Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ đô
Kinh tế - xã hội của Thủ đô 5 tháng đầu năm 2019: Tạo động lực để bứt phá | |
Tạo động lực đưa kinh tế Thủ đô phát triển nhanh, bền vững | |
Kinh tế Thủ đô duy trì đà tăng trưởng cao |
Ngân hàng triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ tín dụng đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho khách hàng doanh nghiệp |
Chính quyền địa phương cùng vào cuộc tháo gỡ khó khăn
Thực tế cho thấy, không chỉ doanh nghiệp tìm đến ngân hàng mà các ngân hàng đã chủ động tìm kiếm và kết nối với doanh nghiệp để nắm bắt, tìm hiểu nguyên nhân khó khăn trong sản xuất kinh doanh, trong trả nợ ngân hàng, từ đó cùng tìm giải pháp tháo gỡ để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình, chính sách tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh, giúp doanh nghiệp sử dụng vốn vay hiệu quả.
Để nâng cao hiệu quả của các chương trình, chính sách tín dụng nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn và đáp ứng nhu cầu vốn vay phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố góp phần quan trọng trong việc triển khai các chương trình cho vay, tích cực triển khai chương trình kết nối ngân hàng và doanh nghiệp và tháo gỡ đồng bộ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng với ngân hàng là rất cần thiết.
Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu thực hiện đẩy mạnh chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp. Nguồn vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thủ đô đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung.
Theo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội, đến cuối tháng 03/2019, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã đạt khoảng 3.181.158 tỷ đồng, tăng 2,61% so với cuối năm 2018; tổng dư nợ tín dụng ước đạt 1.919.546 tỷ đồng, tăng 2,59% so với cuối năm 2018, trong đó, dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 308.344 tỷ đồng, dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 161.961 tỷ đồng, dư nợ cho vay theo chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp đạt 523.260 tỷ đồng.
Các kết quả trên đã cho thấy những cố gắng của ngành ngân hàng, các doanh nghiệp trong thời gian qua, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của kinh tế Thủ đô, cũng như hiệu quả của Chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp.
Tại Hội nghị kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp năm 2019 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Nguyễn Doãn Toản cho hay, những hội nghị kết nối ngân hàng doanh nghiệp được tổ chức thường niên đã đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Ngoài ra, Thành phố cũng tiếp tục có những chia sẻ, hỗ trợ thêm như hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, củng cố đầu tư các trường đào tạo nghề chất lượng cao...
Ngân hàng chủ động xây dựng chính sách dành cho doanh nghiệp
Thủ đô Hà Nội, với vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước đã đi đầu trong việc phát triển doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Thời gian qua, nhờ có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ủy ban nhân dân Thành phố, sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, ban, ngành và chính quyền địa phương các cấp đối với hoạt động ngân hàng trên địa bàn thông qua việc triển khai Quy chế phối hợp số 02/UBND-NHNN ngày 04/6/2016 giữa Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hỗ trợ doanh nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô; Chỉ thị 22/CT-UBND về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn; và một loạt các Văn bản chỉ đạo khác của Ủy ban nhân dân thành phố hỗ trợ hoạt động của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp trên địa bàn; hoạt động tín dụng, ngân hàng trên địa bàn đã đạt được nhiều kết quả khả quan, hỗ trợ các doanh nghiệp Thủ đô phát triển bền vững.
Cũng theo ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, cùng với sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, đối với các tổ chức tín dụng cũng cần phải đẩy mạnh triển khai các chương trình, chính sách tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các tổ chức tín dụng phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp; tăng cường triển khai các sản phẩm phái sinh phòng ngừa rủi ro lãi suất, tỷ giá và giá cả hàng hóa nhằm giúp doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu phòng ngừa rủi ro trong quá trình kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa.
