Hà Nội bố trí gần 54.000 tỷ đồng phát triển hạ tầng thoát nước đô thị
Luôn nâng cao chất lượng hoạt động | |
TPHCM: Cống nước đầu tiên xuyên quốc lộ hoàn thành bằng công nghệ kích ống |
Cụ thể, TP Hà Nội sẽ thực hiện 9 dự án (DA) thoát nước mưa, với tổng đầu tư XD dự kiến là 18.443 tỷ đồng. Trong đó, khu vực nội thành cũ (lưu vực sông Tô Lịch là 7.750ha), sẽ hoàn thành DA thoát nước nhằm cải thiện đầu tư môi trường Hà Nội- DA II trong năm 2016. Khu vực đô thị trung tâm mở rộng (Lưu vực tả sông Nhuệ: 9.790 ha), kinh phí 8.002 tỷ đồng.
Tại đây, xây dựng và cải tạo 03 trạm bơm thoát nước: Cổ Nhuế 12m3/s; Đồng Bông I: 8m3/s, Đồng Bông II: 9m3/s khu vực phía tây Hà Nội; XD các công rình đầu mỗi thoát nước mưa tại các tiểu khu vực: Nam Thăng Long (440ha). Cổ Nhuế (1.520ha), Mỹ Đình (1.360 ha), Mễ Trì (1.470 ha), Ba Xã (990 ha), Tả Thanh Oai (4.010 ha).
Tại khu vực quận Hà Đông sẽ XD trạm bơm Yên Nghĩa, đạt công suất 120m3/s, Cao Viên: 60 m3/s; các đập trên sông, kênh La Khê, Đông La theo quy hoạch Thủy lợi Hà Nội. DA thoát nước động lực phía Tây Nam quận Hà Đông (hợp đồng BT). Khu vực Long Biên- Gia Lâm: XD hệ thống thoát nước và trạm bơm cho tiểu khu vực Cầu Bây I (Gia Thượng), công suất 10m3/s; Cầu Bây II (Cự Khối): 55m3/s. XD hệ thống thoát nước cho các đô thị vệ tinh và đô thị sinh thái: Sóc Sơn, Phú Xuyên, Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phúc Thọ, Quốc Oai, Chương Mỹ và một số huyện, thị trấn, tổng vốn đầu tư XD ước 3.000 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại phiên họp. |
Về đầu tư XD các công trình thu gom và xử lý nước thải, tổng cộng có 10 DA, tổng mức đầu tư dự kiến 35.468 tỷ đồng. Trong đó, sẽ hoàn thành DA xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá, công suất 270.000 m3/ngày đêm (ngđ) và hệ thống thu gom nước thải (nguồn vốn ODA kết hợp vốn đối ứng trong nước), đã khởi công XD ngày 7/10/2016, tổng kinh phí 16.293 tỷ đồng. TP sẽ XD hệ thống thu gom nước thải (lưu vực S1) về Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở; XD hệ thống xử lý nước thải (lưu vực S3) và bổ cập nước sau xử lý sông Tô Lịch, bao gồm 2 hệ thống: Phú Đô, công suất 98.00 m3/ngày và mở rộng Hồ Tây, nâng công suất thêm 86.000 m3/ngày.
Tại lưu vực S4, XD hệ thống xử lý nước thải – Nhà máy Tây sông Nhuệ, công suất từ 58.000 m3 đến 89.000 m3/ngđ; Lưu vực S5 – Nhà máy Phú Thượng công suất: 15.000 m3 đến 21.000 m3/ngđ; Khu vực quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây. Tại quận Long Biên, Lưu vực LB1- Nhà máy Ngọc Thụy, công suất: 22.000 – 30.000 m3/ngđ; Lưu vực LB2- Nhà máy Phúc Đồng, công suất: 40.000 -50.000 m3/ngđ; Lưu vực LB3- Nhà máy An Lạc, công suất 39.000- 53.000 m3/ngđ.
Ngoài ra, TP tiếp tục đầu tư XD hệ thống xử lý nước thải tại 19 KCN trên địa bàn TP; Đầu tư XD 03 bãi đổ và xử lý bùn thải thoát nước theo quy hoạch chất thải rắn đã phê duyệt, ở Chương Dương (huyện Thường Tín), xã Phú Thị (Gia Lâm); khu vực Sơn Tây…
Hoạt động thoát nước, thải nước phải trả tiền
Tại phiên họp, đại diện Sở Xây dựng cũng đã báo cáo (dự thảo) trình UBND TP phê duyệt Quyết định về Quy định quản lý hoạt động thoát và xử lý nước thải trên địa bàn TP Hà Nội, gồm 4 Chương, 24 Điều.
Điểm mới của dự thảo quy định này là phạm vi được mở rộng áp dụng cho toàn bộ các hoạt động liên quan thoát nước và xử lý nước thải khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung , KCN, Cụm CN trên địa bàn TP; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hộ gia đình (Hộ thoát nước) có hoạt động liên quan đến thoát nuốc và xử lý nước thải trên địa bàn TP.
Quyết định cũng quy định đầu nối về hệ thống thoát nuốc (tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đối tượng bắt buộc đấu nối hoặc miễn trừ đấu nối; vị trí, cao độ điểm đấu nối, thời điểm, chất lượng, khối lượng xả thải vào điểm đấu nối; kinh phí đấu nỗi và chính sách hỗ trợ… Đặc biệt, các hoạt động thoát và xử lý nước thải, tới đây sẽ tính Giá dịch vụ thoát nước (thay cho phí thoát nước hiện nay- được xác định trên cơ sở chi phí phí dịch vụ thoát nước), làm căn cứ xác định giá trị hợp đồng quản lý, vận hành ký kết giữa đơn vị thoát nước và chủ sở hữu hệ thống thoát nước.
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, quy định này sẽ là cơ sở khoa học, xác định mức độ ô nhiễm môi trường từ nước thải ở khu dân cư (nội thành, đô thị nông thôn) cũng như các khu, cụm CN. Trên cơ sở đó, hộ gia đình cũng như chủ các cơ sở hoạt động thoát và xử lý nước thải, có trách nhiệm chia sẻ chi phí nhằm bảo vệ môi trường chung trong cộng đồng…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17