Gánh nặng nợ công và bài toán chi tiêu

Theo thông tin tại buổi họp báo chuyên đề về quản lý tài chính các chương trình sử dụng vốn vay ưu đãi cho đầu tư phát triển (ODA) do Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) tổ chức ngày 25/10 thì mỗi năm Việt Nam phải trả nợ vay ODA khoảng 1 tỉ USD. 
ganh nang no cong va bai toan chi tieu Quyết liệt giảm bội chi
ganh nang no cong va bai toan chi tieu Hiệu quả sử dụng vốn vay và nợ công: Nhìn từ sự lựa chọn dự án
ganh nang no cong va bai toan chi tieu Các đại dự án đường sắt đô thị: Đội vốn, không hẹn ngày về đích

Trong khi đó, tại cuộc thảo luận dự án Luật về Hội ở nghị trường các đại biểu Quốc hội cho rằng mỗi năm ngân sách cấp cho các hội, tổ chức… lên tới 14.000 tỉ đồng là quá lớn.

ganh nang no cong va bai toan chi tieu
Cần giải quyết bài toán nợ công và chi tiêu công để nền kinh tế phát triển bền vững.

Cứ mỗi năm phải trả 1 tỉ USD vốn vay

Theo ông Hoàng Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, trong 10 năm (2005 - 2015), tổng số vốn ODA của Việt Nam đã ký kết ước khoảng 45 tỉ USD, trong đó tập trung chủ yếu ở lĩnh vực phát triển hạ tầng, y tế, giáo dục, biến đổi khí hậu, nông nghiệp...

Số liệu từ Bộ Tài chính cho thấy, trong giai đoạn 10 năm trở lại đây (2005 - 2015), tổng số vốn ODA, vay ưu đãi được ký kết khoảng 45 tỉ USD. Tổng số vốn ODA và vốn vay ưu đãi chưa giải ngân của các chương trình, dự án đã ký kết chuyển tiếp từ thời kỳ 2011 - 2015 sang thời kỳ 2016 - 2020 hiện còn khá lớn, khoảng gần 22 tỉ USD.

Và theo báo cáo chưa đầy đủ của các bộ, ngành và địa phương, tổng nhu cầu huy động và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi thời kỳ 2016-2020 sẽ khoảng 39,5 tỉ USD. Trong khi đó, về nợ công, quy mô nợ công hiện nay đang áp sát ngưỡng kiểm soát do Quốc hội đề ra . Vì vậy, nếu không có các biện pháp để tự chủ về tài chính, gánh nặng nợ công sẽ ngày một lớn.

Và mặc dù, vốn vay ODA vẫn nằm trong hạn mức cho phép, song trung bình dự toán trả nợ gốc và lãi vốn ODA khoảng 1 tỉ USD (tương đương 22.033 tỷ đồng).

Điều đáng nói, nếu như trước những năm 2010, lãi suất vay ODA rất thấp, thì kể sau năm 2010 khi Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình, mức độ ưu đãi của các khoản cho vay của các đối tác phát triển dành cho Việt Nam không chỉ giảm xuống mà lãi suất vay ưu đãi cùng dần điều chỉnh theo hướng tăng lên với lãi suất 2% - 3,5%.

Cũng liên quan đến điều kiện và mức lãi suất vay, ông Hải cho hay, tới đây Ngân hàng thế giới (WB) sẽ nhóm họp và ra quyết định Việt Nam cùng một số quốc gia khác có tốt nghiệp IDA (không thuộc nhóm nước thu nhập thấp) hay không.

Nếu Việt Nam được bỏ phiếu tốt nghiệp IDA thì sẽ không được vay ODA theo điều kiện. Và như vậy nếu các nước công nhận IDA với Việt Nam các khoản vay ODA sẽ bị thắt chặt hơn, thời gian trả nợ cũng nhanh hơn, lãi suất cho vay cũng cao hơn.

Để đảm bảo cân đối tài chính, cũng như sử dụng hiệu quả nguồn ngốn vay ODA, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 02 về tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công. Theo đó, nợ công chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển, xây dựng các công trình kinh tế xã hội quan trọng, thiết yếu theo quy hoạch.

Tăng dần tỷ lệ cho vay lại, giảm dần tỷ lệ cấp phát đối với các khoản Chính phủ vay về cho vay lại. Đồng thời, Bộ Tài chính đã áp dụng Thông tư 111 từ 30/6/2016 với một số quy định mới như hướng dẫn rõ nội dung và quy trình xác định cơ chế tài chính ngay từ khâu đề xuất chương trình, dự án; quy định về khâu lập kế hoạch và kiểm soát chi, quản lý giải ngân; quy định về quy trình kiểm soát chi, đối với vốn ODA, vốn vay ưu đãi áp dụng quy trình chung về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp, thanh toán chi giải phóng mặt bằng...

