Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã đóng góp vào sự phát triển của ngành dệt may
Thi đua là động lực tăng hiệu quả sản xuất | |
Hà Nội hành động về sản xuất và tiêu dùng bền vững ngành dệt may |
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thủ tướng đánh giá, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã đóng góp vào sự phát triển của ngành dệt may; tích cực và chủ động tham vấn chính sách, nhất là trong đàm phán các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Thời gian tới, Thủ tướng đặt ra 6 vấn đề với ngành dệt may. Đó là, cần chú trọng hơn, quan tâm đúng mức hơn tới thị trường gần 100 triệu dân trong nước. Đây chính là hướng phát triển bền vững cho ngành dệt may.
Thứ hai, ngành dệt may vẫn thiếu tự chủ về nguyên liệu, chủ yếu chỉ sản xuất sợi và gia công sản phẩm. Hiện nay, 60% nguyên liệu xơ sợi phải nhập khẩu. Việt Nam (VN) chưa làm chủ và phát triển được các công đoạn sản xuất như nhuộm, chế tạo các loại vải chất lượng cao, vật liệu, phụ kiện cao cấp. Đó là nguyên nhân khiến giá trị gia tăng chưa cao.
Thủ tướng phát biểu tại buổi lễ |
Thứ ba, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu còn lệch hẳn về may mặc với kim ngạch chiếm đến 78% tổng kim ngạch của toàn ngành, đạt 28/36 tỷ USD xuất khẩu năm 2018, trong khi đó sợi chỉ chiếm hơn tỷ lệ 8% và vải gần 3%, phụ kiện may dưới 10%. Cơ cấu sản phẩm cần phải tính lại một cách cụ thể hơn để có sự phân công sản xuất tốt hơn.
Thứ tư, cơ cấu lao động ngành còn hạn chế. Đến cuối năm 2018, trong gần 3 triệu lao động đang làm việc ở 7.000 doanh nghiệp (DN) dệt may trên cả nước thì mới có khoảng 25% lao động có đào tạo chuyên môn, còn lại 75% lao động chưa qua đào tạo, chủ yếu bằng tốt nghiệp THCS, THPT hoặc có 17% là học tiểu học.
Thứ năm, lợi thế cạnh tranh nhân công giá rẻ, vốn là lợi thế cạnh tranh lâu nay của ngành dệt may đang mất dần. Vì vậy, Thủ tướng đặt vấn đề về việc ngành dệt may trong năm tới sẽ phải làm gì để tự nâng mình lên các nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị kinh tế để tiếp tục giữ vững vị trí cường quốc dệt may của thế giới.
Thứ sáu, công tác phát triển Đảng ở các DN dệt may VN đang bộc lộ một số bất cập. Số DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm hơn 70% số DN trong ngành dệt may VN, có một số nguy cơ trắng các tổ chức Đảng trong DN này. Nhiệm vụ của Hiệp hội chính là làm sao để khắc phục được tình trạng này.
Về định hướng một số nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ, phải tạo ra thương hiệu sản phẩm, thương hiệu DN mang tầm thế giới, khu vực, mang lại lợi ích lâu dài cho đất nước, cho thế hệ mai sau. Đến năm 2030, phấn đấu xuất khẩu đạt 100 tỷ USD.
Thủ tướng đề nghị, phấn đấu đến 2030 có ít nhất 30 thương hiệu của ngành dệt may đóng góp vào thị trường thế giới. Đồng thời nhắc lại, dệt may VN phải đứng tốp đầu của thế giới. Do đó, cần có tinh thần tự cường phát triển và phải hướng tới sự phát triển bền vững, thịnh vượng.
Hiệp hội cần tiếp tục làm tốt vai trò kết nối giữa các DN, hình thành các chuỗi giá trị gia tăng cao, các chuỗi giá trị toàn cầu, tổ chức phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của hội, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, nâng cao năng lực chuyên môn, tham gia các chương trình phát triển kinh tế văn hóa xã hội của đất nước.
Cần chủ động xây dựng nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phổ biến chính sách, luật pháp, cả những kinh nghiệm thành công và không thành công. Hiệp hội cũng phải là đầu mối giúp các DN nghiên cứu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, đặc biệt là nghiên cứu công nghệ mới, nhất là lĩnh vực sản xuất vải, phụ liệu, nâng cao năng suất, hiệu quả, sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường.
Thủ tướng khẳng định, Chính phủ luôn lắng nghe, ủng hộ, hỗ trợ và cũng mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của cộng đồng DN trên tinh thần xây dựng hệ thống chính sách của Nhà nước kiến tạo phục vụ và phát triển.
Tại buổi lễ, Thủ tướng đã trao Cờ thi đua của Chính phủ tặng Hiệp hội Dệt may Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25