Đừng nên ảo tưởng về 4G
Thị trường ICT Việt: "Nóng" cùng 4G! | |
Việt Nam đang lợi thế hưởng lợi công nghệ mới nhất của 4G |
Rất nhiều dự đoán đã được đưa ra về việc 4G sẽ tạo ra một sự "bùng nổ", "đột phá" cho thị trường viễn thông Việt Nam. Người dùng háo hức với những tuyên bố như tốc độ lướt web của 4G nhanh gấp 10 lần 3G, video clip sẽ có thể chạy mượt thay vì "nấc cụt" như hiện nay. Một số nhà mạng lo sợ, nếu không triển khai 4G khẩn trương, cơ hội sẽ tuột mất và Việt Nam sẽ chậm chân hơn các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, như mọi cuộc chơi kinh tế khác, 4G không phải là cuộc chơi đơn giản, nơi những người tham gia chỉ "toàn thắng, không thua". Sự đầu tư khổng lồ mà công nghệ này đòi hỏi ở các nhà mạng đòi hỏi họ phải có một cái đầu "lạnh" và cách tiếp cận thận trọng. Ngay cả người dùng cũng vậy, họ cần tìm hiểu kỹ trước khi lên đời điện thoại, vì giá bán hiện hành của những smartphone hỗ trợ 4G không hề rẻ.
2016: Chưa phải giờ vàng!
Dù một số nhà mạng trong nước đã rục rịch triển khai thử nghiệm 4G, cũng như Bộ TT&TT đã có kế hoạch cấp phép 4G trong năm 2016, song rõ ràng, khả năng để công nghệ này bùng nổ trong năm 2016 là gần như không kịp.
Tính đến thời điểm này, mới chỉ có Viettel thử nghiệm 4G ở Vũng Tàu và VNPT VinaPhone thử nghiệm 4G ở Phú Quốc, TP.HCM. Nhà mạng lớn còn lại là MobiFone thể hiện rõ sự cẩn trọng khi vẫn chưa tiết lộ kế hoạch cụ thể về việc thử nghiệm 4G, trong khi FPT Telecom dự định thí điểm 4G ở phương diện khác, nặng về hạ tầng đường truyền hơn là cung cấp dịch vụ.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, người trực tiếp phụ trách lĩnh vực viễn thông, nhận định rằng 2016 có thể là thời điểm "chín muồi" cho 4G vì kinh nghiệm triển khai 4G trên thế giới đã được tổng kết tương đối đầy đủ, và nhìn vào đó, các nhà mạng VN có thể tránh được những thất bại, học hỏi những bài học thành công để xây dựng chiến lược đầu tư, kinh doanh hiệu quả ngay từ đầu. "Có thể nói, năm 2016 hội tụ tương đối đầy đủ các điều kiện để VN triển khai băng rộng di động 4G", ông nhận định.
Tuy vậy, nhanh nhất thì cũng phải 6 tháng nữa, các nhà mạng mới tổng kết, đánh giá được kết quả thử nghiệm đã tiến hành. Do đó, việc cấp phép 4G sẽ khó lòng tiến hành trước nửa cuối năm 2016. Sau khi cấp phép, các nhà mạng cũng cần thêm thời gian để xúc tiến các thủ tục... vì thế, sẽ là an toàn hơn nếu coi 2016 là năm "chạy đà" của 4G tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, như chính sự phân tích của đại diện Viettel, thì hiện nay, giá bán của thiết bị đầu cuối 4G vẫn còn cao. Ông Hồ Chí Dũng, Giám đốc Công nghệ của Tập đoàn tin rằng, trong năm 2016, giá thiết bị hỗ trợ 4G phải xuống khoảng 50 USD thì 4G mới có thể bùng nổ được. Thế nhưng mặt bằng giá của các smartphone 4G trên thị trường hiện nay vẫn đang dao động ở ngưỡng 200 - 250 USD, cao hơn nhiều so với thu nhập bình quân của người dân Việt Nam.
Đừng chạy theo nhà sản xuất
Là một người am hiểu về thị trường và "nội tình" của các nhà mạng, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng đã từng đưa ra những khuyến cáo rất thẳng thắn, tâm huyết tới các doanh nghiệp viễn thông. Vị chuyên gia này đề nghị các nhà mạng tính toán kỹ lưỡng thời điểm cũng như bài toán cung - cầu của thị trường khi triển khai 4G, tránh tình trạng "làm chỉ để lấy tiếng, vì muốn chứng tỏ thương hiệu".
Để chứng minh cho quan điểm của mình, ông Lê Nam Thắng cho biết yếu tố đóng vai trò then chốt để lựa chọn thời điểm triển khai 4G chính là phải xem xét nhu cầu người dùng đến đâu. Ai cũng muốn dùng công nghệ tốc độ cao, ổn định, cũng như ai cũng thích đi xe Audi, BMW, nhưng ta cần phải xem trình độ phát triển chung của xã hội ra sao.
"Nếu như lái BMW trên đường toàn xe thồ, xe đạp.. cũng không thể phát huy được hết tốc độ, sức mạnh của xe xịn. Đường giao thông không phân ra làn cho xe tốc độ cao, xe thô sơ thì không giải quyết được điều gì, cũng giống như mạng Việt Nam chưa phân biệt được 2G, 3G, 4G", ông so sánh. Nói cách khác, vấn đề của 3G ở Việt Nam không nằm ở công nghệ, không đạt được tốc độ cao mà thực ra nằm ở chất lượng. Diện phủ sóng của nhà mạng hẹp, quá nhiều người dùng truy cập vào cùng một trạm nên tốc độ thấp.
