Hà Nội cam kết tạo môi trường đầu tư hấp dẫn
Hà Nội quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư | |
Tiếp tục tạo môi trường đầu tư thông thoáng |
Tập trung vào chất lượng thay vì số lượng
Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: Mục tiêu của Hà Nội trong 5 năm tới sẽ trở thành 1 trong 10 địa phương có chỉ số năng lực cạnh tranh cao nhất cả nước; đồng thời, đảm bảo mức tăng trưởng kinh tế trên địa bàn (GRDP) từ 8,5-9,0%/năm.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký kết biên bản ghi nhớ với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. |
Để đạt được những mục tiêu trên, Chủ tịch TP. Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh: Hà Nội định hướng phát triển đồng bộ hạ tầng gắn với văn minh đô thị. Trong đó, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khung đáp ứng yêu cầu phát triển tạo diện mạo đô thị hiện đại, văn minh.
Đầu tư trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ để thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Đầu tư trong các ngành, lĩnh vực để nâng cao chất lượng dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp, hướng tới dịch vụ chất lượng cao theo tiêu chuẩn của khu vực ASEAN và quốc tế. Bên cạnh đó, Thành phố đặc biệt coi trọng và kêu gọi đầu tư xã hội hóa theo nhiều hình thức.
Hà Nội cam kết bảo đảm kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững, chú trọng đến an sinh xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường. Đảm bảo sự công bằng, nhanh chóng, thuận lợi trong tiếp cận dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, trong đó tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo động lực quan trọng để thúc đẩy thu hút nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển và hiện thực hóa các cơ hội trong hội nhập quốc tế. Xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch; nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Khuyến khích nỗ lực tự thân vận động của các doanh nghiệp theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển các sản phẩm công nghệ cao, chất lượng cao để sẵn sàng hội nhập và phát triển. Đồng thời đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ… Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải |
Cũng theo Chủ tịch TP Nguyễn Đức Chung, quan điểm về thu hút đầu tư nước ngoài của Thành phố là đổi mới chính sách thu hút đầu tư theo hướng tập trung vào chất lượng thay vì số lượng.
Kêu gọi các dự án có quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, công nghệ thông tin, công nghệ cao, công nghệ sinh học; phát triển kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển, dịch vụ hiện đại…
Tại hội nghị, Thành phố đưa ra danh mục 52 các dự án dự kiến kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công - tư) giai đoạn 2016 -2020 đợt 1, (trong đó chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật khung, y tế, khu công nghệ cao...) với tổng mức đầu tư dự kiến 338,725 ngàn tỉ đồng (tương đương khoảng 16 tỉ USD).
Đồng thời, Thành phố cũng đưa ra 43 dự án kêu gọi xã hội hóa đầu tư với tổng mức đầu tư dự kiến là 372,25 ngàn tỉ đồng. Theo đó, lĩnh vực công nghiệp thương mại dịch vụ 15 dự án - tổng mức đầu tư 15,15 ngàn tỉ đồng; lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật 5 dự án (các bãi đỗ xe) - tổng mức đầu tư 3 ngàn tỉ đồng; lĩnh vực hạ tầng xã hội 11 dự án- tổng mức đầu tư 36,8 ngàn tỉ đồng; lĩnh vực nhà ở 10 dự án - tổng mức đầu tư khoảng 317 ngàn tỉ đồng…
Chú trọng an sinh xã hội
Trong khuôn khổ Hội nghị “Hà Nội 2016 - Hợp tác Đầu tư và Phát triển", UBND TP.Hà Nội đã tổ chức ký kết các biên bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND TP.Hà Nội với các tổ chức, tập đoàn, nhà đầu tư và công bố các chương trình an sinh xã hội.
Cụ thể, UBND TP.Hà Nội ký Biên bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội của TP Hà Nội với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Theo Quy chế phối hợp, hai bên sẽ đẩy mạnh phối hợp chặt chẽ, trao đổi thông tin kịp thời để thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tại Hà Nội. UBND TP.Hà Nội và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã ký kết biên bản ghi nhớ về hỗ trợ doanh nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, chính sách về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quan hệ tín dụng giữa tổ chức tín dụng và doanh nghiệp…
Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư về việc phối hợp đẩy mạnh phát triển viễn thông, ứng dụng CNTT với Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel). Tập đoàn Viettel sẽ triển khai hạ tầng viễn thông hiện đại trên toàn bộ địa bàn Thành phố Hà Nội; triển khai các chính sách hỗ trợ các hộ nghèo của thành phố Hà Nội được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ truyền hình theo lộ trình Đề án Số hóa truyền hình và các dịch vụ về viễn thông và CNTT.
Thành phố cũng tiến hành ký thoả thuận hợp tác chiến lược về viễn thông và CNTT với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020; ký kết với Tập đoàn Viettel, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng Công ty Viễn thông Mobifone, Tổng Công ty Điện lực TP.Hà Nội về đầu tư hạ ngầm hệ thống đường dây điện lực trung, hạ áp tại các tuyến phố trên địa bàn TP.Hà Nội…
Bên cạnh đó, UBND TP.Hà Nội cũng ký với Tập đoàn Vingroup biên bản ghi nhớ hợp tác về nghiên cứu phát triển vùng trồng rau sạch và chuỗi cung cấp rau sạch cho người dân TP. Trong đó, UBND Thành phố sẽ cung cấp cho Vingroup các thông tin cần thiết về cơ hội đầu tư vào thành phố Hà Nội về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Đặc biệt, UBND TP.Hà Nội ký Biên bản Ghi nhớ hợp tác triển khai các chương trình an sinh xã hội trong các lĩnh vực: Cây xanh, môi trường, y tế ứng dụng công nghệ cao, giáo dục, nước sạch nông thôn, hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận thông tin, an toàn thực phẩm và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Chương trình hỗ trợ lĩnh vực giáo dục.
Trần Vũ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 01/11/2024 21:41
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong
Sự kiện 01/11/2024 21:39
Huy động 256.250 tỷ đồng để đầu tư phát triển văn hóa
Sự kiện 01/11/2024 17:28
Đại biểu đề nghị quy định về phòng cháy tại nhà chung cư cao tầng
Sự kiện 01/11/2024 13:57
Đảm bảo sự ổn định, vững chắc của hệ thống y tế
Sự kiện 31/10/2024 20:34
Đề nghị nâng mức hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên
Sự kiện 31/10/2024 18:55
Gỡ vướng về đấu thầu để đẩy nhanh tiến độ mua sắm thuốc, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh
Sự kiện 31/10/2024 13:27
TP.HCM: Dự kiến thu gần 33.000 tỷ đồng từ tiền sử dụng đất
Sự kiện 31/10/2024 08:53
Tạo khung pháp lý chung để quản lý hoạt động của tàu bay không người lái
Sự kiện 30/10/2024 22:44
Tổ chức chính quyền đô thị Hải Phòng tinh gọn, hiệu quả
Sự kiện 30/10/2024 21:15