Hành động để chấm dứt bạo lực tình dục đối với phụ nữ
Bạo lực gia đình: Tồn tại nhưng khó xử lý | |
Bạo lực gia đình khiến cuộc đời tôi tăm tối |
Đến dự có Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm; bà Ritsu Nacken, Quyền Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế, các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam, các đại sứ quán, tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, các chuyên gia giới, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ do Tổng cục Thống kê và Liên Hợp Quốc tại Việt Nam công bố trong năm 2010, cho thấy 58% phụ nữ từng kết hôn đã trải qua ít nhất một hình thức bạo lực (thể chất , tinh thần hoặc tình dục) tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ. Khoảng 50% các nạn nhân đã không nói với bất cứ ai về các hình thức bạo lực mà họ phải chịu đựng, và 87% không tìm kiếm sự giúp đỡ từ các dịch vụ công cộng.
Mặc dù chưa có các số liệu thống kê quốc gia về bạo lực tình dục, tuy nhiên dữ liệu từ các nghiên cứu quy mô nhỏ cho thấy, 87% phụ nữ và trẻ em gái đã bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng; gần 30% gái mại dâm cho biết, họ đã từng là nạn nhân của bạo lực tình dục; 10% phụ nữ có chồng đã từng bị chồng tấn công tình dục…Ngoài ra, ước tính có tới 30 triệu trẻ em gái dưới 15 tuổi vẫn có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi hủ tục cắt bỏ cơ quan sinh dục và hơn 130 triệu trẻ em gái và phụ nữ đã từng trải qua hủ tục này trên toàn thế giới; hơn 700 triệu phụ nữ còn sống đã kết hôn khi còn nhỏ; 250 triệu người trong số đó đã kết hôn trước tuổi 15. Những cô gái kết hôn trước tuổi 18 ít có khả năng để hoàn thành việc học tập của mình và đồng thời có nhiều nguy cơ bị bạo lực gia đình và những biến chứng khi sinh con…
Ảnh minh họa |
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm, trong tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế, Việt Nam luôn chú trọng thực thi các giải pháp nhằm đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Việc bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền của phụ nữ và thực thi bình đẳng giới đã được khẳng định trong Hiến pháp, hệ thống pháp luật của Việt Nam. Khoảng cách về giới trong tiếp cận giáo dục hầu như không còn trong tất cả các bậc học. Phụ nữ Việt Nam hiện chiếm 48,4% lực lượng lao động, 24% số đại biểu Quốc hội và 25% số chủ doanh nghiệp… Theo khảo sát đầu năm 2015 của Tập đoàn Tài chính quốc tế Master Card, Việt Nam đạt 66/100 điểm về chỉ số tiến bộ phụ nữ và xếp thứ 5/16 quốc gia được khảo sát tại khu vực châu Á Thái Bình Dương - đây là chỉ số đánh giá vị trí kinh tế - xã hội của phụ nữ với ba tiêu chí là việc làm, trình độ học vấn và khả năng lãnh đạo.
Mặc dù vậy, tình trạng bạo lực, đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, hiện vẫn còn khá phổ biến, diễn ra trong mọi xã hội, không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới. Đây được coi là một trong các vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất, có hệ thống và phổ biến trên thế giới. Đó là mối đe dọa cho tất cả phụ nữ và là một trở ngại cho những nỗ lực để thúc đẩy phát triển, gìn giữ hòa bình và bình đẳng trong mọi xã hội.
Tại hội nghị, các đại biểu trong nước và quốc tế đã có cơ hội thảo luận về nguyên nhân, hậu quả, những khó khăn, thách thức trong việc ứng phó với nạn bạo lực tình dục tại Việt Nam. Đồng thời, nêu bật những khoảng trống trong việc ngăn ngừa và ứng phó; đưa ra những khuyến nghị và giải pháp phù hợp để góp phần thực hiện thành công chiến lược quốc gia về bình đẳng giới 2011 - 2020.
Hà Giang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31