Giải quyết vấn nạn môi trường: Chế tài thôi chưa đủ!

Vấn đề ô nhiễm môi trường lại một lần nữa được các chuyên gia đưa ra những số liệu đáng báo động tại Hội thảo “Công bố kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức sáng 22.9 tại Hà Nội.
giai quyet van nan moi truong che tai thoi chua du Điều gì khiến lượng người trẻ tuổi mắc ung thư ngày một tăng?
giai quyet van nan moi truong che tai thoi chua du Xe máy sẽ phải kiểm định khí thải với mức phí từ 100.000 - 150.000 đồng
giai quyet van nan moi truong che tai thoi chua du Bắc Kinh đóng cửa 300 công ty vì ô nhiễm

Ô nhiễm không khí mức báo động

Theo Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân, trong những năm gần đây, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ô nhiễm môi trường không khí đã và đang trở thành nguy cơ, ảnh hưởng lớn đến phát triển bền vững của Việt Nam.

giai quyet van nan moi truong che tai thoi chua du
Thành phố ô nhiễm vì mật độ xe lưu thông qua lớn.

Mặc dù, Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức doanh nghiệp và cộng đồng dân cư đã có nhiều nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm không khí, nhưng thực tế cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về quản lý và kiểm soát khí thải, nhất là tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương…

Trong đó, Hà Nội và TP.HCM ô nhiễm không khí đang ở mức đáng báo động. Cũng theo Thứ trưởng Nhân, ô nhiễm không khí có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do nguồn thải từ công nghiệp, các nhà máy năng lượng, đặc biệt là nhiên liệu nhiệt điện. Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí cũng phát sinh từ hoạt động giao thông, sản xuất của người dân từ các làng nghề.

Vấn đề đặt ra, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phấn đấu trong 2 năm 2016 - 2017, các cơ quan chuyên môn phải kiểm kê được khí thải của cơ sở sản xuất nhiệt điện, xi măng, sắt thép, hóa chất và phân bón.

Trong đó, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 điểm cần quan tâm đầu tiên đến việc kiểm kê, kiểm soát được chất thải và khí thải.

Vấn đề đặt ra, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phấn đấu trong 2 năm 2016 - 2017, các cơ quan chuyên môn phải kiểm kê được khí thải của cơ sở sản xuất nhiệt điện, xi măng, sắt thép, hóa chất và phân bón. Trong đó, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 điểm cần quan tâm đầu tiên đến việc kiểm kê, kiểm soát được chất thải và khí thải.

Năm 2020: Sản xuất thép, hóa chất phải xử lý khí thải đạt chuẩn

Để kiểm soát chất lượng môi trường một cách tốt nhất, theo lãnh đạo Bộ này, Bộ TN&MT cũng đã tham mưu trình Thủ tướng phê duyệt ban hành Quyết định số 985a/QĐ – TTg về việc Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng không khí thông qua kiểm soát nguồn phát sinh khí thải và giám sát chất lượng không khí xung quanh nhằm cải thiện môi trường không khí và bảo đảm sức khỏe cộng đồng.

Kế hoạch 985a đặt ra mục tiêu kiểm soát tốt các nguồn thải, tập trung vào nguồn thải khí thải công nghiệp, năng lượng lớn…và giao thông đến năm 2020 đảm bảo 80% các cơ sở sản xuất thép, hóa chất và phân bón hóa học xử lý bụi và các khí thải SO2, Nox, CO đạt quy chuẩn môi trường.

905 cơ sở nhiệt điện, 80% cơ sở sản xuất xi măng, 70% cơ sở sản xuất thép, hóa chất và phân bón hóa học đầu tư lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động liên tục và thông số theo Quy chuẩn môi trường. Kiểm kê khí thải cho 90% cơ sở nhiệt điện, 80% cơ sở sản xuất xi măng, 70% cơ sở sản xuất thép, hóa chất và phân bón hóa học.

