Giao lưu trực tuyến: “Nâng cao kiến thức pháp luật về lao động và công đoàn’’
Giao lưu trực tuyến: “Lao động nữ - chính sách và cuộc sống” | |
Giao lưu với những bông hoa đẹp 'để cuộc sống thêm tươi đẹp' |
Buổi giao lưu là một trong những hoạt động thiết thực của báo Lao động Thủ đô và LĐLĐ quận Nam Từ Liêm tiếp tục thực hiện mục tiêu “Vì lợi ích đoàn viên” của tổ chức Công đoàn, chào mừng các ngày lễ lớn của Thủ đô, đất nước, chào mừng thành công Đại hội XII Công đoàn Việt Nam.
Tới dự buổi giao lưu trực tuyến “Nâng cao kiến thức pháp luật về lao động và công đoàn’’ có các đồng chí: Lê Đình Hùng – Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội; Nguyễn Thanh Minh – Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Nam Từ Liêm; Lê Thị Bích Ngọc – Ủy viên Ban thường vụ LĐLĐ Thành phố, Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô; Lê Thị Kim Điệp – Chủ tịch LĐLĐ quận Nam Từ Liêm; Đỗ Văn Tiến - Chánh văn phòng Công ty CP Tập đoàn CEO.
Các Đại biểu tham dự buổi giao lưu trực tuyến |
Tham gia giao lưu, trả lời những thắc mắc trực tiếp của công nhân lao động cũng như bạn đọc trực tuyến qua internet có chuyên gia Tạ Văn Dưỡng - Trưởng ban chính sách pháp luật Liên đoàn lao động Thành phố Hà Nội và Luật sư Nguyễn Văn Hà - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội.
Phát biểu khai mạc buổi Giao lưu, đồng chí Lê Thị Bích Ngọc - Ủy viên Thường vụ LĐLĐ Thành phố Hà Nội, Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô cho biết: Hiện nay mặc dù việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và công đoàn tới CNVCLĐ đã được các cấp, các ngành, đặc biệt là tổ chức công đoàn thực hiện thường xuyên, với nhiều hình thức đa dạng và phong phú, song việc hiểu biết và hiểu đúng các quy định về pháp luật lao động như Luật LĐ, Luật BHXH, Luật CĐ... đối với CNVCLĐ vẫn còn hạn chế. Nhiều NLĐ khi được tuyển dụng chỉ được người sử dụng lao động thông báo mức lương và thời gian làm... chứ không biết hết những quyền lợi mà họ được hưởng trong Bộ luật LĐ đã quy định. Việc tuyên truyền nâng cao kiến thức hiểu biết pháp luật cho NLĐ là điều rất cần thiết, đòi hỏi mỗi tổ chức CĐ phải nỗ lực trong việc tuyên truyền nâng cao kiến thức cho NLĐ.
Đồng chí Lê Đình Hùng – Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội phát biểu chỉ đạo buổi giao lưu. |
Mục đích của việc tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật cho NLĐ nhằm từng bước hình thành thói quen hành động theo pháp luật; giúp NLĐ giải quyết hài hòa các mối quan hệ xã hội theo pháp luật; hạn chế tình trạng xung đột trong mối quan hệ với người sử dụng lao động. Có hiểu biết pháp luật thì NLĐ mới có ý thức chấp hành, thực hiện tốt nghĩa vụ đồng thời có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, nhờ đó hạn chế được hiện tượng đình công, kiện tụng, tranh cãi... trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Với mục đích và ý nghĩa đó, báo Lao động Thủ đô phối hợp với LĐLĐ quận Nam Từ Liêm, Công đoàn Công ty CP Tập đoàn CEO đã mời các chuyên gia là luật sư và cán bộ chính sách của LĐLĐ thành phố Hà Nội có kinh nghiệm về pháp luật lao động và công đoàn tham gia buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề “Nâng cao kiến thức pháp luật về lao động và công đoàn”.
Với kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu rộng của mình, các chuyên gia sẽ truyền đạt, hướng dẫn và giải đáp các vấn đề về Luật lao động, Luật công đoàn mà công nhân, viên chức lao động quan tâm.
