Hành trình trên chuyến tàu Yên Viên - Hạ Long
Nét xưa ở làng cổ ven đô Triều Khúc | |
Hạ Long: Thành phố hiện đại - điểm đến năng động | |
Tàu hỏa trật bánh ở Hà Nội, hơn 100 hành khách an toàn |
Chuyến tàu rời ga lúc 4 giờ 45 phút sáng, khi không khí còn đang đặc quánh trong bầu trời đêm, xung quanh nhà ga không có âm thanh nào khác ngoài tiếng lạch cạch của người thợ máy đang đi kiểm tra an toàn của các chi tiết máy dưới gầm các toa xe.
Các tiểu thương chuyển lên tàu những bao tải rau củ quả đã được chuẩn bị sẵn. |
Tiếp sau đó là 3 hồi còi báo hiệu tàu sắp chuyển bánh. Ánh sáng phát ra từ chiếc đèn pha trên đầu tàu soi rõ từng viên đá dưới chân đường ray. Nếu không ở gần đường ray, có lẽ không ai biết có chuyến tàu rời ga vào thời điểm ấy. Tuyến Yên Viên - Hạ Long dài hơn 160km chạy qua 15 ga trải qua 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh. Tàu chạy với tốc độ trung bình 25km/h, cao nhất cũng chỉ 40km/h.
Trên toa xe dành cho hành khách, có 2 dãy ghế gỗ như nhiều chuyến tàu chạy Bắc – Nam. Hôm nay, trên toa tàu chỉ có hai chị em bà Thân Thị Liên trở về Hạ Long sau hơn 1 tuần vào Hà Nội thăm con gái và các cháu. Những dãy ghế còn lại trống trơn khiến toa tàu như dài thêm trên hành trình của mình. Bên ngoài trời rả rích mưa, gió thổi ù ù xen lẫn tiếng xình xịch của đoàn tàu cứ vọng đều vào bên trong, kéo theo từng đợt mưa làm ướt cả một dãy ghế. Những ô cửa kính nhìn ra bên ngoài đã loang loáng nước, ánh đèn thức giấc của những ngôi nhà dọc hai bên đường trở thành những đốm sáng xanh vàng mờ nhòe. Bà Liên cho biết, dù phải dậy sớm để ra ga cho kịp giờ tàu chạy, nhưng bà đã gắn bó nhiều năm với chuyến tàu, nó thuận tiện cho việc đi lại, đồng thời cũng trở thành thói quen di chuyển mỗi lần có việc vào Hà Nội.
Anh Trung, nhân viên kỹ thuật máy tranh thủ kiểm tra lại các thiết bị trên tàu, công việc này gắn bó với anh từ khi bắt đầu đi làm. Như một thói quen, anh đi dọc từ đầu tới cuối, đóng các cửa kính còn đang mở trên toa hành khách. Đây cũng là toa hành khách duy nhất của cả đoàn tàu, 2 toa còn lại dùng để chở hàng hóa. Hoạt động từ những năm 50 của thế kỷ trước, do hiệu quả kinh doanh vận tải không cao nên không có nhiều kinh phí để sửa chữa thường xuyên hay đóng mới. Vì thế mà tất cả các thiết bị trên tàu đều khiến người ta nhớ lại đoàn tàu của thời bao cấp. Những chiếc quạt trên trần được sơn lại một lớp màu xanh dương, không đủ để che đi cái sần sùi của gỉ sét nhiều năm. Hệ thống đèn chiếu sáng dùng điện chiều 24V, tất cả những vật dụng trên tàu đều chỉ nhìn thấy mờ mờ, đo đỏ qua thứ ánh sáng này.
Trời dần sáng rõ, các toa chở hàng có cửa khá rộng luôn để mở, chỉ giăng dây xích để đảm bảo an toàn cho người trên tàu. Qua ô cửa lớn này, có thể nhìn thấy rõ những dãy đồi, những cánh đồng trôi dần về phía sau. Một chiếc bàn kê ở giữa làm chỗ ngồi uống nước cho các nhân viên trên tàu, và cho cả hành khách khi có nhu cầu. Ngồi ở đây có thể nghe tiếng gió vù vù, đôi khi là những ngọn tre rủ xuống chạm vào thành tàu nghe rẹt rẹt.
Trưởng tàu Nguyễn Hữu Ninh cho biết: Để chuẩn bị cho mỗi chuyến đi, các nhân viên trên tàu phải thức dậy từ 3 giờ sáng. Mặc dù công việc khá vất vả, nhưng cùng làm việc trên đoàn tàu từ nhiều năm nay, mọi người dường như đã rất quen và gắn bó với nhau như anh em ruột thịt, giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn. Đối với chúng tôi, đây chính là ngôi nhà thứ 2 của mình. Cùng với đó, việc mang lại sự thuận lợi trong đi lại đối với người dân buôn bán và các tiểu thương khiến chúng tôi rất vui mà quên đi mệt nhọc.
Đoàn tàu lần lượt đi qua 4 ga Từ Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, dừng ở ga Phố Tráng (Bắc Giang) thêm một số hành khách bước lên, đây là nhóm bạn đồng ngũ, tóc đã chuyển bạc gần hết. Họ không ngồi ở toa hành khách mà vui vẻ ngồi bàn uống trà với Trưởng tàu Nguyễn Hữu Ninh và 4 nhân viên của đoàn tàu. Những câu chuyện, tiếng cười của hành khách và nhân viên đường sắt cứ trao đi đổi lại như những người thân lâu ngày gặp lại. Xen lẫn trong đó là tiếng máy, tiếng bánh xe rít lên từng hồi mỗi lần lăn qua đoạn giáp nối của các thanh ray, thi thoảng còn có thêm tiếng còi từ đầu máy vọng lại. Anh Ninh chia sẻ: “Trên chuyến tàu này, ngoài các tiểu thương đi chợ mỗi ngày mà chúng tôi đã quen thuộc, một số hành khách thì hàng tuần, có khi cả tháng gặp lại một lần. Lâu lâu mới gặp được cả nhóm gần chục người cùng lên tàu thế này, có thêm người trò chuyện làm mình cũng quên đi quãng đường trước mắt”.
