ thống lắp đặt thùng thu gom rác tại khu chung cư, tập thể đưa xuống thu gom giúp nguồn nguyên liệu không lãng phí, có thể đem đi tái chế. Đây là chính sách chúng tôi đã và đang nghiên cứu và sẽ kêu gọi nhà đầu tư, để khi đã đưa ra thí điểm thì phải đồng bộ, đưa ra chính sách hỗ trợ để đạt được thành công nhất định”, ông Mai Trọng Thái nhấn mạnh.
P.Ngân
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Tin khác
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07
Huyện Thanh Trì kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Nhịp sống Thủ đô 19/12/2024 18:53
Lãnh đạo Mặt trận Thành phố thăm hỏi các nạn nhân bị thương trong vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 19/12/2024 13:34