Hành trình những giọt máu nghĩa tình
Thực trạng khan hiếm máu
Ở hầu hết các bệnh viện, tình trạng khan hiếm máu diễn ra phổ biến. Theo báo cáo của Khoa Lưu trữ - Phân phối máu (Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương), từ đầu tháng 6.2016 đến nay, tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, tổng lượng máu tiếp nhận giảm hơn 40% mức trung bình, trong khi nhu cầu bệnh nhân không giảm.
Theo ông Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương - hiện, tổng lượng máu dự trữ của Viện chỉ còn khoảng 5.000 đơn vị máu, chỉ đủ sử dụng trong khoảng một tuần. Trong đó, nhóm máu A chỉ còn 230 đơn vị, dưới ngưỡng an toàn hơn 7 lần và lượng máu đó cũng chỉ đủ dùng trong một ngày, đồng thời, nhóm máu 0 cũng có xu hướng giảm mạnh.
Ngân hàng máu vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của người bệnh. |
Còn với Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi năm, bệnh viện này sử dụng hết khoảng 5,6 triệu ml máu. Bình thường, nguồn máu này được cung cấp từ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương. Tuy nhiên, với nhu cầu về máu phục vụ điều trị gia tăng từng ngày, ngân hàng máu lớn nhất của của cả nước cũng đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Khan hiếm máu trở thành nỗi lo chung của cả người bệnh và đội ngũ thầy thuốc cũng như các cán bộ Khoa Truyền máu.
Việc không đủ máu cung cấp đã ảnh hưởng lớn tới việc khám, chữa bệnh, làm gián đoạn quá trình điều trị của bệnh nhi, đặc biệt là các trường hợp mắc bệnh thiếu máu huyết tán bẩm sinh, bởi khi mắc bệnh này các bé liên tục bị thiếu máu. Không được truyền đủ hồng cầu, bệnh nhi không chỉ mệt mỏi, quằn quại, mà tính mạng còn luôn đứng giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết.
Theo thông tin từ Khoa Truyền máu (Bệnh viện Nhi Trung ương), bệnh viện đã tổ chức gần 200 đợt đi lấy máu tại các huyện ngoại thành của Hà Nội, nhưng với lượng máu thu về khoảng 1.000 đơn vị, thì cũng chỉ dùng được trong khoảng 1 tháng, gần như liên tục thiếu máu. Mùa hè thường là giai đoạn mà tình trạng thiếu máu lên cao điểm do thời tiết nắng nóng, người dân ngại ra khỏi nhà để đến các điểm hiến máu hay khu vực máu lưu động. Mùa hè cũng là thời gian nghỉ của sinh viên - lực lượng hiến máu chính, nên càng khó khăn hơn.
Sự hy sinh thầm lặng
Chị Nguyễn Thị Lan - kỹ thuật viên trưởng Khoa Truyền máu (Bệnh viện Nhi Trung ương) - cho biết: “Để có những bịch máu sạch đến với từng bệnh nhi, các kỹ thuật viên phải thực hiện rất nhiều công đoạn: Lấy máu, sàng lọc, phân tách, bảo quản, lưu trữ và đưa đến từng khoa, phòng. Tất cả đều đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh”.
Thực tế cho thấy, để có tiểu cầu và huyết tương tươi, các kỹ thuật viên bắt buộc phải làm chế phẩm ngay khi máu về: Đưa máu vào máy ly tâm lạnh, quay tách, làm huyết tương, làm tiểu cầu… Do yêu cầu công việc phải bảo đảm vừa nhanh, vừa chuẩn xác, khi khối lượng công việc lớn, các kỹ thuật viên thường phải bám trụ tại khoa liền trong 2-3 ngày. Vất vả là vậy, nhưng các anh chị kỹ thuật viên không hề chán nản. “Với tình trạng máu khan hiếm như hiện nay, được vất vả là một niềm vui. Chỉ mong sao các cháu bệnh nhân luôn có đủ máu dùng để việc điều trị không bị gián đoạn” - chị Lan tâm sự.
Để có đủ nguồn máu cung cấp cho bệnh nhi, các cán bộ kỹ thuật Khoa Truyền máu luôn chủ động tự liên hệ, vận động nguồn máu thông qua các chương trình tình nguyện. Do tính chất công việc bận rộn, những buổi lấy máu thường chỉ được tổ chức vào 2 ngày cuối tuần, nên đồng nghĩa với việc các cán bộ của khoa ngoài thời gian làm việc tại bệnh viện, còn tạm thời gạt những giây phút nghỉ ngơi quý giá bên gia đình trong những ngày nghỉ để thực hiện trách nhiệm với người bệnh.
Trong bối cảnh khan hiến máu như hiện nay, hành trình nghĩa tình của những giọt máu lại càng trở nên ý nghĩa. Đằng sau những cuộc chiến giành giật sự sống của những bệnh nhân cần máu đang phải điều trị tại nhiều bệnh viện, thì luôn có phần đóng góp thầm lặng nhưng tràn đầy tâm huyết của các kỹ thuật viên xét nghiệm - những người đứng ở vị trí khuất bóng, nơi mà hào quang thành công hiếm khi rọi tới.
Lê Đinh Mai
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31