Hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải đang bị “bức tử”
Theo đại biểu Nguyễn Thị Phúc - Hưng Yên: Hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải là hệ thống sông lớn ở miền Bắc với chiều dài sông chính khoảng 232km và hơn 2.000km kênh nhánh nằm phục vụ tưới tiêu và thoát ứng cho các tỉnh thành Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Tuy nhiên, hiện nay dòng sông đã bị ô nhiễm nặng, nước sông đen ngòm, đặc quánh, nhiễm kim loại nặng và ngấm cả vào mạch nước ngầm.
Cử tri đã phản ánh đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền và bộ nhiều lần nhưng đến nay tình trạng ô nhiễm vẫn diễn ra, dòng sông vẫn tiếp tục bị bức tử. Việc xử lý ô nhiễm dòng sông đã phức tạp, rất phức tạp và có tính liên vùng, liên tỉnh. Vậy xin hỏi Bộ trưởng, công tác chỉ đạo và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đã triển khai đến đâu, hiện nay đạt được kết quả gì. Hiện tại đã xử lý được bao nhiêu doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp, làng nghề xả thải trái phép ra dòng sông?
Trả lời đại biểu Nguyễn Thị Phúc, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: Hệ thống Bắc Hưng Hải đang bị bức tử, như báo cáo hôm qua về tình trạng các doanh nghiệp hiện nay do công nghệ, kỹ thuật, năng lực yếu kém, do công tác quản lý nhà nước về môi trường ở trung ương và địa phương còn chưa đáp ứng yêu cầu.
Hôm qua tôi đã nói nguyên nhân, trên thực tế hệ thống sông hiện nay có vấn đề là không biết Bộ Tài nguyên và Môi trường hay Ủy ban nhân dân địa phương quản lý về chất lượng nước. Tôi cho rằng quản lý nước đang có vấn đề chồng chéo như các đại biểu hôm qua đã nói, thực tế quản lý chung là Bộ Tài nguyên và Môi trường nhưng hồ chứa, thủy điện, thủy lợi thì chất lượng và sử dụng lại do các cơ quan khác nhau.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn |
Về trách nhiệm xuyên suốt là quản lý các nguồn thải tôi cho rằng chúng ta phải tính xem nguồn thải từ trên bờ do nước thải sinh hoạt là bao nhiêu, các nguồn thải từ các khu công nghiệp và các doanh nghiệp như thế nào. Nếu lớn hơn 200m3 Bộ Tài nguyên chúng tôi đã có cơ sở dữ liệu và đang kiểm soát, dưới 200m3 thì địa phương cần thống kê, đánh giá và kiểm soát. Trong thời gian sắp tới chúng ta sẽ tập trung vào kiểm soát các đối tượng này.
Tranh luận là vấn đề xử lý rác, theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa – TP HCM: Tôi nghe ý kiến Bộ trưởng, tôi biết Bộ trưởng đã tiếp cận vì trong mấy ngày qua cũng có những cử tri, doanh nghiệp tiếp cận tôi và họ là người Việt Nam, họ có công nghệ, có bằng phát minh, họ nói rằng họ có thể xử lý rác mà không cần phải phân loại và cũng không tốn ngân sách nhà nước và có thể ra một bên là điện và một bên khác ra phân bón và phân bón này là xu hướng của thế giới, phân bón hữu cơ.
Nhưng khi tiếp cận ở các địa phương thì họ gặp khó khăn vì các công ty nước ngoài tiếp cận nhanh hơn và thực ra cũng không bằng của Việt Nam. Chính phủ nói ủng hộ khởi nghiệp, tôi cho rằng khởi nghiệp là chính từ đây, tôi rất mong Chính phủ xem xét, nhất là Bộ trưởng xem xét để có sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp này, đặc biệt là đừng có để ba, bốn bộ chúng ta cản trở các doanh nghiệp.
Thứ hai, về bờ sông, bờ biển, chúng tôi rất hoan nghênh Đà Nẵng đã chủ động về vấn đề này. Tôi vừa trao đổi với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng. Tôi đề nghị Chính phủ ra quy định rà soát lại toàn bộ bờ sông, bờ biển của Việt Nam, trả bờ sông, bờ biển về cho đất nước và cho công chúng, không để các nhà đầu tư chiếm hẳn các bờ sông, bờ biển như vậy vì điều đó vừa sai luật vừa bất công với người dân. Xin cảm ơn.
