GS Ngô Bảo Châu và những chia sẻ về giáo dục đầu năm mới
Thưa giáo sư, nhìn lại một năm qua, ông đánh giá đâu là những điểm sáng của giáo dục Việt Nam?
Tôi nghĩ trong chủ trương chung về cải cách căn bản toàn diện về giáo dục có nhiều bước làm, nhiều cải cách gây ra tranh luận trong xã hội. Về cơ bản, với tôi thấy có một số điều tiến bộ chẳng hạn như việc không chấm điểm thường xuyên thay bằng nhận xét ở bậc tiểu học,…
Một số cải cách tích cực từ chủ trương viết chương trình, SGK với có những hội đồng về thẩm định chương trình riêng, nhiều bộ sách giáo khoa.
Tất nhiên việc cải cách giáo dục nói chung là vô vùng khó. Chỉ trích thì dễ nhưng làm cụ thể thì khó.
59169
Nhưng một điểm mà cá nhân tôi và các bạn trong nhóm Đối thoại giáo dục hơi tiếc là trọng tâm cải cách giáo dục đáng ra giáo dục đại học là khâu yếu nhất lại không ai đả động gì đến. Rõ ràng đây mấu chốt cần phải giải quyết vì giáo dục đại học quyết định sự phát triển của đất nước bởi đào tạo con người cho xã hội.
Không có lí do gì xã hội VN hàng năm bỏ ra hàng tỷ USD cho con em đi học mà không xây được một trường đại học cho ra hồn. Để có trường ĐH “ra hồn” thì mất khoảng 1 tỷ USD nhưng mỗi năm cả xã hội mất mấy tỉ USD để gửi con em đi học. Tại sao hơn 80 triệu người mà chúng ta không dồn sức được để làm một trường ĐH cho “ra hồn”.
Cũng đã có một số đại học quốc tế được thành lập cũng tạo ra một số hy vọng nhưng hiện chưa có gì chứng tỏ những trường đó đạt được mong muốn ban đầu.
Phải chăng ở những nước phát triển, tư duy nhận thức của người dân về bằng cấp khác hơn, bớt nặng nề hơn Việt Nam chúng ta?
Tư duy của xã hội cũng là một phần. Nhưng bản chất phần giáo dục đại học mình còn yếu kém, cả về trình độ giáo viên, trình độ tổ chức, về kinh phí. Do vậy cần một sự nỗ lực vô cùng lớn.
Tôi không có ý định phê bình chỉ trích bất cứ ai nhưng thực trạng hiện nay là như vậy. Chính vì vậy tôi nghĩ chuyện bỏ quên giáo dục đại học, tập trung vào giáo dục phổ thông có lẽ là điểm cần xem lại.
Trong khi đó với người dân, họ quan tâm nhiều vào giáo dục phổ thông bởi có cảm giác là đến bậc ĐH họ hơi không còn đủ trình độ để đánh giá giáo dục ĐH nữa. Họ coi là con cái sau 18 tuổi thì chúng nó tự lo, chỉ biết bỏ tiền ra cho con đi học.
Nhà nào có khả năng tài chính cao hơn thì cho con đi du học nước ngoài là xong. Nó không có sự bức xúc gì về giáo dục ĐH, nhưng theo tôi về khách quan thì giáo dục ĐH có vô cùng nhiều vấn đề.
Nhưng có thể do việc cải cách giáo dục đại học hiện nay quá khó, thưa GS?
Cải cách có thể không nhất thiết phải làm ngay nhưng cần có quy trình suy nghĩ, tranh luận, đưa vấn đề ra để tạo sự đồng thuận trong xã hội, và biết đang làm cái gì.
Những cải cách không thể thực hiện đơn thuần chỉ bởi một ông Bộ trưởng có ý nghĩ phải làm thế này thế kia là xong mà phải có quá trình dân chủ để tạo sự đồng thuận xã hội, đồng thuận của các trường ĐH. Cùng chung tay vào việc mà ông Bộ trưởng định ra thì mới thành công được.
Bởi đó không phải chỉ là một quyết định hành chính. Bản thân Bộ GDĐT chưa chắc có thể bắt tất cả các trường, ra lệnh cho họ làm như thế này như thế kia được. Cần có quá trình thay đổi, tìm cái xấu, cái tốt và đưa biện pháp để tạo chuyển biến dần dần và mọi người đồng ý phải làm như thế. Vì làm cái gì cũng cần thấy rằng để đạt được lợi ích cũng cần có hy sinh và họ phải chấp thuận với sự hy sinh đó.