Phải cơ cấu lại chi tiêu công

Đi vay để đầu tư phát triển và không đủ tiền phải đi vay là chuyện bình thường. Giàu như các quốc gia đã phát triển, hiện tại nợ công cũng đang rất cao. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa các quốc gia đã phát triển, đang phát triển làm gì để phát huy hiệu quả nguồn vốn đi vay, tránh để lại gánh nặng nợ nần cho quốc gia mới là điều quan trọng.

Bàn về vấn đề nợ và chi tiêu công ( trong đó có chi cho bộ máy hưởng lương) chuyên gia kinh tế - PGS- TS Vũ Quang Thọ từng nói với phóng viên, ngay từ thời xưa khi cấu trúc nền kinh tế cũng như cấu trúc Nhà nước còn chưa hoàn thiện, không ít vương triều cũng đề ra chuẩn mực trong việc sử dụng quan lại đó là cứ bao nhiêu dân thì cần có một vị quan.

Nay khi cấu trúc Nhà nước và nền kinh tế đã rất hiện đại, tại sao chúng ta không áp dụng mô hình này để giảm bộ máy hưởng lương nhiều như hiện nay.

Chúng ta không thể phủ nhận, trong suốt những năm qua nền kinh tế đã có những bước phát triển chưa từng có, song việc cân đối thu - chi trong nền kinh tế vẫn chưa thực hiện được. Năm nào bội chi cũng lớn, dẫn đến phải đi vay để đầu tư - phát triển.

Theo đánh giá của các chuyên gia, sở dĩ chúng ta phải đi vay nhiều khiến trần nợ công đang gần chạm mức cho phép của Quốc hội ngoài nguyên nhân đầu tư dàn trải, hiệu quả đầu tư thấp (Gang thép Thái Nguyên; Xơ sợi Đình Vũ - Hải Phòng; Đạm Ninh Bình…) phải kể đến việc chi tiêu công chưa hợp lý.

Bằng chứng trong khi cơ quan của Bộ Tài chính tổ chức họp báo về bức tranh ODA thì cũng là thời điểm các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường dự án Luật về Hội, tại đây nhiều đại biểu cho rằngtrong khi ngân sách Nhà nước đang hết sức khó khăn, thì mỗi năm ngân sách bỏ ra đến trên 14 nghìn tỉ đồng để chi cho các tổ chức hội, tổ chức xã hội…

Các hội, tổ chức xã hội hàng năm đã tiêu số tiền ngân sách lớn như vậy, nhiều đại biểu cho rằng, vậy cả một bộ máy hưởng lương như hiện nay (hệ thống chính trị, chính quyền, đơn vị sự nghiệp) sẽ tiêu tốn bao nhiêu tiền ngân sách? Thế nên, không ít đại biểu nói, làm ra chưa đủ chi, nên vay nước ngoài rất lớn, nếu chúng ta vẫn duy trì bộ máy hưởng lương của các cơ quan đơn vị như hiện nay thì ngân sách đâu chịu nổi.

Thậm chí, nhiều đại biểu còn đưa ra bất cập trong chính sách tiền lương và phụ cấp ví như một số ngành như Ngân hàng chính sách, tài chính, hải quan, tổ chức chính trị- xã hội hệ số phụ cấp ngành, chức vụ khá cao, trong khi như ngành Y làm việc rất vất vả thì hệ số phụ cấp lại rất thấp. Bộ máy hưởng lương cồng kềnh, hệ số phụ cấp bất cập càng dẫn tới ngân sách chi cho nuôi bộ máy ngày một cao.

Bàn về vấn đề nợ và chi tiêu công (trong đó có chi cho bộ máy hưởng lương) chuyên gia kinh tế - PGS - TS Vũ Quang Thọ từng nói với phóng viên, ngay từ thời xưa khi cấu trúc nền kinh tế cũng như cấu trúc Nhà nước còn chưa hoàn thiện, không ít vương triều cũng đề ra chuẩn mực trong việc sử dụng quan lại đó là cứ bao nhiêu dân thì cần có một vị quan.

Nay khi cấu trúc Nhà nước và nền kinh tế đã rất hiện đại, tại sao chúng ta không áp dụng mô hình này để giảm bộ máy hưởng lương nhiều như hiện nay.

Còn một chuyên gia kinh tế khác thì nói với phóng viên rằng, nếu theo tỷ giá hiện hành, mỗi năm Việt Nam trả nợ khoảng 1 tỉ USD, con số này là rất lớn. Nếu không sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, không đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế và tái cơ cấu chi tiêu công thì số nợ phải trả ngày một tăng lên.