Đồng chí Lê Thị Bích Ngọc - Ủy viên Thường vụ LĐLĐ Thành phố Hà Nội, Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô phát biểu khai mạc buổi Giao lưu. |
Chia sẻ về ý nghĩa của buổi Giao lưu, đồng chí Lê Thị Kim Điệp – Chủ tịch LĐLĐ quận Nam Từ Liêm cũng cho biết, Pháp luật lao động là các văn bản pháp lý quan trọng của Nhà nước nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động, quy định rõ việc các bên tham gia vào quan hệ lao động, trách nhiệm của các cấp, các ngành và yêu cầu phải chấp hành.
Luật công đoàn (sửa đổi) khẳng định công đoàn Việt Nam là tổ chức đại diện bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức, lao động. để công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động và luật công đoàn của các cấp có hiệu quả cần phải bám sát vào sự lãnh đạo của công đoàn cấp trên, sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền, chuyên môn, các ban ngành đoàn thể. Buổi giao lưu trực tuyến hôm nay là dịp để lãnh đạo các đơn vị cơ quan, doanh nghiệp, đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ quận Nam Từ Liêm được giao lưu học hỏi, nhằm nâng cao kiến thức pháp luật về lao động và công đoàn.
Đồng chí Lê Thị Kim Điệp – Chủ tịch LĐLĐ quận Nam Từ Liêm phát biểu tại buổi giao lưu. |
“Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của LĐLĐ TP. Hà Nội, sự chỉ đạo trực tiếp của Quận ủy Nam Từ Liêm, phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn quận đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc, khẳng định vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn trong hệ thống chính trị của quận. Các cấp công đoàn quận đã tổ chức phát động nhiều phong trào thi đua, hành động cách mạng, tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao rộng rãi trong CNVCLĐ… Hoạt động của các cấp công đoàn quận đã thể hiện vị trí vai trò, bản lĩnh của giai cấp công nhân, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong CNVCLĐ”, Chủ tịch LĐLĐ quận Nam Từ Liêm cho biết thêm.
Phát biểu tại buổi giao lưu, Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Lê Đình Hùng đánh giá: buổi giao lưu trực tuyến “Nâng cao kiến thức pháp luật về lao động và công đoàn” do Báo Lao động Thủ đô và LĐLĐ quận Nam Từ Liêm phối hợp tổ chứclà một hoạt động có ý nghĩa trong bối cảnh công tác tư vấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động đang là một nhiệm vụ cấp bách.
Đông đảo CBCNVC quận Nam Từ Liêm đến tham dự buổi giao lưu. |
Theo Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Lê Đình Hùng, lâu nay, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho CNVCLĐ luôn là một nhiệm vụ được tổ chức công đoàn và các cấp ngành quan tâm thực hiện, thông qua đó nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, từng bước hình thành thói quen hành động theo pháp luật cho người lao động. Đây cũng là cách tốt nhất để người lao động có thể tự bảo vệ mình trong quan hệ lao động và góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa.
“Qua theo dõi tôi thấy, tất cả các buổi giao lưu trực tuyến mà báo Lao động Thủ đô phối hợp với các cấp công đoàn Thủ đô tổ chức đều có những chủ đề thiết thực, tập trung vào những vấn đề liên quan thiết thân tới người lao động, qua đó thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc và CNLĐ. Thay mặt lãnh đạo LĐLĐ Thành phố, tôi ghi nhận và nhiệt liệt biểu dương những cố gắng, nỗ lực của báo Lao động Thủ đô và các cấp công đoàn, trong đó có LĐLĐ quận Nam Từ Liêm trong thời gian vừa qua”- Phó Chủ tịch Lê Đình Hùng nhấn mạnh.
