Dự án bãi rác lãng phí tiền tỷ
Sau gần 4 năm, dự án tiêu tốn 23 tỷ đồng nhưng vẫn đang như một cái ao
Dự án Chôn lấp rác thải hợp vệ sinh phía Nam huyện Ứng Hòa được UBND TP Hà Nội giao cho phòng Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) huyện Ứng Hòa làm chủ đầu tư với số tiền lên đến 49 tỷ đồng, trên diện tích 10ha.
Ngày 22/10/2010, UBND huyện Ứng Hòa giao UBND xã Đông Lỗ chuyển 60 hộ dân đang canh tác trên diện tích 3ha tại cánh đồng Dơ (xã Đông Lỗ) sang vị trí khác để xây dựng bãi rác, mục đích đảm bảo xử lý 70% khối lượng chất thải rắn trên địa bàn khu vực phía nam huyện Ứng Hòa, dự kiến hoàn thiện năm 2015.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Phòng TN&MT huyện Ứng Hòa cho biết, hiện dự án đã triển khai được 46% khối lượng công việc và đã giải ngân được 23 tỷ đồng. Theo ông Bình, “vốn có tới đâu làm tới đó, triển khai được hạng mục nào thì giải ngân hạng mục đó, việc chậm tiến độ là do dự án “đói” vốn”.
Trong quá trình triển khai dự án, hàng chục hộ dân còn nảy sinh khiếu kiện. Họ cho rằng, UBND huyện Ứng Hòa lập danh sách bồi thường cho những người không phải là chủ sở hữu diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi phục vụ dự án. Trong khi, 60 hộ dân thôn Mạnh Tân, xã Đông Lỗ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp (sổ đỏ) lại không hề nhận được tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Về việc này, ông Nguyễn Văn Bình cho rằng, ngày 14/8/2013, UBND huyện Ứng Hòa đã có quyết định về việc thông báo hủy sổ đỏ đất nông nghiệp đã cấp cho các hộ dân cá nhân trên địa bàn từ năm 1999. Theo đó, UBND huyện không cần phải ra quyết định thu hồi đất đối với các hộ dân có diện tích đất nông nghiệp nằm trong dự án.
Ông Bình cho biết thêm, UBND huyện đã kiểm kê tài sản trên đất và đã có 7/7 hộ dân ký nhận với số tiền gần 363 triệu đồng. Theo ông Bình, căn cứ vào quyết định hủy sổ đỏ đất nông nghiệp của Huyện, việc bồi thường chỉ thực hiện đối với các hộ có tài sản hình thành trên đất.
Ông Nguyễn Hồng Tuyên, cán bộ địa chính xã Đông Lỗ, cho biết thêm, từ năm 2011 UBND xã đã họp với các hộ dân có diện tích đất nằm trong dự án, hầu hết các hộ đều chấp thuận chuyển đổi sang khu vực khác để canh tác. Tuy nhiên, khi PV đề nghị cung cấp biên bản ký kết của các hộ dân thì ông Tuyên nói mới làm công việc này nên chưa nắm được. Trong khi đó, các hộ dân khẳng định không có chuyện họ chuyển đổi đất nông nghiệp của mình sang vị trí khác.
Nguồn TPO
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31