Các bộ, tỉnh, thành vào cuộc triển khai

Kế hoạch cũng sẽ triển khai các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi PM10 và PM2.5 tại các nguồn thải chính (tập trung và nguồn công nghiệp, năng lượng, giao thông và xây dựng).

Hoàn thành thực hiện Quyết định số 909/ QĐ – Ttg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án Kiểm soát khí thải xe mô tô, gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố, Quyết định số 49/2011/ QĐ – Ttg năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô 2 bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới

Kế hoạch cũng xác định hiện trạng ô nhiễm bụi PM10 và PM2.5 tại các đô thị đặc biệt và đô thị trực thuộc Trung ương. Đồng thời, tăng cường năng lực quốc gia về kiểm soát khí thải nhà kính góp phần thực hiện cam kết quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính; tăng cường công tác giám sát chất lượng không khí xung quanh thông qua việc tăng số lượng trạm quan trắc không khí xung quanh tự động liên tục tại các đô thị so với năm 2015 theo đúng quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia, giám sát thường xuyên các thông số theo Quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thông số VOCs, HC.

Về nội dung này, Thủ tướng giao cho Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Kế hoạch này, xây dựng nghị định quy định về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, đất và không khí trình Chính phủ xem xét và ban hành vào quý II năm 2017.

Bộ TN&MT chỉ đạo, hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng không khí, bổ sung, sửa đổi các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, xây dựng và ban hành quy định về đăng kiểm, kiểm kê nguồn khí thải công nghiệp, quy định về quan trắc khí thải công nghiệp tự động, liên tục…

Tham gia góp ý kiến tại hội nghị, các chuyên gia cũng như đại diện các bộ, ngành cho rằng, Luật Bảo vệ môi trường đã có, các chế tài ban hành cũng nhiều, vấn đề còn lại là hành động của mỗi cơ quan chức năng thế nào mà thôi.

PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào

(LĐTĐ) Dự báo ngày 4/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, sáng sớm có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió Đông Bắc cấp 2 - 3.
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ

Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ

(LĐTĐ) Khoảng gần sáng 4/11, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường xuống miền Bắc; từ đêm Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội trời ít mây, đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 2/11 sáng sớm có sương mù vài nơi, ngày nắng, nhiệt độ từ 20 - 31 độ.
Dự báo thời tiết ngày 1/11: Hà Nội có nắng, gió bấc nhẹ

Dự báo thời tiết ngày 1/11: Hà Nội có nắng, gió bấc nhẹ

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 1/11, ít mây, đêm không mưa, ngày nắng. Gió bắc cấp 2-3. Đêm và sáng sớm trời lạnh.
“Bến hoa Phúc Xá” điểm check-in mới của người dân Thủ đô và du khách

“Bến hoa Phúc Xá” điểm check-in mới của người dân Thủ đô và du khách

(LĐTĐ) Sau thời gian dọn dẹp, chăm sóc, từ một khu vực nhếch nhác, lụp xụp, "bãi đất" dưới chân cầu Long Biên đã trở thành một không gian thoáng đãng, điểm "check in" của đông đảo người dân, du khách.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/10: Sáng sớm trời lạnh, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/10: Sáng sớm trời lạnh, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 31/10, khu vực Hà Nội, đêm và sáng sớm trời lạnh, ngày nắng, nhiệt độ từ 20 - 32 độ C.
TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm

TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Trong năm 2024, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị (BQL dự án hạ tầng đô thị) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được giao hơn 16.087 tỷ đồng nhưng tính đến ngày 28/10/2024 "siêu ban" này chỉ mới giải ngân được 1.148 tỷ đồng, đạt 7,14%.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/10: Mưa rào, trưa, chiều hửng nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/10: Mưa rào, trưa, chiều hửng nắng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 30/10, trời nhiều mây, đêm và sáng có lúc có mưa, mưa rào; trưa chiều hửng nắng.
Xem thêm
Phiên bản di động