Dự án xây dựng Bệnh viện Phụ sản Trung ương: Bao giờ hoàn thành?
Bệnh viện Phụ sản Trung ương đón nhận nhiều danh hiệu cao quý | |
Cửa kính tầng 4 bay xuống sân Bệnh viện Phụ sản |
Đội vốn – chậm tiến độ
Dự án xây dựng nhà B-C, Bệnh viện Phụ sản Trung ương (số 43 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), được Bộ Y tế phê duyệt ngày 11.9.2008 tại Quyết định số 3389/QĐ-BYT, có tổng mức đầu tư là 196.470.000 đồng, trên tổng diện tích xây dựng 13.769m2, được xây dựng bằng ngân sách Nhà nước cấp và vốn vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
Dự án có quy mô 500 giường bệnh, nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên khoa hoàn chỉnh của bệnh viện với các trung tâm sản khoa hiện đại, tham gia đào tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học sinh sản và hợp tác quốc tế.
Dự án được triển khai từ cuối năm 2009, dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2012, nhưng đến nay, sau hơn 6 năm xây dựng, công trình vẫn dở dang và chưa có thời hạn hoàn công. Nhiều bệnh nhân cho rằng, việc mang bầu rất mệt mỏi, nhưng phải nằm ghép 2-3 người/giường, đôi khi còn có cả trẻ sơ sinh nữa là cực hình với sản phụ.
Ông Đoàn Hồng Hải – Trưởng phòng Hành chính Quản trị Bệnh viện Phụ sản Trung ương (thành viên tiểu ban quản lý và tiếp nhận tòa nhà B-C) cho biết: Sau một thời gian thi công, ngày 23.11.2012, Bộ Y tế có văn bản số 4643 phê duyệt lại dự án cải tạo và mở rộng Bệnh viện Phụ sản Trung ương và nâng tổng mức đầu tư lên 348.933.000 đồng, thay cho số vốn ban đầu là 196.470.000 đồng (trong đó vốn ngân sách Nhà nước là 30%); đồng thời, thuê cơ quan quản lý dự án và kéo dài thêm thời gian thi công một năm nữa (2013).
Nhưng đến nay, do dự án chậm tiến độ đã ảnh hưởng tới việc khám, chữa bệnh của bệnh viện và đồng thời mỗi tháng, Bệnh viện Phụ sản Trung ương phải trả lãi suất tiền vay Ngân hàng nhiều tỉ đồng.
Cùng đó, đại diện Bộ Y tế cũng cho rằng, việc tăng vốn là do dự án phải điều chỉnh, cần lắp đặt thêm các thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh, kéo theo đó cần điều chỉnh mặt bằng, nội thất, máy móc một số tầng cho phù hợp, làm cho chi phí đầu tư dự án tăng rất nhiều.
Liệu còn lỗi hẹn?
Trao đổi với PV Báo Lao Động Thủ đô, PGS, TS Vũ Bá Quyết – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương - cho biết: Hiện mặt bằng quá chật hẹp, không còn diện tích nào để làm phòng khám và bệnh viện đang phải dồn và kê được khoảng gần 700 giường so với 1.010 giường theo phê duyệt của bộ.
Dự án nhà B-C với thiết kế 500 giường, nếu được hoàn thành đúng tiến độ thì sẽ không còn tình trạng quá tải như hiện nay. Bởi, hiện nhiều bệnh nhân phải nằm ghép 2-3 mẹ và nhiều khi phải thêm cả 2-3 con/giường.
Trước đó, tại buổi trả lời chất vấn trước Quốc hội về tình trạng quá tải tại các bệnh viện, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã cho biết sẽ giải quyết tình trạng 2-3 bệnh nhân/giường bệnh tại các bệnh viện.
Nhưng việc kéo dài thời gian xây dựng nhà B-C tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã làm lời nói của người đứng đầu ngành y tế đến nay vẫn chưa thực hiện được. Nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, trước sự chỉ đạo của Bộ Y tế, ngày 21.4.20916, Giám đốc Ban QLDA Y tế trọng điểm Nguyễn Chiến Thắng đã có văn bản thông báo với Bệnh viện Phụ sản Trung ương về kế hoạch bàn giao công trình đưa vào sử dụng 2 tầng hầm và 6 tầng của dự án.
Đồng thời, đề nghị bệnh viện có kế hoạch tiếp nhận và triển khai công tác mua sắn các thiết bị nội thất như: Giường tủ, bàn ghế, mành rèm, sơ đồ, biển chỉ dẫn… để công trình đưa vào sử dụng có hiệu quả.
Cũng theo ông Thắng, Ban QLDA Y tế trọng điểm đã tích cực, chủ động tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, chỉ đạo đôn đốc các nhà thầu thi công, thực hiện hoàn thành dự án, đưa công trình vào sử dụng năm 2016. Trước mắt, bàn giao công trình nhà B-C đưa vào sử dụng 6 tầng và 2 tầng hầm trong tháng 6.2016.
Một số người dân đã hồ nghi không biết đây có phải là thông báo cuối cùng không, vì trước đó đã có cam kết là Công trình sẽ hoàn thành giai đoạn 1, từ tầng 1 đến tầng 6 và sẽ đưa vào khai thác sử dụng tháng 9.2015.
Giai đoạn tiếp theo sẽ hoàn thiện các hạng mục còn lại song song với việc khai thác sử dụng 6 tầng dưới, cố gắng đảm bảo kịp tiến độ mà chủ đầu tư mới đề xuất với lãnh đạo Bộ Y tế, nhưng đến nay, công trình vẫn dở dang.
Đỗ Đặng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26