Đừng để học tập là “cuộc đua” bất tận (Kỳ cuối)
Khi phụ huynh vừa là nạn nhân, vừa là người góp sức: Nỗi khổ kép (Kỳ 1) |
Khát khao của người lớn…
Chỉ cần gõ dòng chữ “áp lực thi cử” trên thanh tìm kiếm của Google, mạng xã hội Facebook, có thể dễ dàng nhận được khoảng 18.300.000 kết quả được đưa ra trong 0,41 giây. Hàng loạt bài báo với tiêu đề: “Áp lực thi cử”, “Tự tử vì áp lực thi cử”, “Phát điên vì điểm số”… có thể khiến nhiều người giật mình. Kỳ thực trên phương diện giáo dục, học tập thường có rất ít phụ huynh “bình chân như vại” trước cơn lốc học thêm. Cũng có rất ít phụ huynh sẵn sàng chấp nhận điểm số thấp của con như một lẽ thường… Hệ lụy nhãn tiền là đại bộ phận tấm bằng đại học vẫn là “tấm vé thông hành” vào đời.
Còn nhớ, cách đây ít lâu, bức thư tuyệt mệnh của một nữ sinh 12 tuổi thuộc cấp học THCS tại Hà Tĩnh đã khiến không ít người đau lòng. Cô bé ngoan ngoãn, học giỏi quyết định ra đi sau khi để lại 2 bức thư viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt gửi lời xin lỗi đến bạn bè vì từ nay không thể tham gia học tập, vui chơi cùng các bạn trong lớp được nữa. Đáng nói, nguyên nhân của sự việc bắt nguồn từ áp lực học tập. Vì người trong gia đình nặng lời với em trước giờ đi học sau khi giáo viên phản ánh về kết quả học tập giảm sút.
Các bậc phụ huynh không nên kỳ vọng thái quá vào con, từ đó áp đặt con phải học hành quá sức. (Ảnh minh họa) |
Không nói đâu xa, ngay dịp tổng kết năm học vừa qua, câu chuyện “lạm phát” điểm 10, học sinh giỏi cũng trở thành đề tài bàn thảo gây nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Quanh điểm 10, không khó để nhìn thấy bóng dáng của áp lực học tập đang đè nặng. Đáng nói, trên khía cạnh phụ huynh, không ít người không nhận ra bản thân họ đang gây áp lực học tập cho con. Sự kỳ vọng quá lớn lao của cha mẹ cũng là áp lực vô hình làm cho học sinh luôn có cảm giác “bức bối” về việc học hành. Do vậy, ở lứa tuổi “dở dở ương ương” của các em mà không có sự cảm thông, sẻ chia đúng lúc, kịp thời của thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn đã vô hình trung tạo ra sự uất ức về tâm lý khiến một bộ phận học sinh không kiểm soát được ý thức, lý trí trước những tình huống xung đột, mâu thuẫn với bạn bè.
Anh H.V.Đ (45 Tuổi, trú tại quận Hà Đông) cho biết: Tôi không gây bất cứ áp lực gì cho con. Nhưng là một người cha khi con mình đạt được thành tích cao, tôi rất tự hào và thường xuyên khen con, khoe con với người này người kia. Có thể vì thế mà cháu cảm thấy buộc phải đạt kết quả học tập cao và bị áp lực.
