Giám sát an toàn hệ thống công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Giám sát an toàn thông tin mạng đối với hệ thống, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
tin nhap 20180816090731 Thực trạng và giải pháp xây dựng Chính phủ điện tử
tin nhap 20180816090731 Bộ KH&CN đứng thứ 2/19 Bộ, ngành về phát triển Chính phủ điện tử
tin nhap 20180816090731 ​BHXH Việt Nam đứng đầu về ứng dụng công nghệ, phát triển Chính phủ điện tử
tin nhap 20180816090731 Địa phương cần phải đổi mới cách làm

Nâng cao năng lực Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia

Một trong các nhiệm vụ của Đề án là nâng cao năng lực Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia phục vụ Chính phủ điện tử.

Cụ thể, sẽ đầu tư mở rộng, nâng cấp và bổ sung nguồn lực vận hành Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia do VNCERT quản lý, tăng cường hệ thống giám sát trực tiếp và hệ thống giám sát gián tiếp nhằm mở rộng phạm vi giám sát, nâng cao năng lực phát hiện, cảnh báo, hỗ trợ xử lý các vụ tấn công, sự cố, mã độc, điểm yếu, lỗ hổng, rủi ro an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử.

Triển khai giám sát gián tiếp cho các hệ thống, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử tại các bộ, ngành, địa phương. Khảo sát, lựa chọn một số hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử quan trọng từ cấp độ 3 trở lên và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia có điều kiện phù hợp để triển khai giám sát trực tiếp, tiến tới mở rộng phạm vi giám sát trên toàn quốc.

Phối hợp, hỗ trợ thiết lập một số thiết bị quan trắc, giám sát cơ sở tại các bộ, ngành, địa phương và các nhà mạng ISP để kết nối, chia sẻ thông tin, nhật ký, dữ liệu về Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia phục vụ giám sát an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử; tổ chức thu thập, phân tích các thông tin, dữ liệu từ nhà mạng ISP phục vụ công tác phát hiện, cảnh báo sớm nguy cơ, sự cố an toàn thông tin mạng.

Đầu tư, thiết lập hệ thống thiết bị và triển khai kiểm tra, đánh giá, giám sát mức độ an toàn thông tin cho hệ thống thông tin phục vụ chính phủ điện tử để kịp thời cảnh báo các nguy cơ, lỗ hổng, điểm yếu của hệ thống.

tin nhap 20180816090731
Ảnh minh họa

Đầu tư, nâng cấp, bổ sung trang thiết bị phần cứng, phần mềm và duy trì, vận hành, bảo dưỡng định kỳ cho các hệ thống của Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia. Thuê và duy trì kênh kết nối Internet và truyền dữ liệu đủ lớn đảm bảo kết nối thông suốt từ Trung tâm giám sát an toàn mạng quốc gia tới các bộ, ngành, địa phương và các nhà mạng ISP.

Cập nhật, mua bổ sung các mẫu mã độc, thông tin về sự cố, lỗ hổng, kỹ thuật tấn công, các công nghệ liên quan lĩnh vực an toàn thông tin mạng từ các nhà cung cấp nhằm nâng cao năng lực phát hiện sự cố, tấn công mạng cho Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia.

Tổ chức thu thập, lưu trữ, phân tích, xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống chia sẻ các báo cáo, cảnh báo nguy cơ, sự cố, tình hình an toàn thông tin mạng của Chính phủ điện tử; xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin, dữ liệu giám sát và báo cáo phân tích sự cố phục vụ hoạt động nghiên cứu, phân tích và xử lý các tình huống mất an toàn thông tin có thể xảy ra. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến để hướng dẫn và thu hút các tổ chức, doanh nghiệp, người dân tham gia đóng góp cho hoạt động giám sát an toàn thông tin mạng.

Tăng cường nhân sự và thuê bổ sung chuyên gia an toàn thông tin để đảm bảo tính liên tục của hoạt động giám sát an toàn mạng 24giờ/7ngày; theo dõi, phân tích, điều tra, xác minh và kịp thời cảnh báo dấu hiệu tấn công, sự cố an toàn thông tin mạng liên quan đến các hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử.

Giám sát an toàn mạng cơ sở của các bộ, ngành, địa phương

Nhiệm vụ khác của Đề án là thiết lập và nâng cao hiệu quả hoạt động các hệ thống quan trắc cơ sở và giám sát an toàn mạng cơ sở của các bộ, ngành, địa phương.