Các chuyên gia tham dự buổi giao lưu. |
Cho rằng buổi giao lưu trực tuyến “Nâng cao kiến thức pháp luật về lao động và công đoàn” là diễn đàn quan trọng giúp đoàn viên công đoàn và người lao động có cơ hội tìm hiểu sâu sắc hơn quy định của pháp luật liên quan đến quyền lợi nghĩa vụ của người lao động, hoạt động công đoàn từ đó hiểu và thực hiện tốt hơn nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động cũng như tự bảo vệ mình nếu như những quyền lợi bị vi phạm, Phó Chủ tịch Lê Đình Hùng đề nghị các CNLĐ thẳng thắn, mạnh dạn nêu nhiều câu hỏi để tìm hiểu rõ về các chính sách này và đề nghị các chuyên gia sẽ vận dụng tốt các kiến thức lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tiễn, trang bị thông tin đầy đủ, thiết thực nhất đối với người lao động.
Chuyên gia giải đáp thắc mắc của CNVCLĐ về pháp luật công đoàn:
Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng |
Chị Thủy – nhân viên Công ty Cổ phần tập đoàn CEO: Công ty tôi có trường hợp người lao động được phân công làm tại một địa điểm khác, một nhân viên trong công ty khi đến đó làm việc nhưng không báo cáo và đã bị tai nạn. Trong trường hợp này có bị coi là tai nạn hay không và công ty có phải chi trả chế độ hay không?
Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Trường hợp bạn hỏi cũng đã xảy ra rất nhiều. Có những tình huống được xác định là tai nạn lao động nhưng cũng có những tình huống không được coi là tai nạn.
Nạn nhân đó đi làm việc và không báo cáo cho công ty thì các bạn phải coi lại nội quy công ty, nếu công ty có nội quy người lao động chủ động trong công việc và không phải báo cáo thì công ty phải chịu toàn bộ chi phí; như là chi trả tiền lương trong suốt thời gian nghỉ để điều trị, tiền lương, phí giám định sức khỏe sau khi điều trị.
Luật sư Nguyễn Văn Hà |
Chị Thủy hỏi thêm: Nhân viên Công ty cổ phần tập đoàn CEO: Công ty chúng tôi có trụ sở Phú Quốc – Kiên Giang nhưng người lao động chủ yếu làm việc ở Hà Nội? Vậy những người lao động ở Hà Nội có được tham gia đóng BHXH ở Hà Nội không, công ty có được cấp 2 mã số đóng BHXH cho người lao động ở cả Hà Nội và Phú Quốc không?
Luật sư Nguyễn Văn Hà: Khi một doanh nghiệp có hai địa điểm ở hai nơi khác nhau, để xác định có 2 mã bảo hiểm ở hai nơi cần xác định quy trình, thủ tục làm việc ở hai nơi đó như thế nào. Trường hợp NLĐ phải làm việc một thời gian nhất định, xác định cấp BHXH ở nơi đó rất khó. Còn trường hợp nếu công ty đặt chi nhánh ở Phú Quốc thì có thể đề xuất xin đóng BHXH, trình bày được hồ sơ pháp lý với cơ quan BHXH.
Chị Đinh Xuân Thủy, bộ phận hành chính nhân sự đặt câu hỏi tại buổi giao lưu. |
Anh Tuyện - nhân viên Tập đoàn CEO: Tôi xin hỏi các chuyên gia, đối với một công ty chưa thành lập CĐCS, khi quyền lợi ích của người lao động bị xâm phạm thì đơn vị tổ chức nào sẽ đứng ra bảo vệ quyền lợi của người lao động?
Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Theo quy định của luật công đoàn, những doanh nghiệp chưa thành lập CĐCS thì Công đoàn cấp trên cơ sở sẽ là cơ quan đại diện theo pháp luật đại diện bảo vệ quyền lợi của người lao động. Ví dụ đối với một doanh nghiệp trên địa bàn quận Nam Từ Liêm chưa thành lập CĐCS thì LĐLĐ quận Nam Từ Liêm sẽ đứng ra thực hiện vai trò như một CĐCS của doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi của người lao động, nếu có vấn đề gì cần bảo vệ người lao động hãy tìm đến LĐLĐ quận Nam Từ Liêm.
