HĐND TP tổ chức phiên giải trình về dự án vốn ngoài ngân sách chậm triển khai
Dự phiên giải trình có: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc; Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn...
Toàn cảnh phiên họp giải trình |
Phát biểu khai mạc phiên giải trình, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết căn cứ Điều 72 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND TP, Thường trực HĐND TP lựa chọn chuyên đề về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP Hà Nội để yêu cầu UBND TP và các cơ quan liên quan giải trình.
Cũng theo Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc, lý do Thường trực HĐND TP chọn chủ đề trên bởi, đất đai là một trong những nguồn lực rất quan trọng để phát triển Thủ đô, nhất là trong tình hình mới, sau khi có Luật đất đai năm 2013 và Luật Đầu tư năm 2014. Việc quản lý, sử dụng đất đai đúng mục đích, phát huy hiệu quả cao nhất tài sản công đặc biệt này thuộc chính quyền các cấp, nhân dân và cử tri Thủ đô.
Cùng với đó, sau đợt giám sát chuyên đề của HĐND TP vừa qua về các dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP đối với 8 sở ngành và 30 quận, huyện, thị xã cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tình trạng nhiều dự án chậm tiến độ, sử dụng sai mục đích, để hoang hóa, ảnh hưởng đến sản xuất, cuộc sống của nhân dân. Nội dung trên cử tri cũng kiến nghị nhiều qua các cuộc tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, qua các kênh báo chí.
Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu khai mạc phiên giải trình |
Những hạn chế này cần phải được HĐND TP và các sở, ban, ngành, quận, huyện báo cáo giải trình, làm rõ trước nhân dân. Đồng thời, đề ra giải pháp lộ trình khắc phục, sử dụng hiệu quả đất đai trên địa bàn TP.
Ngoài ra thông qua phiên giải trình, bên cạnh trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, cũng để các Nhà đầu tư, chủ đầu tư đang được giao triển khai các dự án sử dụng đất trên địa bàn TP thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đất đai, đầu tư xây dựng trên địa bàn TP để góp phần phát triển Thủ đô đúng quy hoạch, chiến lược đề ra.
Chưa quyết liệt trong giải quyết vi phạm luật đất đai
Tại phiên giải trình, Thường trực HĐND TP đã phát phóng sự về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP.
Sau khi xem clip phóng sự về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP, các đại biểu đặt câu hỏi yêu cầu giải trình làm rõ nhiều nội dung liên quan.
Đại biểu Nguyễn Hoài Nam đặt câu hỏi |
Đại biểu Trịnh Xuân Quang (tổ Thanh Xuân) nêu qua giám sát của HĐND TP, cho thấy có nhiều dự án chậm triển khai, vi phạm luật đất đai, thời gian dài từ những năm 2005-2015, nhưng chưa quyết liệt xử lý, đề nghị Giám đốc sở Tài nguyên môi trường (TNMT) cho biết nguyên nhân chính?
Đải biểu Nguyễn Hoài Nam (tổ Thạch Thất) đặt vấn đề, các sai phạm trong đất đai đều là các sai phạm rất cũ, đề nghị Giám đốc Sở TNMT cho biết đã phối hợp với sở KHĐT để rà soát như thế nào? Trong số 161 dự án vi phạm, đã có bao nhiêu nhà đầu tư vi phạm được công khai?
Đại biểu Duy Hoàng Dương (tổ Hoài Đức) nếu: Từ năm 2012 – 2017, TP đã chỉ đạo xử lý 256 nhà đầu tư, với trách nhiệm cơ quan tham mưu, Sở TNMT đã tham mưu hình thức xử lý vi phạm đã đủ sức răn đe chưa?
Đại biểu Hồ Vân Nga phản ánh: Theo luật đất đai 2013, với những chủ đầu tư chậm tiến độ, sẽ được điều chỉnh ra hạn 24 tháng, sau đó, nếu tiếp tục chậm sẽ bị thu hồi? Đề nghị Giám đốc Sở TNMT cho biết việc này triển khai như thế nào?
Giải trình về các nội dung đại biểu nêu, Giám đốc sở TNMT Nguyễn Trọng Đông cho biết: Các dự án trên địa bàn TP được giao đất cơ bản đáp ứng được yêu cầu, tuy nhiên cũng có những dự án vi phạm, chậm triển khai. Nguyên nhân chậm triển khai, giai đoạn 2012 – 2017, do luật đất đai thông qua 2013, có nhiều chính sách thay đổi, trong đó có chính sách giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng không quyết liệt, chủ động phối hợp với chính quyền địa phương để tháo gỡ. Giai đoạn 2012 – 2015, thị trường BĐS trầm lắng, nên các chủ đầu tư khó kêu gọi đầu tư và vốn ngân hàng.
Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường Nguyễn Trọng Đông giải trình |
Sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô vào năm 2008, Chính phủ đã yêu cầu TP lập quy hoạch, do đó, trong quá trình rà soát có hơn 200 dự án phải điều chỉnh cho phù hợp quy hoạch phân khu. Ngoài ra do luật đê điều và quy định hạn chế nhà cao tầng trong nội đô. Trong công tác hậu kiểm, các ngành các cấp phối hợp chưa chặt chẽ, quyết liệt trong xử lý.