Theo đó, các bộ, ngành, địa phương đầu tư xây dựng hoặc thuê dịch vụ thiết lập và duy trì hệ thống quan trắc, giám sát cơ sở phục vụ giám sát an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử thuộc quyền quản lý; các tổ chức được giao quản lý, vận hành hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước chủ động xây dựng hoặc thuê dịch vụ thiết lập hệ thống quan trắc, giám sát hệ thống thông tin thuộc quyền quản lý; các cơ quan, đơn vị theo nhu cầu thực tế đầu tư mua mới các thiết bị phần cứng, phần mềm, phù hợp với mục tiêu giám sát; kết nối hệ thống thiết bị quan trắc, giám sát cơ sở của đơn vị với hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và Cơ quan điều phối quốc gia VNCERT.

Phối hợp, lấy ý kiến hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và Cơ quan điều phối quốc gia khi đầu tư xây dựng mới hoặc thuê, mua, triển khai hệ thống quan trắc, giám sát cơ sở; áp dụng các quy trình kỹ thuật, kết nối, đồng bộ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông phục vụ giám sát an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử.

Đảm bảo các điều kiện kỹ thuật theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông và Cơ quan điều phối quốc gia VNCERT để Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia triển khai giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp cho các hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử từ cấp độ 3 trở lên và các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia thuộc quyền quản lý.

Chủ quản hệ thống thông tin, đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thông tin, nhà mạng ISP, các tổ chức, doanh nghiệp quản lý các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia phải cung cấp các thông tin kỹ thuật về hạ tầng, hệ thống thông tin, ứng dụng, dịch vụ, địa chỉ IP Internet, bố trí địa điểm, cổng kết nối, các điều kiện kỹ thuật, thiết lập, cấu hình, lắp đặt các thiết bị cần thiết theo yêu cầu của Cơ quan điều phối quốc gia VNCERT để Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia triển khai các hệ thống quan trắc và thực hiện giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp cho các hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử và hệ thống thông tin quan trọng khác do mình quản lý.

Cung cấp các thông tin, nhật ký, dữ liệu giám sát và phối hợp chặt chẽ, thực hiện các yêu cầu của Cơ quan điều phối quốc gia trong công tác giám sát, ứng cứu xử lý sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.

Tổ chức đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ, kỹ năng cho đội ngũ nhân lực giám sát an toàn thông tin mạng và nâng cao nhận thức, kiến thức an toàn thông tin cho người dùng và cán bộ liên quan đến hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử. Các bộ, ngành, địa phương tăng cường thuê dịch vụ kỹ thuật và nhân sự trong triển khai giám sát, bảo đảm an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử.

Đầu tư, thiết lập hệ thống thiết bị và thường xuyên triển khai kiểm tra, đánh giá, giám sát mức độ an toàn thông tin cho hệ thống thông tin phục vụ chính phủ điện tử thuộc quyền quản lý.

Định kỳ 6 tháng và hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động của hệ thống quan trắc, giám sát an toàn thông tin mạng cơ sở và việc kết nối, phối hợp, trao đổi thông tin, dữ liệu giám sát, cảnh báo sự cố an toàn thông tin mạng với Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia, gửi Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm VNCERT) tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thu Trang

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Viettel IDC cùng các tập đoàn công nghệ tổ chức hội nghị về điện toán đám mây bền vững

Viettel IDC cùng các tập đoàn công nghệ tổ chức hội nghị về điện toán đám mây bền vững

(LĐTĐ) Ngày 18/3/2024, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit (DCCI Summit) với chủ đề “Phát triển tương lai số bền vững”. Đây là năm thứ 3 Viettel IDC tổ chức hội nghị này với mục tiêu phát triển thị trường Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam.
Hà Nội: Yêu cầu sớm giải quyết kiến nghị của nhà máy điện rác để phát huy hiệu quả

Hà Nội: Yêu cầu sớm giải quyết kiến nghị của nhà máy điện rác để phát huy hiệu quả

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương sớm giải quyết các kiến nghị của các chủ đầu tư nhà máy điện rác, nhằm đưa các dự án vào hoạt động, phát huy hiệu quả để góp phần đảm bảo cung ứng điện cho Thành phố.
Con trai Chủ tịch Tân Hoàng Minh khai về kế hoạch huy động vốn

Con trai Chủ tịch Tân Hoàng Minh khai về kế hoạch huy động vốn

(LĐTĐ) Ngày 19/3, trả lời thẩm vấn tại phiên tòa xét xử vụ Tân Hoàng Minh, hầu hết các bị cáo đều thừa nhận cáo buộc. Trong đó, Đỗ Hoàng Việt - con trai Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh thừa nhận các gói trái phiếu Tân Hoàng Minh bán ra cho nhà đầu tư chưa đủ về mặt pháp lý, không đảm bảo giá trị.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tinh thần “3 cùng", lắng nghe và thấu hiểu với doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tinh thần “3 cùng", lắng nghe và thấu hiểu với doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh thông điệp "3 cùng" giữa Chính phủ và các doanh nghiệp. Kêu gọi doanh nghiệp FDI tiên phong trong nhận thức, tư duy và hành động; tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ cho tăng trưởng xanh…
Trường hợp nào phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024?