Chị Phạm Thị Huệ - Công ty Cổ phần CEO |
Chị Phạm Thị Huệ - Công ty Cổ phần CEO: Trước khi đến công tác ở CEO, tôi từng làm ở công ty đường sắt đến tháng 6/2016 tôi xin chấm dứt hợp đồng lao động, tôi được đơn vị cho hưởng 20 triệu. Tuy nhiên đến thời điểm này, đơn vị cũ vẫn chưa thanh toán số tiền trên. Theo luật sư, tôi nên làm thế nào?
Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Theo quy định của Bộ luật lao động thì sau 5 ngày công ty phải chi trả các quyền lợi của người lao động. Với trường hợp của chị, sau nhiều lần yêu cầu mà công ty vẫn không thực hiện theo cam kết, theo tôi chị nên mời công ty cũ của chị (chính là đơn vị chủ sử dụng lao động) ra tòa để yêu cầu phải chi trả quyền lợi hợp pháp và chính đáng của chị. Nếu chị cần luật sư, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ miễn phí để đảm bảo quyền lợi chính đáng của chị.
Bác Nguyễn Văn Thống Trường tiểu học Xuân Phương |
Chị Hương - CNVCLĐ quận Nam Từ Liêm: Vợ của lao động nam không tham gia BHXH nhưng người chồng có tham gia, vậy quyền lợi của lao động nam đó như thế nào?
Luật sư Nguyễn Văn Hà: Rất tiếc trong trường hợp này người vợ không giam gia BHXH, do đó người chồng tham gia BHXH chỉ được hưởng chế độ ngày nghỉ từ 5-14 ngày (tùy theo sức khỏe của vợ và số lượng con). Đồng thời, tôi mong rằng lao động nữ nên tham gia BHXH để được hưởng chế độ thai sản.
Chị Tạ thi Hương CNVCLĐ quận Nam Từ Liêm |
Ông Nguyễn Văn Thống, quận Nam Từ Liêm: Tôi làm cơ quan của ngành giáo dục, hưởng lương hành chính sự nghiệp, năm nay sắp nghỉ hưu nhưng chưa nắm được công thức tính lương hưu, xin các chuyên gia tư vấn cách tính lương hưu cho tôi?
Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Theo quy định của Luật BHXH, đối với người lao động khối hành chính sự nghiệp có toàn bộ thời gian công tác hưởng lương ngân sách khi tính lương về hưu thì tính bình quân 60 tháng cuối cùng, còn đối với người lao động trong doanh nghiệp thì lương hưu sẽ được tính bình quân toàn thời gian công tác nhân với hệ số trượt giá hàng năm. Như vậy trong trường hợp cụ thể của bác là cán bộ khối hành chính sự nghiệp, công thức tính lương hưu sẽ là mức bình quân của 60 tháng (5 năm) công tác cuối cùng.
Một người sử dụng lao động trên địa bàn quận Nam Từ Liêm hỏi: Ngày 2/9 là ngày lễ nhưng lại rơi vào chủ nhật do vậy công ty tôi đã bố trí cho người lao động nghỉ và làm bù vào ngày 3/9. Theo quy định sẽ tính thêm giờ cho người lao động. Tuy nhiên, một bộ phận trong công ty làm việc vào ngày chủ nhật, đây là ngày làm việc bình thường của họ, chúng tôi đã bố trí cho họ nghỉ. Như vậy, người lao động đi làm có được tính làm thêm giờ không?
Luật sư Nguyễn Văn Hà: Theo quy định, người lao động đi làm thời gian này công ty phải trả 300% lương. Trong trường hợp này họ vẫn được hưởng chế độ làm thêm giờ bởi trường hợp ngày nghỉ rơi vào ngày lễ phải tính vào ngày tiếp theo. Thời gian nghỉ hàng tuần với ngày lễ khác nhau chúng ta phải căn cứ trên tinh thần luật lao động để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích cho người lao động.
