Các đại dự án đường sắt đô thị: Đội vốn, không hẹn ngày về đích

Hàng loạt dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM bị vỡ tiến độ, đội tổng mức đầu tư trên quy mô lớn, đang để lại những hệ lụy xấu cho giao thông đô thị, đồng thời gia tăng gánh nặng nợ công cho đất nước.

 Các đại dự án đường sắt đô thị: Đội vốn, không hẹn ngày về đích

 

Tiến độ chậm, vốn đội nhanh

 

Đến thời điểm này, đã có thể khẳng định, giá thành Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông do Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) làm chủ đầu tư, sử dụng vốn ODA và công nghệ Trung Quốc, chắc chắn không dừng ở con số 552 triệu USD.

 

 Không chỉ bị đội vốn, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông còn liên tục vỡ tiến độ. Ảnh: Đ.T

Thay vào đó, để hoàn thành 13,05 km đường sắt đôi, khổ 1.435 mm chạy trên cao với 12 ga, từ Cát Linh đến Bến xe Yên Nghĩa, cùng hệ thống thiết bị khai thác gồm đoàn tàu có khả năng chở được 100.000 lượt khách/ngày đêm, sẽ cần thêm 339 triệu USD (tăng 70%).

 

Điều đáng nói là, chỉ riêng Gói thầu số 1 - gói thầu chính của Dự án bao gồm các phần việc: thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp được trao cho Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc (Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc) thực hiện - đã phát sinh thêm khoảng 250,8 triệu USD.

 

Trên thực tế, nếu chủ đầu tư không quyết liệt “ép” tổng thầu, chi phí Dự án sẽ không dừng ở đây, bởi trước đó, trong Văn bản số 1340/2013/CRGS/NHHĐ, Tổng thầu từng đề nghị bổ sung cho Hợp đồng EPC thêm 258,4 triệu USD, chưa bao gồm chi phí dự phòng 25,8 triệu USD.

 

Như vậy, nếu được Bộ GTVT chấp thuận, tổng mức đầu tư Dự án sẽ vào khoảng 891 triệu USD, đẩy chi phí bình quân đầu tư 1 km đường sắt đô thị của tuyến Cát Linh - Hà Đông lên 68,5 triệu USD.

 

Không chỉ bị đội vốn, Dự án còn liên tục vỡ tiến độ, thậm chí có giai đoạn không hẹn được ngày về đích. Mặc dù công trình chính thức được động thổ vào tháng 10/2011, nhưng Hợp đồng EPC đã được Cục Đường sắt Việt Nam trao cho Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc từ tháng 5/2009, với tổng giá trị 350,6 triệu USD. Theo Điều 8, Hợp đồng EPC, thời gian thực hiện không được vượt quá 48 tháng, trừ các trường hợp chậm trễ không do lỗi của nhà thầu.

 

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, quyền Tổng giám đốc Ban Quản lý các dự án đường sắt, công trình chỉ có thể khai thác thương mại vào ngày 31/12/2015, tức là mất tròn 7 năm thi công nếu căn cứ vào tiến độ gốc được Bộ GTVT phê duyệt vào tháng 10/2008.

 

“Hiện Ban quản lý dự án mới chỉ kiểm soát được tiến độ thi công trên công trường. Khả năng vận hành thương mại Dự án vào tháng 12/2015 phụ thuộc rất lớn vào việc đóng các đoàn tàu ở Trung Quốc mới đang trong giai đoạn đấu thầu”, ông Hùng cho biết.

 

Cần phải nói thêm rằng, nếu không được Bộ GTVT ra tay “giải cứu” bằng một loạt biện pháp mạnh như: thay thế cả chủ đầu tư, lãnh đạo Ban quản lý dự án lẫn các nhà thầu phụ yếu kém…, dự án nổi tiếng với kiểu thi công “cắc bụp”, gây vô số phiền toái của người tham gia giao thông Thủ đô này chắc chắn không thể về đích vào cuối năm sau.

 

Tuy nhiên, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa phải là công trình đường sắt đô thị giữ kỷ lục về đội vốn và thời gian thi công kéo dài. Đứng đội sổ trong danh sách 7 dự án đường sắt đô thị đang trong giai đoạn triển khai là tuyến Bến Thành - Suối Tiên do Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị TP.HCM làm chủ đầu tư.