Trường hợp nào phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024?

(LĐTĐ) Tìm hiểu các trường hợp cần quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024 để tuân thủ pháp luật, tránh rủi ro.
Đề xuất sửa mức đóng, bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Đề xuất sửa mức đóng, bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất sửa đổi mức đóng theo hướng: Người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng; người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài

Không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài

(LĐTĐ) Trước thực trạng công dân Việt Nam, nhất là đối với thanh, thiếu niên bị lừa đi ra nước ngoài làm việc, bị cưỡng bức lao động, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến để thanh, thiếu niên hiểu rằng không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài.

Tin khác

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tinh thần “3 cùng", lắng nghe và thấu hiểu với doanh nghiệp

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tinh thần “3 cùng", lắng nghe và thấu hiểu với doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh thông điệp "3 cùng" giữa Chính phủ và các doanh nghiệp. Kêu gọi doanh nghiệp FDI tiên phong trong nhận thức, tư duy và hành động; tiên phong đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ cho tăng trưởng xanh…
Đề xuất sửa mức đóng, bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Đề xuất sửa mức đóng, bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất sửa đổi mức đóng theo hướng: Người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng; người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Tránh tình trạng tăng lương không theo kịp lạm phát

Tránh tình trạng tăng lương không theo kịp lạm phát

(LĐTĐ) Ban Dân nguyện kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có giải pháp hiệu quả để kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả... tránh tình trạng mức điều chỉnh tăng lương không theo kịp lạm phát.
Tăng trưởng xanh tạo đà cho bước nhảy vọt về phát triển kinh tế

Tăng trưởng xanh tạo đà cho bước nhảy vọt về phát triển kinh tế

(LĐTĐ) Với tiềm năng, vị thế địa kinh tế trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn trong tăng trưởng xanh để có thể chuyển mình, bắt kịp, tiến cùng, vượt lên, đi tắt đón đầu và tạo đà cho một bước nhảy vọt về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
Chỉ đạo khẩn việc thực hiện quy định về hoá đơn điện tử với kinh doanh xăng dầu

Chỉ đạo khẩn việc thực hiện quy định về hoá đơn điện tử với kinh doanh xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa có văn bản hỏa tốc gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh, phân phối xăng dầu về việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định.
Bãi bỏ các loại chứng chỉ không cần thiết, thu gọn chứng chỉ trùng lặp về nội dung

Bãi bỏ các loại chứng chỉ không cần thiết, thu gọn chứng chỉ trùng lặp về nội dung

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu bãi bỏ các loại chứng chỉ không cần thiết, thu gọn các loại chứng chỉ trùng lặp về nội dung; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính.
Đại biểu băn khoăn nguy cơ vỡ Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện

Đại biểu băn khoăn nguy cơ vỡ Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện

(LĐTĐ) Trong bối cảnh trình độ quản lý của các doanh nghiệp còn hạn chế, mức độ rủi ro thị trường tài chính tiền tệ còn lớn, liệu có nguy cơ vỡ Quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung tự nguyện, gây mất mát toàn bộ tiền của người đầu tư hay không?
Thúc đẩy thực chất hợp tác song phương giữa Việt Nam và Uzbekistan

Thúc đẩy thực chất hợp tác song phương giữa Việt Nam và Uzbekistan

(LĐTĐ) Ngày 18/3, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đón và tiến hành hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Uzbekistan Bakhtiyor Saidov nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17 - 19/3.
Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì về giá vé máy bay cao?

Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì về giá vé máy bay cao?

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, vừa qua giá vé máy bay dù có tăng nhưng các công ty vẫn lỗ. Bây giờ Bamboo cắt giảm nhiều đường bay, Vietjet cũng khó khăn, Vietnam Airlines thì lỗ đến 37.000 tỷ đồng...
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 38 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 38 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ngày 18/3/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 38. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Xem thêm
Phiên bản di động