Hai định hướng nổi bật trong chính sách tiền lương

(LĐTĐ) Những năm gần đây, chính sách tiền lương ở nước ta đang từng bước được điều chỉnh, mang tính thị trường và hội nhập nhiều hơn, với hai định hướng nổi bật: Kịp thời điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng, lương cơ sở và trợ cấp hưu trí, nâng cao dần thu nhập thực tế, cải thiện điều kiện và chất lượng sống của người lao động; từng bước đổi mới cơ chế trả lương gắn với vị trí việc làm và hiệu quả công việc.
hai dinh huong noi bat trong chinh sach tien luong Nâng cao nhận thức về chính sách tiền lương
hai dinh huong noi bat trong chinh sach tien luong Tiền lương phải thực sự đáp ứng cuộc sống

Thứ nhất, kịp thời điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng, lương cơ sở và trợ cấp hưu trí, nâng cao dần thu nhập thực tế, cải thiện điều kiện và chất lượng sống của người lao động. Với tinh thần trên, Chính phủ đã liên tục 14 lần điều chỉnh lương tối thiểu trong vòng 25 năm qua. Đặc biệt, ngoài Nghị định 141/2017/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 7/12/2017 về quy định mức lương tối thiểu vùng, hiện Bộ Nội vụ đang xây dựng dự thảo Nghị định mới trình Chính phủ ban hành về quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, theo đó mức lương cơ sở sẽ được tăng lên thành 1,39 triệu đồng kể từ ngày 1/7/2018.

Đồng thời, Bộ Nội vụ đang xây dựng một dự thảo Nghị định mới trình Chính phủ ban hành, theo đó, từ ngày 1/7/2018, sẽ tăng thêm 6,92% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6/2018 đối với 8 nhóm đối tượng, trong đó có án bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng…

hai dinh huong noi bat trong chinh sach tien luong
Từng bước đổi mới cơ chế trả lương gắn với vị trí việc làm và hiệu quả công việc.

Thứ hai, từng bước đổi mới cơ chế trả lương gắn với vị trí việc làm và hiệu quả công việc. Tinh thần này được thể hiện khá sâu đậm trong dự thảo Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), lực lượng vũ trang (LLVT) và (NLĐ) trong các doanh nghiệp (DN) đang được Bộ Nội vụ hoàn thiện và trình Hội nghị Trung ương 7 khóa XII (tổ chức vào tháng 5/2018) xem xét, thông qua.

Định hướng chủ đạo của Đề án cải cách chính sách tiền lương này là thiết kế lại toàn bộ hệ thống bảng lương, các chế độ phụ cấp cho CBCCVC, LLVT hưởng lương khu vực công (từ Tổng Bí thư đến cán bộ cấp xã) và tạo cơ chế phân cấp phân quyền mới, theo đó, thủ trưởng đơn vị được trao quyền tuyển và trả lương xứng đáng cho người có năng lực vào bộ máy quản lý; các địa phương có quyền tự chủ, tự quyết định tiền lương cao hơn khi tự cân đối được ngân sách Nhà nước, tự đảm bảo được nguồn cải cách tiền lương trong một giai đoạn ổn định ngân sách…

Theo đó, dự thảo Đề án xây dựng hai bảng lương, một bảng lương dành cho các chức danh vị trí việc làm, một bảng lương dành cho cán bộ làm công việc thuần tuý về chuyên môn, khắc phục được bất cập khi trả lương theo bằng cấp; định hướng chi trả thu nhập của cán bộ, công chức theo thông lệ quốc tế với tỷ trọng lương chiếm không quá 70% thu nhập; phụ cấp không được quá 30% thu nhập.

Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có quyền chi khoản 10% quỹ tiền thưởng (trong lương) chi trả thêm cho lao động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có quỹ lương để tuyển dụng nhân tài; bãi bỏ cách tính lương theo hệ số, thay vào đó là quy định về số tuyệt đối trong thang, bảng lương; xác định mức lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất và được luật hoá. Ngoài ra, dự thảo quy định thêm mức lương tối thiểu giờ; bãi bỏ sự can thiệp của Nhà nước vào thang, bảng lương của doanh nghiệp, tiến tới liên thông giữa tiền lương khu vực công và tư.

Với những định hướng và mục tiêu được dự thảo trong Đề án, có thể nói, Việt Nam sắp có những thay đổi quan trọng và có ý nghĩa toàn diện, lâu dài đối về chính sách tiền lương trong thời gian tới. Chính sách tiền lương luôn là một vấn đề rất phức tạp, nhạy cảm, liên quan không chỉ tới đời sống người hưởng lương, mà còn đến các vấn đề phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội, bảo hiểm, tuổi hưu, nguồn NSNN.