 

Dự án sử dụng vốn vay ODA có tổng mức đầu tư lên tới 47.325 tỷ đồng, tăng 172% so với chi phí dự toán lập năm 2007. Bên cạnh đó, ngay cả khi bám sát tiến độ điều chỉnh vào năm 2011, công trình được kỳ vọng là tạo sự chuyển biến lớn giao thông nội đô TP.HCM sẽ mất tổng cộng gần 13 năm.

 

Điều đáng báo động là, toàn bộ 7 dự án đường sắt đô thị đang được triển khai đều có chung đặc điểm, trong khi mục đích, công năng không thay đổi, nhưng vốn bị đội rất mạnh (từ 61% đến 172%), thời gian kéo dài, thậm chí có trường hợp còn không thể định lượng chính xác thời gian hoàn thành.

 

Nghiên cứu sơ sài, thi công lĩnh đủ

 

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội, bước nghiên cứu khả thi (FS) do tư vấn ngoại lập quá sơ sài, khung tiêu chuẩn pháp lý thiếu là những lý do chính dẫn tới 2 yêu cầu quan trọng nhất đối với một dự án đường sắt đô thị liên tục bị vỡ sau các bước triển khai thực tế.

 

Cụ thể, Dự án Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội trong FS, tư vấn đề xuất đi ngầm từ Núi Trúc đến ga Hà Nội, nhưng trong bước thiết kế kỹ thuật lại cho đi ngầm từ Voi Phục, nên kéo dài phần đi ngầm gần 2 km. Tuyến này trong bước lập FS có tổng mức đầu tư là 538 triệu euro, nhưng chỉ cần rà soát trên giấy đã vọt lên 738 triệu euro và tăng lên 1,176 tỷ euro trong bước thiết kế kỹ thuật.

 

Ông Hùng lý giải một lý do nữa là bộ máy quản lý dự án mới tiếp cận loại hình này, nên phụ thuộc quá nhiều vào tư vấn, nhà tài trợ. Bên cạnh đó, các bộ, ngành chưa thực sự vào cuộc, còn phó mặc cho chủ đầu tư, trách nhiệm của các ngành với các dự án chưa cao, thiếu sự giải quyết đồng bộ cũng khiến công trình chỉ xuất hiện trên các bản vẽ, dù tốn rất nhiều thời gian.

 

Chia sẻ quan điểm này, ông Bùi Xuân Cường, Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho rằng, ở Việt Nam chưa có kinh nghiệm, không nắm bắt và thiếu hiểu biết đầy đủ về đường sắt đô thị, nên gần như là tính toán tù mù. 

 

“Từ đầu không nắm được tiêu chuẩn kỹ thuật nên không quản được, tư vấn nói thế nào mình phải chấp nhận mà hầu như không có tính phản biện. Không làm chủ được nên đàm phán hợp đồng toàn bị ép...”, ông Cường nói.

 

Ông Trần Đức Toàn, Phó vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đặt vấn đề: “Nói do thay đổi cơ chế của ta chỉ đúng một phần, còn phần thiết bị mới tăng vốn nhiều. Tại sao trong vòng 2 năm, có công nghệ gì mới mà tăng nhiều thế? Phải chăng chúng ta không biết, họ nói gì thì nghe vậy? Việc này cần phải xem xét lại”.

 

Cần phải nói thêm rằng, việc tăng tổng mức đầu tư tại các dự án đường sắt đô thị sẽ gây khó khăn rất lớn cho Chính phủ trong việc điều tiết nguồn vốn đối ứng, tạo gánh nặng nợ công cho Chính phủ.

 

Đó là chưa kể đến việc, hiện cả nước chỉ có 7 dự án đang xây dựng, nhưng sử dụng tới 4 loại công nghệ, tiêu chuẩn khác nhau (Nhật Bản, Trung Quốc, Đức, Pháp) sẽ khiến Việt Nam sẽ mất một khoản đầu tư lớn trong việc tích hợp công nghệ, đồng thời gây khó khăn khi tiến hành kết nối các tuyến đường sắt đô thị,

 

“Các dự án làm bao lâu không xong, bụi mù mịt, gây cản trở giao thông dẫn tới những bức xúc trong nhân dân. Tổng mức đầu tư thì đưa ra rồi lại điều chỉnh tăng lên, nói là tiền vay nước ngoài, nhưng cuối cùng người dân vẫn phải nộp thuế để trả cho nước tài trợ vốn”,  Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng nhấn mạnh.