Đồng chí Lê Đình Hùng – Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội trao quà cho CNVCLĐ tham dự buổi giao lưu. |
Một độc giả hỏi: Bạn tôi là nhân viên làm việc theo hợp đồng tại một bệnh viện. Bạn tôi có mong muốn tham gia tổ chức công đoàn của bệnh viện. Bạn tôi cho biết anh ấy chỉ là nhân viên hợp đồng thì anh ấy có được phép gia nhập công đoàn không? Vì sao?
Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Khoản 1, Điều 5, Luật Công đoàn năm 2012 quy định: Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động trong tổ chức công đoàn. Căn cứ theo quy định trên, bạn anh hoàn toàn có quyền gia nhập và hoạt động trong tổ chức công đoàn tại bệnh viện mà mình làm việc.
Anh Nghiêm Huy Hoàng - Trung tâm cai nghiện số 5 đặt câu hỏi tại buổi giao lưu. |
Đoàn viên công đoàn phường Trung Văn: Tôi được biết theo luật quy định khi kí hợp đồng lao động từ 1-3 tháng NLĐ vẫn được đóng BHXH. Tuy nhiên theo văn bản 8143 năm 2014 quy định không cho đóng BHXH đối với đối tượng hưởng lương từ ngân sách? Vậy đối với trường hợp của tôi có được đóng BHXH không? Đối với HĐLĐ chuyên môn khi kí với ủy ban có được chi trả mức lương tối thiểu không?
Luật sư Nguyễn Văn Hà: Luật BHXH năm 2018 có hiệu lực quy định bắt buộc đóng BHXH đối với những hợp đồng có hiệu lực từ 1 tháng trở lên. Đối với NLĐ kí HĐLĐ thì được hưởng các chế độ được quy định trong HĐLĐ mà NLĐ và người sử dụng lao động cam kết.
Đồng chí Lê Thị Kim Điệp – Chủ tịch LĐLĐ quận Nam Từ Liêm trao quà cho CNVCLĐ tại buổi giao lưu. |
Chị Hương, trường THCS Đại Mỗ: Xin hỏi các chuyên gia, tài chính công đoàn được xây dựng từ nguồn nào?
Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Theo quy định của Luật công đoàn và Nghị định 191 của chính phủ, Tài chính công đoàn gồm 3 nguồn kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% tỏng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng bằng 1% tiền lương tháng của người lao động và các nguồn thu khác ví dụ doanh nghiệp ủng hộ và khai thác các nguồn khác. Đối với khoản kinh phí công đoàn do doanh nghiệp đóng thì sẽ được để lại CĐCS 68% để hoạt động và nộp 32% lên công đoàn cấp trên; đoàn phí công đoàn sẽ được để lại 60% và nộp lên công đoàn cấp trên 40%.
Chị Tạ Thị Tuyết - Công ty CEO đặt câu hỏi tại buổi giao lưu. |
Một NLĐ quận Nam Từ Liêm hỏi: Trường hợp nam thanh niên ký hợp đồng lao động dài hạn với Bệnh viện Quân y 108, vậy nam thanh niên có phải tham gia nghĩa vụ quân sự hay không?
Luật sư Nguyễn Văn Hà: Đối với trường hợp này, nam thanh niên vẫn tham gia nghĩa vụ quân sự nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn sức khỏe và hợp đồng lao động giữa nam thanh niên này với Bệnh viện Quân y 108 sẽ được tạm hoãn, khi hết thời hạn nghĩa vụ quân sự sẽ tiếp tục với hợp đồng mà nam thanh niên đã ký với bệnh viện.
Một người lao động tại quận Nam Từ Liêm: Anh trai tôi đã nộp tiền dịch vụ cho cả thời gian làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài, nhưng nay phải về nước trước thời hạn do nhà máy thiếu việc làm. Vậy anh tôi có được hoàn trả số tiền đó không?
Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Theo quy định tại Điều 21 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong trường hợp người lao động đã nộp tiền dịch vụ cho cả thời gian làm việc theo hợp đồng mà phải về nước trước thời hạn không do lỗi của người lao động, thì doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả cho người lao động phần tiền dịch vụ theo tỷ lệ tương ứng với thời gian còn lại của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì anh của bạn được hoàn trả phần tiền dịch vụ theo tỷ lệ tương ứng với thời gian còn lại của Hợp đồng.