"Thế thì ta phải hỏi nhà mạng đã triển khai như thế nào? Đường từ Hà Nội vào TP.HCM nếu toàn cao tốc thì di chuyển rất nhanh, nhưng cứ 1 đoạn cao tốc lại xen 1 đoạn tỉnh lộ, 1 đoạn huyện lộ thì tốc độ trung bình không thể cao được". Cách nhà mạng đang triển khai 3G y hệt như vậy, lỗ chỗ, mỗi nơi vài trạm.
Ấy thế nên lời khuyên đưa ra cho người dùng là đừng nên quá ảo tưởng rằng 4G, mọi sự bất cập của 3G như tín hiệu yếu, chỗ có chỗ không, tốc độ ì ạch.... sẽ được giải quyết hết. "Với cách làm ấy thì 4G, 5G cũng thế thôi, không bao giờ đạt được tốc độ như kỳ vọng", vị chuyên gia kỳ cựu cảnh báo.
Nguyên Thứ trưởng nhận định, thời gian gần đây, các nhà sản xuất đăng đàn rất nhiều về việc đã đến lúc phải triển khai 4G, nếu không triển khai thì sẽ bị tụt hậu so với các nước xung quanh. Tuy nhiên, ông cho rằng, các nhà mạng cần tránh bị cuốn theo tuyên bố của nhà sản xuất, vì bản thân họ cũng có lợi ích từ đó.
Đồng quan điểm, ông Phạm Đức Long, TGĐ Tập đoàn VNPT cũng có cái nhìn khá thận trọng về 4G. Chia sẻ với VietNamNet, ông Long đánh giá 4G cũng có thể tạo ra sự đột phá cho những ai biết nắm thời cơ, nhưng công nghệ này cần sự chín muồi về thiết bị đầu cuối và ứng dụng chứ không phải chín muồi về diện phủ sóng.
"Quan trọng là cái gì chạy được trên 4G, chứ làm hạ tầng thì rất nhanh.... Chúng ta cần hết sức tỉnh táo, nếu không dễ rơi vào bẫy của nhà sản xuất", ông Long cảnh báo. Riêng với Tập đoàn, mọi điều kiện đều sẵn sàng, có thể "nhấn nút chạy bất cứ lúc nào" nhưng tinh thần chung là vẫn rất thận trọng, cần có sự nhìn nhận, đánh giá tổng thể về thị trường trước khi bắt tay vào làm.
Ngay cả các hãng điện thoại cũng thận trọng không kém. Trong một lần chia sẻ gần đây, đại diện Oppo thừa nhận hãng này đã sẵn sàng để tích hợp 4G vào các smartphone tầm trung, nhưng vẫn phải đợi các nhà mạng để tránh bị "việt vị" về mặt công nghệ.
Chẳng hạn như một số smartphone tầm trung, giá khoảng 4 triệu hiện nay đã được tích hợp 4G. Nhưng khi bán tại Việt Nam, nhà sản xuất vẫn chưa "mở" 4G mà chỉ hỗ trợ 3G. Lý do là họ phải đợi nhà mạng công bố chuẩn 4G chính thức, sau đó đo băng thông cụ thể và tích hợp 4G vào sản phẩm để tránh tình trạng "lệch pha", không kết hợp được với 4G của nhà mạng.
Đây cũng chính là lời giải thích cho việc vì sao iPhone, mẫu smartphone cao cấp nhất thị trường hiện nay và đã tích hợp 4G, lại chưa thể test thử mạng 4G trong nước nếu cài đặt các phiên bản iOS gần đây.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia
Vinatex: Phát triển sản xuất kinh doanh, quan tâm chăm lo người lao động
“Chuyến xe Công đoàn - Xuân Ất Tỵ 2025” đến với công nhân lao động khó khăn
UDIC đoạt Danh hiệu TOP 20 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ
Chủ tịch Quốc hội: Kết hợp hài hòa giữa quản lý hiệu quả với kiến tạo phát triển
Nhà hát Múa rối Thăng Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
Tin khác
Công nghệ pin đột phá: Vượt qua giới hạn của pin lithium - ion
Công nghệ 08/12/2024 08:21
Phát triển hệ thống mới thay thế GPS
Công nghệ 05/12/2024 07:03
Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo
Công nghệ 26/11/2024 21:54
Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam
Công nghệ 21/11/2024 13:54
Apple sắp ra mắt thiết bị nhà thông minh kết hợp AI
Công nghệ 15/11/2024 07:20
Google thử nghiệm tìm kiếm bằng giọng nói liền mạch và phản hồi cực nhanh
Công nghệ 12/11/2024 07:53
Trí tuệ nhân tạo (AI) - Bước đột phá giúp hoàn thiện bản đồ não bộ con người
Công nghệ 11/11/2024 07:30
MacBook Pro thế hệ tiếp theo, nâng tầm trải nghiệm người dùng
Công nghệ 05/11/2024 09:49
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Công nghệ 02/11/2024 20:33
Meta phát triển nền tảng tìm kiếm AI độc lập
Công nghệ 30/10/2024 19:06