 

Được biết, Bộ GTVT đã đề xuất với Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo các dự án đường sắt đô thị do Bộ trưởng Bộ GTVT làm Trưởng ban, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông và Nguyễn Hồng Trường tham gia, với sự tham gia của lãnh đạo TP. Hà Nội và TP.HCM, các ban, ngành và cơ quan liên quan.

 

Theo ông Nguyễn Ngọc Long, Phó chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam, đã đến lúc bộ chủ quản cần tập trung lập kế hoạch, nội dung và phương pháp rà soát tổng thể đối với hàng loạt dự án có cùng tình trạng đội vốn, để tìm chính xác các nguyên nhân và biện pháp khắc phục, xử lý các vấn đề liên quan đối với từng nhóm nguyên nhân cụ thể.

 

“Nếu tìm ra được cả những nguyên nhân do sức ép từ nhà tài trợ vốn thì cũng phải báo cáo rõ với cấp có thẩm quyền để xem xét, điều chỉnh kịp thời”, ông Long đề xuất.

 

Theo Anh Minh/ báo Đầu tư

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 4/11, thị trường dầu thế giới ghi nhận xu hướng tăng, mặc dù dự báo giá hàng hóa toàn cầu sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm vào năm 2025, do nguồn cung dầu mỏ dồi dào. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 69,33 USD/thùng, tăng 0,33%. Giá dầu Brent đạt 72,94 USD/thùng, tăng 0,4%.
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 4/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.242 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,32 điểm.
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định

Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định

(LĐTĐ) Hôm nay (4/11), sau nhiều phiên gần đây, giá vàng nhẫn thường biến động cùng chiều với thị trường thế giới. Trong bối cảnh giá vàng thế giới giảm mạnh, vàng nhẫn trong nước đang đối diện nguy cơ giảm theo.
Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

(LĐTĐ) Tổng cục Thuế khẳng định, công tác quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cả trong nước và sàn TMĐT có yếu tố xuyên biên giới mà hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đều được cơ quan thuế Việt Nam thực hiện quản lý thuế chặt chẽ, đảm bảo thu đúng, thu đủ, công bằng, minh bạch theo đúng quy định pháp luật thuế của Việt Nam.
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng

Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn trong 10 tháng năm 2024 đã đạt 425,2 nghìn tỷ đồng, vượt 4,1% so với dự toán cả năm và tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/11/2024), thị trường xăng dầu thế giới chốt phiên cuối tuần với tín hiệu hạ nhiệt, đánh dấu sự ổn định sau nhiều phiên tăng mạnh. Dưới đây là diễn biến chính của giá dầu trong tuần qua.
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao

Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao

(LĐTĐ) Sáng nay (3/11/2024), tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.242 đồng, giảm tuần 13 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,32 điểm - tăng tuần 0,06%.
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024

Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024

(LĐTĐ) Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu về vàng vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng gia tăng mạnh trong bối cảnh giá kim loại quý này liên tiếp phá đỉnh. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, ngược chiều thế giới, nhu cầu vàng bất ngờ sụt giảm trong quý 3/2024.
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay 3/11, giá vàng thế giới giảm nhẹ khoảng 1,9% so với đỉnh 2,790 USD. Vàng nhẫn tròn giảm 100 nghìn đồng/lượng xuống 89 triệu đồng/lượng.
Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua

Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua

(LĐTĐ) Sáng nay (2/11/2024), giá dầu thô trên thị trường quốc tế ổn định nhẹ sau một tuần giảm do những yếu tố như căng thẳng tại Trung Đông và sản lượng dầu kỷ lục từ Mỹ. Cụ thể, giá dầu thô WTI 69,33 USD/thùng, tăng nhẹ 0,33% (tương đương 0,23 USD), dầu Brent 72,94 USD/thùng, tăng 0,4% (tương đương 0,29 USD).
Xem thêm
Phiên bản di động