Toa tàu chở đầy hàng hóa. |
Tàu đến ga Lan Mẫu, các tiểu thương vội vã chuyển lên tàu những bao tải nào rau củ quả, nào những lồng gà, lồng vịt đã được chuẩn bị sẵn dọc 2 bên đường ray hoặc sân ga. Những người đi tàu ở đây đã rất quen thuộc với giờ tàu đến, tàu đi. Chị Nguyễn Thị Nở, một tiểu thương chuyên buôn rau thơm, hành tỏi từ ga Lan Mẫu ra ga Hạ Long cho biết, nhà chị gần ga nên việc đi lại, vận chuyển hàng hóa rất thuận tiện, không phải di chuyển nhiều. Hơn thế nữa, trước đây chị là công nhân đội than cho đầu máy hơi nước, từ khi thay thế bằng các đầu máy chạy dầu, những người công nhân vận chuyển than như chị đều phải nghỉ. Chuyến tàu vừa là phương tiện để chị mang hàng hóa đi bán, vừa như cho chị sống lại cái thời còn làm công nhân đường sắt, giờ đây đã trở thành kỷ niệm. Hôm nào mà ốm hay mệt, phải nghỉ ở nhà thì lại thấy nhớ tiếng xình xịch của đoàn tàu, nhớ cả những người bạn đồng hành mỗi ngày.
Trên hành trình của mình, trừ ga đầu là Yên Viên và ga cuối là Hạ Long, mỗi lần tàu dừng lại thường chỉ 5 phút mà mọi thứ hàng hóa đều được chuyển lên toa xe một cách gọn gàng. Mỗi lần dừng như vậy, các nhân viên trên tàu cũng hối hả phụ giúp các tiểu thương chuyển hàng hóa lên cho kịp giờ. Cứ như thế, lúc tàu đến ga Hạ Long thì đồng hồ cũng chỉ 11 giờ 30, phiên chợ sẽ bắt đầu từ thời điểm đó, mọi việc mua bán, trao đổi ở chợ cũng chỉ diễn ra đến 13 giờ 30 là kết thúc.
Trên hành trình trở về là lúc các tiểu thương lấy sổ sách ngồi tính toán lỗ lãi cho buổi chợ của mình trong lúc tranh thủ ăn bữa trưa vội vã bằng chiếc bánh mì hay bánh bao cho qua bữa. Chị Nở vừa cầm ổ bánh mì vừa tính toán lại tiền hàng trên cuốn sổ đã cũ. Hôm nay, chị bán không hết hàng, còn một ít mang về ăn nốt chứ không để bán cho ngày mai được. Một số người tranh thủ chợp mắt trên những chiếc võng đã treo sẵn ở gần các ô cửa sổ.
Cứ như thế, mỗi ngày một chuyến tàu đi qua là một chuyến buôn của các tiểu thương. Họ gắn bó với chuyến tàu một phần vì giá cước vận chuyển khá rẻ, phần nữa vì nó an toàn, mặc dù di chuyển hơi chậm nhưng đúng giờ giấc. Với nhiều người, chuyến tàu lại như người bạn đồng hành suốt nhiều năm qua.
Cao Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhiều điểm sáng trong hoạt động Công đoàn quận Bắc Từ Liêm
Khi GenZ biến livestream bán hàng thành nghệ thuật giải trí
Nâng cao công tác phối hợp chăm lo tốt đời sống đoàn viên, người lao động
Tránh lợi ích nhóm, cục bộ trong xây dựng, ban hành quy chuẩn Việt Nam
Cựu Phó trưởng phòng Vietcombank Nghệ An lừa đảo hàng chục tỷ đồng
Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Tin khác
Thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế năm 2025
Chỉ đạo - Điều hành 08/01/2025 18:23
Thị trường đào quất Tết trầm lắng dù nhu cầu vẫn cao
Nhịp sống Thủ đô 08/01/2025 17:26
Mặt trận các cấp tiếp tục phát huy và làm tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội
Thủ đô 08/01/2025 16:03
Hà Nội sẵn sàng tâm thế cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên mới
Chỉ đạo - Điều hành 08/01/2025 13:23
Hà Nội thành lập, đặt tên 20 thôn, tổ dân phố mới
Chỉ đạo - Điều hành 08/01/2025 11:05
Tiếp tục đóng góp trí tuệ, kinh nghiệm vào sự nghiệp phát triển Thủ đô
Nhịp sống Thủ đô 07/01/2025 15:45
Ngành Nội vụ tập trung cao độ tham mưu sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế
Chỉ đạo - Điều hành 07/01/2025 15:42
Tập huấn cho 100% đối tượng thực thi Luật Thủ đô 2024
Chỉ đạo - Điều hành 07/01/2025 15:21
Hà Nội: Sẵn sàng hàng hóa phục vụ người dân dịp Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 07/01/2025 14:53
Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đã giải ngân 12,1% kế hoạch vốn
Dự án đường Vành đai 4 07/01/2025 12:22