Đối với những đơn vị có dự án chậm triển khai, vi phạm luật đất đai đã xử lý vi phạm và có kết luận của thanh tra, Sở đã thực hiện công bố công khai các đơn vị này trên cổng thông tin điện tử của Sở và của Bộ Tài nguyên môi trường. Đây là căn cứ để xem xét giao đất chấp thuận dự án đối với các dự án tiếp theo. Vì thế, trong quá trình tham gia liên thông để cho ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án, Sở luôn kiểm tra thông tin này. Nếu các đơn vị có vi phạm chưa được khắc phục thì dứt khoát không được chấp thuận dự án mới.
Về việc gia hạn quy định các dự án, Giám đốc Sở TNMT cho biết, Sở gia hạn không nhiều dự án, việc xin gia hạn chủ yếu là thực hiện điều chỉnh quy hoạch sau đó điều chỉnh hướng đầu tư. Sở sẽ tổng hợp số liệu và gửi tới đại biểu.
Cũng theo Giám đốc Sở TNMT, Sở đã triển khai thanh kiểm tra 215 dự án. Đã có 64 dự án được khắc phục, 21 dự án kiến nghị thu hồi đất, xử lý phạt. 11 dự án vướng do đầu tư quy hoạch và GPMB, 89 dự án đang tiếp tục thanh tra. Ngoài ra, Sở đã thuê đơn vị tư vấn với 26 dự án, để xác định tiền phát sinh sau quy hoạch tạm thời để yêu cầu các chủ đầu tư nộp.
Việc triển khai dự án chưa có hệ thống rõ ràng
Tiếp tục đặt câu hỏi về công tác quản lý, triển khai dự án các đại biểu đặt câu hỏi với giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư (KH&ĐT). Trong đó đại biểu Đoàn Việt Cường (Mê Linh) đặt câu hỏi: qua báo cáo giám sát của HĐND TP tháng 5/2018 cho thấy trách nhiệm về quản lý đầu tư còn hạn chế, đề nghị đồng chí cho biết nguyên nhân, biện pháp khắc phục?
Đại biểu Vũ Ngọc Anh cũng nêu, tình hình thực hiện quy hoạch các điểm, bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn TP thời điểm tháng 6/2017 đã chỉ rõ: Có nhiều dự án đã có chủ trương đầu tư, nhiều dự án được TP giao cho nghiên cứu lập dự án đầu tư, tuy nhiên đến nay tiến độ triển khai các dự án rất chậm, và kết quả thực hiện cũng chậm so với kết quả giám sát của Ban. Điều này dẫn đến nhiều hộ dân thuộc phạm vi quy hoạch dự án không được thực hiện cải tạo điều chỉnh, sửa chữa nhà ở, nhiều khu đất trống, bỏ hoang, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người dân.
Đề nghị Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết nguyên nhân, trách nhiệm và kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện báo cáo giám sát của Ban Đô thị, cụ thể là với những dự án chậm triển khai, làm rõ đã thu hồi được bao nhiêu dự án vi phạm và tới đây tiếp tục thu hồi bao nhiêu dự án; đồng thời TP có giải pháp gì để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án này theo quy hoạch?...
Đại biểu Vũ Ngọc Anh chất vấn |
Trả lời câu hỏi của các đại biểu, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Giám đốc Sở KHĐT cho biết, việc triển khai thực hiện dự án trong thời gian qua, nhất là giai đoạn sau hợp nhất, TP phải thực hiện nhiều việc, nhất là rà soát lại quy hoạch, đã làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án.
Bên cạnh đó, sự thay đổi cơ chế chính sách, các quy định luật đầu tư, luật nhà ở, đã phân cấp về các đầu mối để quyết định các dự án… dẫn đến việc có nhiều đầu mối mà chưa được tập trung, công với cơ chế chính sách, và các TTHC phát sinh đã dẫn đến bất cập. Tiến độ bồi thường GPMB, do thay đổi chính sách giải phóng mặt bằng, đã làm chậm tiến độ thực hiện dự án.
Về giải pháp trong thời gian tới, ông Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, Sở sẽ thực hiện rà soát, phân tích, đánh giá từng dự án; đôn đốc hướng dẫn nhà đầu tư đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra, gắn trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quá trình theo dõi dự án. Ông Quyền cũng thừa nhận việc triển khai dự án chưa có hệ thống rõ ràng, xuyên suốt mà các cơ quan chỉ thực hiện nhiệm vụ riêng, do đó Sở cần tham mưu UBND TP đưa ra một quy trình thống nhất. Bên cạnh đó, Sở KHĐT cũng đang phối hợp với các sở ngành để xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu các dự án điện tử để theo dõi, đôn đốc tiến độ các dự án trên địa bàn TP.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Tin khác
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 20:49
Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 19:20
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:49
Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:10
Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 10:32
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 09:55
Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp
Chỉ đạo - Điều hành 18/12/2024 20:08
Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường
Chỉ đạo - Điều hành 17/12/2024 11:28
Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng
Chỉ đạo - Điều hành 16/12/2024 22:04