Ông Nguyễn Văn Lê - Tổng giám đốc Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cho biết: Luôn gắn liền mục tiêu phát triển của ngân hàng với mục tiêu phát triển chung của cộng đồng doanh nghiệp, SHB đã và đang triển khai nhiều sản phẩm cạnh tranh, khác biệt, hướng tới đa dạng phân khúc khách hàng cùng nhiều chương trình ưu đãi như: Ưu đãi cho vay mua ô tô Trường Hải với lãi suất chỉ từ 7,9%/năm; sản phẩm “Tài trợ doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu”với cấp tín dụng lên tới 80% tổng nhu cầu vốn với tài sản đảm bảo linh hoạt, đa dạng;…
Bên cạnh đó, nhằm hỗ trợ tối đa nhu cầu về vốn tức thời để các doanh nghiệp có thể nắm bắt các cơ hội trong kinh doanh, SHB triển khai sản phẩm thấu chi linh hoạt “Ứng vốn ngay, cơ hội trong tay” với hạn mức thấu chi lên đến 5 tỷ đồng. Theo đó, SHB giúp khách hàng có thể chi vượt số tiền thực có trên tài khoản tiền gửi thanh toán ngay cả khi tài khoản đã hết số dư. Đặc biệt, với sản phẩm thấu chi linh hoạt, SHB cấp hạn mức thấu chi ngay cả khi khách hàng không có hoặc thiếu tài sản đảm bảo.
“Với hình thức cấp tín dụng đa dạng, tỷ lệ tài trợ cao, linh hoạt, gói sản phẩm tài trợ của SHB sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo nhu cầu vốn kinh doanh, thúc đẩy hoạt động sản xuất, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp trong đàm phán thương mại”,ông Lê cho biết thêm.
Với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank), được biết đơn vị này đã và đang triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ tín dụng đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho khách hàng trên cả nước như triển khai chính sách tín dụng nông nghiệp và nông thôn, khuyến khích khách hàng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
Theo đại diện HDBank, ngân hàng thường xuyên tổ chức hội thảo nông nghiệp nông thôn tại địa bàn tất cả các xã trực thuộc huyện, tỉnh, thành phố có trụ sở của HDBank và HDSaison. Đây được xem là cách làm sáng tạo của HDBank trong việc giúp người nông dân, hợp tác xã nông nghiệp tiếp cận trực tiếp thông tin sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng để từ đó lựa chọn ra một sản phẩm vay phù hợp với nhu cầu của mình. Thông qua chương trình này, HDBank và HDSaison góp phần không nhỏ vào việc đẩy lùi “tín dụng đen” ở nông thôn.
Đặc biệt, HDBank cũng đã triển khai chính sách tài trợ theo chuỗi, cung ứng nhiều gói tài trợ chuỗi chuyên biệt cho nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau, cụ thể như: Tài trợ chuỗi trang trại nuôi thủy sản, nuôi lợn; chuỗi máy nông nghiệp Yanmar; cung ứng vật tư nông nghiệp, phân bón, thức ăn gia súc; xăng dầu; chuỗi siêu thị tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...
Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ VietinBank trao đổi cơ hội đầu tư (ảnh minh họa) |
Liên tục phát triển cải tiến sản phẩm, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã triển khai nhiều chương trình tín dụng mới phù hợp với nhu cầu tài chính của khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, như: “Chương trình lãi suất cố định cho vay vốn lưu động” cho phép doanh nghiệp nhỏ lập kế hoạch chi phí tài chính cố định trên 6 tháng; “Chương trình đồng hành với doanh nghiệp vừa và nhỏ” tặng thưởng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ hưởng lãi suất cho vay và tiền gửi ưu đãi.
Ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế đánh giá, nhờ triển khai đồng bộ các chính sách, tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế trong những năm gần đây được duy trì ở mức khá cao: Giai đoạn 2015- 2017 đạt 18-19%, 2018 đạt gần 14%, đến 31/7/2019 tín dụng toàn nền kinh tế tăng 7,46%.
Cơ cấu tín dụng tiếp tục dịch chuyển vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên là động lực của tăng trưởng kinh tế như: Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt trên 1,4 triệu tỷ đồng, tăng 9,67% so với cuối năm 2018, chiếm tỷ trọng 18,4%; tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu đạt trên 250 nghìn tỷ đồng, tăng 15,83%; tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt gần 31 nghìn tỷ đồng, tăng 19%; tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng 6%...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49