Về nguyên tắc, tiền lương lao động phải được tính đúng, tính đủ, gắn với chi phí và năng suất lao động xã hội; phù hợp yêu cầu và đặc điểm vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh, chất lượng, hiệu quả thực thi công việc; bảo đảm công bằng xã hội và bảo đảm cho người hưởng lương sống chủ yếu bằng lương, tạo động lực khuyến khích người lao động làm việc với lương tâm, trách nhiệm và hiệu quả cao, góp phần chống tiêu cực, tham nhũng…

Hơn nữa, hệ thống thang, bảng lương, mức lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức khi chuyển mạnh sang trả lương theo vị trí việc làm, gắn với chức danh và tiêu chuẩn rõ ràng sẽ cho phép từng bước khắc phục tính cứng nhắc, phức tạp, trả lương bình quân theo số người và thâm niên, khiến biên chế ngày càng tăng và khó kiểm soát, áp lực tăng chi ngân sách nhà nướ ngày càng lớn...

Một chính sách lương đúng là mức lương NLĐ nhận được phải thực sự tôn trọng năng lực và nỗ lực, kết quả làm việc thực tế của người hưởng lương, giảm thiểu tình trạng cào bằng lương hoặc tăng lương nhờ vào quan hệ hay những lắt léo, may rủi chủ quan trong thực tế quản lý nhà nước.

Đồng thời, chính sách tiền lương phải tạo động lực và phù hợp với mức tăng năng suất lao động xã hội và nâng cao chất lượng dịch vụ công, phát triển kinh tế, góp phần tinh giảm mạnh biên chế hiện nay (theo tinh thần Hội nghị TW 6 khóa XII, cả nước phấn đầu đến năm 2020 giảm 10%, 2021 - 2025 giảm 10% và 2026 - 2030 giảm 10%); làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước hiện đại, chuyên nghiệp; thu hút và giữ chân nhân tài; bảo đảm công bằng về tiền lương, thu nhập giữa các khu vực; chống tiêu cực, tham nhũng quyền lực; hướng tới thống nhất chỉ có một mức lương cơ sở quốc gia chung cho mọi người lao động hưởng lương; giảm tối đa viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước; giảm chi thường xuyên và tăng mạnh ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển; tách dần tổng quỹ lương từ ngân sách nhà nước và Quỹ Bảo hiểm xã hội, nguồn chi trả chính sách ưu đãi người có công, trợ giúp xã hội theo một cơ chế tạo nguồn và chi trả tương đối độc lập với nhau, với lộ trình hợp lý, giảm thiểu gây sốc và tác động mạnh tiêu cực đến sự ổn định và đồng thuận xã hội vĩ mô.

Cải cách tiền lương còn tùy thuộc quan trọng vào thực tế các nguồn lực, trong đó có ngân sách nhà nước, vào quy mô bộ máy quản lý và đội ngũ người hưởng lương, đặc biệt là tùy thuộc vào kết quả thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, cũng như đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ và đẩy mạnh xã hội hóa cung cấp dịch vụ công, đáp ứng hài hòa các mục tiêu phát triển bền vững, phù hợp thực tế sức chịu đựng nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân...

TS.Nguyễn Minh Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

(LĐTĐ) Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang xét xử sơ thẩm "đại án" Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ, cựu lãnh đạo Bộ Công Thương cùng một số cán bộ ngân hàng. Vụ án đang tiếp tục phần xét hỏi, dự kiến kết thúc vào ngày 5/12/2024 và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong đó có vấn đề trách nhiệm của các ngân hàng liên quan.
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.

Tin khác

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

(LĐTĐ) Chiều nay (21/11), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

(LĐTĐ) Từ năm 2019 đến tháng 10/2024, tỉnh Hưng Yên thu hút được 222 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2.394 triệu USD. Trong đó, đến hết tháng 10/2024, tổng số dự án còn liệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.320 dự án (gồm 1.728 dự án trong nước, 592 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 345.323 tỷ đồng và 7,73 tỷ USD).
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica từ ngày 19 - 21/11. Sáng ngày 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chiều 20/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đang thăm chính thức Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt.
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

(LĐTĐ) Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội là danh hiệu tặng thưởng cho các cá nhân người nước ngoài có đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô hoặc mở rộng, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của Thủ đô vì mục tiêu hòa bình, tiến bộ xã hội...
Xem thêm
Phiên bản di động