Tuy nhiên, nếu so sánh con số 22,3 nghìn tỉ đồng phải trả nợ hàng năm với số tiền 14 nghìn tỉ đồng chi cho chi tiêu của các hội, tổ chức xã hội… thì vẫn chưa phải là quá lớn. Vấn đề đặt ra, nếu chúng ta triệt để thực hiện việc tái cơ cấu bộ máy hưởng lương, thì chắc chắn nguồn ngân sách tiết kiệm được sẽ rất lớn. Đây sẽ là nguồn kinh phí để đầu tư cho các lĩnh vực khác, một phần để trả nợ.

Bình luận nội dung này, PGS Thọ cho hay, tín hiệu lạc quan không chỉ riêng Hà Nội mà các địa phương, bộ, ngành khác cũng đang tích cực triển khai Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Để thực hiện hiệu quả hơn Nghị quyết 39 cũng như góp phần giảm gánh nặng ngân sách cần tính đến việc hợp nhất một số cơ quan có chức năng, nhiệm vụ khá giống nhau của hệ thống chính trị và hệ thống chính quyền gắn với thực hành triệt để tiết kiệm chi tiêu công

Hương Phạm - N. Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phê duyệt, điều chỉnh chủ trương 25 dự án sử dụng vốn đầu tư công cấp Thành phố

Phê duyệt, điều chỉnh chủ trương 25 dự án sử dụng vốn đầu tư công cấp Thành phố

(LĐTĐ) Chiều 29/3, tại kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI xem xét, quyết nghị nội dung về Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2024; cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 cấp Thành phố và phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố; cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND Thành phố đối với một số cán bộ đã điều chuyển công tác khác.
Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.

Tin khác

Cần đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội

Cần đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành phố Hà Nội đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội; khẩn trương hoàn thành rà soát lại một số nội dung về nguồn vốn Dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo để đủ điều kiện phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Đề xuất lắp camera phạt nguội trên đường Vành đai 3

Đề xuất lắp camera phạt nguội trên đường Vành đai 3

(LĐTĐ) Chiều 28/3, tại cuộc họp báo của UBND thành phố Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng - Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, đã thông tin về việc đề xuất, báo cáo Bộ Công an lắp đặt hệ thống camera phạt nguội trên tuyến đường Vành đai 3.
Hai phương án về hưởng BHXH một lần: Đại biểu cho rằng chưa thỏa đáng

Hai phương án về hưởng BHXH một lần: Đại biểu cho rằng chưa thỏa đáng

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, chiều 27/3, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần tiếp tục được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng một lần

Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng một lần

(LĐTĐ) Theo quyết định mới vừa được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký ban hành, từ 15/5, giá điện được xét điều chỉnh 3 tháng một lần khi chi phí đầu vào tăng từ 3% trở lên.
3 vấn đề lớn của phong trào thanh niên trong thời đại mới

3 vấn đề lớn của phong trào thanh niên trong thời đại mới

(LĐTĐ) Chia sẻ với thanh niên tại buổi gặp mặt và đối thoại, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các phong trào thanh niên tập trung vào nâng cao năng lực công nghệ thông tin, học tập ngoại ngữ và bảo vệ vệ sinh môi trường.
Uống rượu, bia, “chỉ dắt xe” có bị phạt vi phạm nồng độ cồn?

Uống rượu, bia, “chỉ dắt xe” có bị phạt vi phạm nồng độ cồn?

(LĐTĐ) Do có 2 luồng quan điểm khác nhau, Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh thiết kế 2 phương án: Phương án 1 là cấm tuyệt đối nồng độ cồn, áp dụng đối với tất cả các loại phương tiện giao thông đường bộ; phương án 2 là giữ nguyên như Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Bị trừ hết điểm giấy phép lái xe, người vi phạm phải kiểm tra kiến thức pháp luật

Bị trừ hết điểm giấy phép lái xe, người vi phạm phải kiểm tra kiến thức pháp luật

(LĐTĐ) Người lái xe vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở mức độ nghiêm trọng sẽ bị trừ điểm giấy phép lái xe và trong thời hạn 12 tháng không bị trừ điểm khi đang còn điểm sẽ được phục hồi đủ 12 điểm.
Đề xuất Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư

Đề xuất Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư

(LĐTĐ) Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác, gồm: Đ­ường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo hình thức đầu tư công; đư­­­­­­ờng cao tốc được đầu tư theo các hình thức khác khi kết thúc hợp đồng, chuyển giao cho Nhà nước.
Xem thêm
Phiên bản di động