Tại Hội thảo quốc tế “Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch phát triển giáo dục” tổ chức sáng 4/7, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho rằng: Trách nhiệm của Bộ GD&ĐT hoàn toàn nằm ở việc cải thiện chất lượng giáo dục cho từng học sinh, và việc thực thi nhiệm vụ này luôn xoay quanh quyền lợi của học sinh. Để có thể thực sự mang lại lợi ích cho học sinh và giúp các em sẵn sàng cho những cơ hội và thách thức trong thế kỉ 21, Bộ GD&ĐT cần xây dựng kế hoạch hiệu quả cho việc triển khai các trọng tâm giáo dục của Chính phủ để giúp học sinh thành công và cải thiện năng lực cạnh tranh của đất nước. Tầm nhìn của chúng ta cho nền Giáo dục, theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc là: Chúng ta muốn xây dựng một nền giáo dục chất lượng cao, mang đến cho mỗi công dân Việt Nam cơ hội học tập suốt đời để có thể khám phá và phát huy tối đa năng lực bản thân, nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng cuộc sống. Chúng ta hy vọng vào một nền giáo dục có thể khơi gợi toàn bộ tiềm năng cá nhân. Và điều đó có nghĩa hệ thống giáo dục của chúng ta phải được thiết kế đa dạng và tạo điều kiện tới từng cá nhân người học. Chúng ta cần một nền giáo dục có thể đáp ứng được yêu cầu của thế giới hiện đại. Chúng ta mong muốn những công dân Việt Nam sáng tạo, có khả năng thích nghi và thích ứng cao. Những yêu cầu đó chỉ có thể đạt được qua những trải nghiệm giáo dục nhằm tập trung phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân. |
Trong hội nghị trực tuyến toàn quốc về bảo đảm an ninh, an toàn trường học và phòng, chống bạo lực học đường do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa tổ chức mới đây đã chỉ ra, thời gian qua phương pháp dạy học của ngành giáo dục vẫn chủ yếu trang bị kiến thức, nặng về đánh giá kết quả, thành tích theo số lượng (điểm số, số học sinh giỏi, số học sinh lên lớp, số học sinh đoạt giải trong các kỳ thi) mà nhiều trường lớp, nhiều thầy cô giáo ít quan tâm giáo dục thái độ và kỹ năng sống tích cực, nhân văn cho các em. Thế nên, đứng trước một tình huống có vấn đề trong giao tiếp, ứng xử, sinh hoạt, cuộc sống, nhiều em tuy có học lực khá, giỏi nhưng vẫn “lơ ngơ, lác ngác như gà công nghiệp”.
Gánh nặng trên vai con trẻ
Nhìn trên góc độ quản lý giáo dục, hiện có không ít quy định đã trực tiếp hoặc gián tiếp gia tăng áp lực học tập cho học sinh. Chẳng hạn, theo Thông tư 58, Điều 13 tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học theo đó học sinh dễ đạt loại giỏi. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn: Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên; Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5; Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
Do tính điểm trung bình môn nên nhiều học sinh chỉ cần siêng học bài các môn: Sử, Địa, Giáo dục công dân để “bù” cho những môn khó Toán, Văn, Tiếng Anh nhằm dễ đạt điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên. Cần nói thêm rằng với việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh như một số nước có nền giáo dục phát triển thì những môn học được đánh giá bằng điểm số hiện nay theo thông tư 58 không còn phù hợp.
Trở lại câu chuyện áp lực học tập, chia sẻ với truyền thông, TS Vũ Thu Hương (Giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đưa ra quan điểm rằng chuyện áp lực học tập đối với con trẻ thường xuất phát từ chính gia đình. Nói cách khác, nhiều bậc phụ huynh không nắm rõ mục tiêu học tập của con, mà chỉ chăm chăm chú trọng vào thành tích và điểm số trên lớp khiến con trẻ bị áp lực từ sự kỳ vọng. Một bộ phận cha mẹ còn có tâm lý so bì con cái với các bạn đồng trang lứa, từ đó bắt ép con học để không thua kém bạn bè khiến chúng bị áp chế tinh thần. Chính áp lực này đã dồn lên đứa trẻ. Khi đứa trẻ không đạt được mục tiêu, gặp thất bại, thay vì động viên, cha mẹ thường trách cứ khiến trẻ gia tăng áp lực dẫn đến chới với, tuyệt vọng.
Mở rộng quan điểm này, TS Trần Thành Nam (Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng: So với các quốc gia phát triển, chúng ta vẫn đang lo lắng nhiều hơn về việc dạy chữ, dạy tri thức mà chưa để ý nhiều tới sự phát triển sức khỏe tinh thần của các em cũng như việc phát huy tối đa tiềm năng của học sinh. Hiện nay công tác tham vấn học đường đã và đang được triển khai, song số lượng vẫn còn hạn chế. Để giải quyết vấn đề này, phụ huynh cần thời gian để hiểu con có mặt mạnh, yếu ra sao, đồng thời động viên, gieo cho con niềm hy vọng. Từ mục tiêu cụ thể, học sinh sẽ có động lực bên trong để cố gắng không mệt mỏi.
Rõ ràng, đối với các bậc phụ huynh không nên kỳ vọng thái quá vào con, từ đó áp đặt con phải học hành quá sức. Tình yêu thương, quý trọng, niềm tin của cha mẹ dành cho con không nên dừng lại ở những điểm 9, 10 hay những “giải thưởng này, thành tích nọ” con giành được mà quan trọng hơn, cha mẹ cần là động lực, bệ đỡ tinh thần nâng niu từng bước trưởng thành, tiến bộ của con về mọi mặt trong cuộc sống.
P.Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19