Thực ra không rầm rộ như giáo dục phổ thông nhưng thấy giáo dục ĐH cũng đã có những bước đi đổi mới nhất định như vừa qua ban hành Luật giáo dục ĐH, rồi giao sự tự chủ cho các trường ĐH, tự chủ tuyển sinh sắp tới,… GS cho rằng giáo dục ĐH vẫn đang bị “bỏ quên”, vậy ông kỳ vọng điều gì hơn?
Thực sự tôi nghĩ trường đại học cần sự ủng hộ mạnh hơn của xã hội.
Ngay như ở việc tự chủ, về nguyên tắc của việc cho các trường tự chủ là tốt, và có lẽ đó là chìa khóa cho thành công tương lai. Nhưng tự chủ mà đồng nghĩa với việc nhà nước không ủng hộ ngân sách thì trường có thể sẽ chết. Tự chủ mà giảm ngân sách, không cho tăng học phí thì các trường làm sao sống được. Còn tăng học phí lại tạo bất bình trong dân nên cảm giác rất khó. Hi vọng xã hội ủng hộ hơn giáo dục đại học, phải hiểu đó là cái quyết định tương lai của đất nước.
Như ở nước ngoài, tác động của xã hội đến giáo dục là rất lớn nhưng cảm tưởng ở Việt Nam hình như đang đi ngược lại, giáo dục đang tác động đến xã hội. Cứ cái gì có vấn đề bất cập trong xã hội thì lại đổ tại do giáo dục đang có vấn đề. GS nghĩ như thế có công bằng?
Thực sự tôi cảm thấy xã hội Việt Nam cũng hơi quá, giáo dục và đặc biệt giáo dục đại học không mạnh vì xã hội không ủng hộ. Lấy ví dụ như nước Mỹ, một trong những điểm mạnh của giáo dục, làm nên sức mạnh nước họ bởi giáo dục được ưu ái, ủng hộ của người dân, của những người giàu, người có tiền. Vì thế mà trong khi hiện nhiều nước vẫn trong bờ vực khủng hoảng kinh tế nhưng Mỹ đã phục hồi rất nhanh.
Trong những bước đi đổi mới với giáo dục ĐH, cách đây mấy năm Bộ GD-ĐT có Đề án đào tạo 20.000 tiến sĩ nhằm mục đích nâng chất lượng giảng viên giáo dục ĐH. Nhưng dường như kết quả không như mong đợi. Vậy theo GS, lỗi của câu chuyện giải bài toán nhân lực cho các trường đại học ở đâu?
Tôi có trình bày một lần về những quy trình trong tuyển dụng nhân sự cho giáo dục đại học. Một trong những phương pháp các trường vẫn áp dụng lâu nay là tuyển dụng tập trung, giống như nước Nga ngày xưa giờ đã lỗi thời.
Còn những vấn đề báo chí “tấn công” quá nhiều về cái chủ trương 20.000 tiến sĩ, nghe có vẻ hơi buồn cười nhưng thực ra chủ trương này không sai. Tất cả các ĐH trên thế giới đều tuyển giảng viên có trình độ từ tiến sĩ, không thể nào tuyển cử nhân dạy cử nhân. Hiện tại ở Việt Nam thì theo tôi đúng là chuyện cần 20.000 là hiển nhiên cần có, không có gì phải bàn cãi.
59168
Không nên coi đó như là chuyện tiếu lâm mà cái chính là chất lượng tiến sĩ như thế nào. Tôi tin tưởng chìa khóa cho phát triển ĐH Việt Nam là qua sự tự chủ, phân tầng. Làm sao trong đại học phải có một vài trường đại học rất mạnh cả về khoa học, nghiên cứu, mạnh cả về tài chính.
GS đánh giá như thế nào về việc phân tầng và xếp hạng các trường ĐH nước ta và với việc cho rằng giáo dục ĐH đang yếu kém thì việc này có thể nảy sinh bất cập gì?
Tôi nghĩ phân tầng, xếp hạng trường ĐH là cần thiết nhưng liệu nhà nước có phải là có vai trò trong việc đó hay không thì tôi không được tin tưởng lắm. Hãy để cho xã hội, hay những tổ chức độc lập làm việc đó. Uy tín của một trường ĐH là do xã hội đánh giá chứ không phải do một cơ quan hành chính đánh giá.
Xin trân trọng cảm ơn GS!
Theo Thanh Hùng/ ifonet.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38