Cảm ơn đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã cung cấp thêm một thông tin, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, tôi đã biết là hiện nay xử lý rác ở Hà Nam không phải là xử lý không cần phân loại, rác hỗn hợp có phân loại để chọn ra các loại để tái chế, tái sử dụng. Phần đưa vào chính là khí hóa như biến thành cốc hóa quá trình này và người ta sử dụng khí đó để phát điện và đã thành công ở quy mô nhỏ.
Còn phần rác sau khi đã khí hóa thì chúng tôi sẽ kiểm tra, tôi nghĩ đấy là thành phần hữu cơ, đương nhiên rác thải Việt Nam thì không thể khẳng định chỉ có hữu cơ, trong đó có rất nhiều thứ, các loại như pin, thủy ngân... Bởi vậy nên cần kiểm chứng thì chúng ta mới đánh giá được. Những công nghệ đó ở Việt Nam, chúng ta nhìn thấy triển vọng và chúng ta sẽ đánh giá và chúng ta sẽ lựa chọn để làm sao có công nghệ và công nghệ Việt Nam có một thế mạnh, đó là không cần phải nguồn lực nhà nước, chi phí đáp ứng. Chi phí hiện nay là 89 đôla/tấn thì họ có thể làm được cả khâu thu gom.
Chúng tôi rất kỳ vọng vào vấn đề này và Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ cho các mô hình này thành công. Nếu thành công thì với cách thức mà hiện nay chúng ta quy hoạch để làm sao có các quy mô xử lý theo vùng. Tôi cho rằng vấn đề về chất thải sẽ được xử lý khá cơ bản.
Tuy nhiên, tôi muốn nói phân loại, ở địa phương không thể vận chuyển lên một trung tâm để xử lý. Bởi vì, 60% rác thải ở địa phương là chất thải hữu cơ. Hữu cơ có thể xử lý một cách rất đơn giản trong khuôn viên của hộ gia đình hoặc đồng ruộng, rơm rạ chúng ta hoàn toàn có thể xử lý để trở thành một nguồn để bổ sung dinh dưỡng cho đất. Tất cả những câu chuyện đó, tôi muốn nói tiếp cận từ nông thôn đến thành thị. Những câu chuyện mà tôi nói là phân loại rác, kể cả nhà máy mà đại biểu Trương Quang Nghĩa nói nếu phân loại rác thì hiệu quả hơn rất nhiều.
Liên quan đến vấn đề cần phải có những quy định để quản lý hành lang bờ biển, bờ sông, theo Bộ trưởng: Vấn đề này chúng ta đã thể chế hóa bằng Luật Tài nguyên nước, trong đó đã quy định hành lang bờ sông cần bảo vệ, chúng ta đã có Luật Tài nguyên môi trường biển, trong g đó đã quy định ranh giới cần bảo vệ và ranh giới cần bảo vệ thì có thể sử dụng các mục đích công cộng hoặc các công trình như thế nào đó thì đã quy định rất rõ. Tôi cho rằng không cần thêm mà chỉ cần kỷ cương, kỷ luật và việc thực hiện thật tốt, đưa luật này vào cuộc sống.
Đà Nẵng làm được vì Đà Nẵng đã dựa trên pháp luật để Đà Nẵng làm, chứ không phải không có pháp luật, chúng ta không trên cơ sở pháp luật đã cho phép những doanh nghiệp là có lấn chiếm trái phép mà thôi, tôi xin báo cáo như vậy. Tất nhiên, có những trường hợp là quy hoạch của nhà nước do trước đây, trước luật thì chúng ta cũng cần phải xem xét đến rất nhiều yếu tố, trong những trường hợp bất khả kháng an toàn hoặc cản trở rất nhiều thì chúng ta sẽ xem xét có điều chỉnh nhưng có thể luật pháp chúng ta có thể nói cũng không hoàn toàn hồi tố để tất cả lại các công trình. Từ nay trở đi, tức là từ khi luật có hiệu lực thì chúng ta cần phải thực hiện theo luật và công việc đó đòi hỏi phải kỷ luật, kỷ cương và hết sức nghiêm khắc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31