Anh Nguyễn Tiến Hùng đặt câu hỏi tại buổi giao lưu. |
Anh Nghiêm Huy Hoàng ở Trung tâm Cai nghiện ma túy số 5: Tôi tham gia nghĩa vụ quân sự từ năm 1986-1988, theo quy định của Bộ Quốc phòng thì các quân nhân sẽ được tham gia bảo hiểm y tế và được hưởng 100%, nhưng hiện nay tôi lại đang là viên chức nhà nước và có được tham gia bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp của tôi sẽ được hưởng bảo hiểm y tế nào?
Luật sư Nguyễn Văn Hà: Đúng là Bộ Quốc phòng có quy định như anh nói dành cho quân nhân, thế nhưng hiện tại anh đang là viên chức nhà nước. Đối chiếu theo quy định của Luật Viên chức thì anh phải tham gia bảo hiểm y tế theo Luật Viên chức. Trong trường hợp quân nhân về quê, không tham gia tổ chức nào thì họ sẽ hưởng bảo hiểm y tế cho quân nhân.
Đồng chí Lê Thị Bích Ngọc - Ủy viên Thường vụ LĐLĐ Thành phố Hà Nội, Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô trao quà cho CNVCLĐ tham dự buổi giao lưu |
Một bạn đọc gửi câu hỏi trực tuyến: Xin luật sư cho biết, vai trò và trách nhiệm của công đoàn đối với người lao động được quy định như thế nào trong Luật Công đoàn năm 2012?
Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Vai trò của công đoàn đối với người lao động được quy định trong Luật Công đoàn năm 2012 như sau: Thứ nhất, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; Thứ hai, tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, xây dựng chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động và chính sách, pháp luật khác liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động; Thứ ba, giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động, tập thể người lao động theo quy định của pháp luật…
Chị Tuyết - Công ty CEO: Công ty tôi có nhân viên là người nước ngoài tham gia làm việc, chế dộ BHXH đối với NLĐ nước ngoài có giống chế độ BHXH với NLĐ Việt Nam hay không?
Luật sư Nguyễn Văn Hà: Trước khi không có quy định đóng BHXH cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên theo Luật BHXH có hiệu lực từ 1/1/2018 quy đinh 2 đối tượng phải tham gia đóng BHXH trong đó có người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, tuân thủ theo quy định định của chính phủ Việt Nam. Mức đong dựa trên sự thỏa thuận của 2 bên, tối đa không quá 20% mức lương cơ sở.
Anh Hùng - một người lao động tại quận Nam Từ Liêm: Khi xảy ra tranh chấp về hợp đồng lao động giữa tôi với công ty nơi tôi đang làm việc. Chủ sở hữu công ty đã tự đưa ra quyết định sa thải tôi mà không có sự tham khảo ý kiến của công đoàn. Vậy, việc làm trên của chủ công ty có vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm của công ty với công đoàn hay không?
Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Theo quy định tại khoản các khoản 7 Điều 8 Điều 22 Luật công đoàn năm 2012 về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp với công đoàn như sau: Lấy ý kiến của công đoàn cùng cấp trước khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; Phối hợp với công đoàn giải quyết tranh chấp lao động và vấn đề liên quan đến việc thực hiện pháp luật về lao động. Như vậy, việc làm của Giám đốc Công ty nơi bạn làm là hành vi vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm với công đoàn và vi phạm cả quyền, lợi ích chính đáng của người lao động.
Nhân viên Tập đoàn CEO: Công ty con đóng BHXH trước cho nhân viên hay làm thang bảng lương trước rồi mới đóng BHXH?
Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Theo quy định việc đóng BHXH phải căn cứ vào mức lương và thu nhập, bắt buộc doanh nghiệp phải kê khai bảng lương gửi ra cơ quan quận huyện để tham gia đóng BHXH. Do đó, bảng lương phải được xây dựng trước mới đóng BHXH cho nhân viên.
Luật sư Nguyễn Văn Hà bổ sung: Hiện nay nhà nước đang xây dựng bộ luật Lao động, luật Công đoàn có nhiều ý kiến từ chuyên gia, người dân, NLĐ cho rằng thang bảng lương đó có cần thiết hay không. Theo quy định ngoài thang bảng lương chúng ta có mức lương tối thiểu vùng. Tới đây, trong bộ luật lao động có thể việc đăng ký bảng lương sẽ được xem xét lại.
Anh Hùng - một người lao động tại quận Nam Từ Liêm: Khi xảy ra tranh chấp về hợp đồng lao động giữa tôi với công ty nơi tôi đang làm việc. Chủ sở hữu công ty đã tự đưa ra quyết định sa thải tôi mà không có sự tham khảo ý kiến của công đoàn. Vậy, việc làm trên của chủ công ty có vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm của công ty với công đoàn hay không?
Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Theo quy định tại khoản các khoản 7 Điều 8 Điều 22 Luật công đoàn năm 2012 về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp với công đoàn như sau: Lấy ý kiến của công đoàn cùng cấp trước khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; Phối hợp với công đoàn giải quyết tranh chấp lao động và vấn đề liên quan đến việc thực hiện pháp luật về lao động. Như vậy, việc làm của Giám đốc Công ty nơi bạn làm là hành vi vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm với công đoàn và vi phạm cả quyền, lợi ích chính đáng của người lao động.
Một người lao động tại quận Nam Từ Liêm: Người nhà tôi đang ở độ tuổi sắp được nghỉ hưu vào tháng 11 này nhưng phát hiện ung thư giai đoạn cuối không thể tiếp tục làm việc, xin hỏi các chuyên gia người nhà tôi có được hưởng lương hưu không?
Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Trường hợp người nhà nhà bạn sẽ được thanh toán trợ cấp BHXH một lần. Còn để giải quyết các chế độ cụ thể hơn đề nghị bạn mang hồ sơ bệnh án của người nhà xuất trình với cơ quan BHXH để được giải đáp và hướng dẫn cụ thể.
Nhân viên Tập đoàn CEO: Theo quy định của pháp luật, Công ty phải nộp thang bảng lương cho phòng lao động quận. Ngoài những văn bản đó phải nộp cho cơ quan nhà nước, doanh nghiệp cần phải nộp những loại văn bản gì khác?
Chuyên gia Tạ Văn Dưỡng: Theo quy đinh pháp luật Lao động bắt buộc doanh nghiệp phải đăng ký gửi thang bảng lương, nội quy lao động, bảng thỏa ước lao động tập thể, đăng ký sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt. Ngoài ra công tác báo cáo có rất nhiều và phải thực hiện thường xuyên như: công tác an toàn lao động, báo cáo biến động lao động cho các cơ quan,…
Các tiết mục văn nghệ do CNVCLĐ quận Nam Từ Liêm biểu diễn:
Bài viết cùng chủ đề
Tọa đàm, Giao lưu trực tuyếnCó thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Vì lợi ích đoàn viên 23/12/2024 16:43
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Vì lợi ích đoàn viên 23/12/2024 11:38
Hàng nghìn sản phẩm ưu đãi tại Chợ Tết Online của tổ chức Công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 22/12/2024 06:52
Xây dựng văn hóa công nhân đáp ứng yêu cầu Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Công đoàn 19/12/2024 18:25
Phát huy vai trò bảo vệ lợi ích của người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 19/12/2024 16:38
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Khám sức khoẻ miễn phí cho 200 đoàn viên, người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 19/12/2024 16:30
10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024
Vì lợi ích đoàn viên 17/12/2024 06:36
Thanh Trì: Nhiều hoạt động nữ công thiết thực, hiệu quả
Vì lợi ích đoàn viên 15/12/2024 16:30
Đồng hành cùng doanh nghiệp đảm bảo việc làm cho người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 12/12/2024 13:59
Truyền thông, khám tầm soát ung thư cho hơn 1.000 công nhân lao động
Vì lợi ích đoàn viên 09/12/2024 06:16