"Đồng chí Đỗ Mười – Nhà lãnh đạo tài năng, Tổng Bí thư kiên định, sáng tạo trong sự nghiệp đổi mới"

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có tựa đề "Đồng chí Đỗ Mười - Nhà lãnh đạo tài năng, Tổng Bí thư kiên định, sáng tạo trong sự nghiệp đổi mới".  
dong chi do muoi nha lanh dao tai nang tong bi thu kien dinh sang tao trong su nghiep doi moi Lãnh đạo các nước gửi Điện chia buồn việc Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từ trần

Là một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, suốt đời tận tụy với Đảng, với Tổ quốc, hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, đồng chí Đỗ Mười đã có những đóng góp to lớn cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đồng chí Đỗ Mười tham gia hoạt động trong Cao trào cách mạng Dân chủ, năm 1939 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1941, đồng chí bị chính quyền thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù và bị giam tại nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội. Năm 1945, đồng chí vượt ngục thành công, tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Đông và được cử giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đồng chí giữ các chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam; Bí thư Tỉnh ủy, kiêm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến - Hành chính tỉnh Nam Định; Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình; Khu ủy viên Khu ủy Khu III, phụ trách 2 tỉnh Ninh Bình và Hòa Bình; Phó Bí thư Liên Khu ủy III kiêm Phó Chủ tịch ủy Ban Kháng chiến - Hành chính Liên khu III, Chính ủy Tư lệnh Liên khu III; Bí thư Khu Tả ngạn Sông Hồng, kiêm Chủ tịch ủy ban Kháng chiến - Hành chính và Chính ủy Quân khu Tả ngạn Sông Hồng.

Đây là những địa bàn chiến lược trọng yếu, dưới sự chỉ huy của đồng chí Đỗ Mười, quân và dân Quân khu Tả ngạn đã làm thất bại nhiều chiến dịch quân sự của địch, trong đó có trận tập kích vào sân bay Cát Bi, Hải Phòng, đốt cháy hàng chục máy bay địch, góp phần vào thắng lợi của dân tộc.

dong chi do muoi nha lanh dao tai nang tong bi thu kien dinh sang tao trong su nghiep doi moi
Ảnh tư liệu

Sau ngày hòa bình lập lại, đồng chí Đỗ Mười được phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, đứng đầu nhiều cơ quan Bộ, Ngành và Chính phủ. Trên cương vị Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trong hơn 20 năm (1965-1986), đồng chí được giao phụ trách nhiều công việc quan trọng: Chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; giải toả thủy lôi Cảng Hải Phòng; Trưởng Ban chi viện cho miền Nam; trên các công trường trọng điểm của Nhà nước... nơi nào đòi hỏi sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời là đồng chí có mặt.

Sau chiến thắng mùa Xuân 1975, cả nước thống nhất, cùng với niềm vui khải hoàn dân tộc, là những khó khăn bộn bề sau cuộc chiến. Tiếp đó là hệ quả nặng nề của cuộc tổng điều chỉnh giá – lương – tiền (tháng 10-1985); những bất cập trong quản lý kinh tế - xã hội, trong chính sách đối ngoại… tác động mạnh đến mọi mặt của đời sống xã hội. Sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, phải sử dụng nguồn vốn vay và viện trợ của nước ngoài bù đắp một phần cho tiêu dùng.

Là một nước nông nghiệp, sản xuất lúa gạo, nhưng lương thực không đủ ăn, lạm phát trầm trọng, đời sống của nhân dân hết sức khó khăn. Những hạn chế trong cơ chế quản lý kinh tế đã kìm hãm tính năng động, sáng tạo của người dân, cơ sở sản xuất. Nhiều xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã tiểu, thủ công nghiệp đình đốn, thua lỗ, thậm chí phải đóng cửa; số lượng lớn công nhân thất nghiệp.

Hiệu lực quản lý Nhà nước sút kém. Những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội và dòng người di tản ra nước ngoài tiếp tục gia tăng, gây nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội, làm xáo động nhân tâm và là cái cớ để các thế lực phản động chống Việt Nam dưới chiêu bài “nhân quyền”, “dân chủ”, “tự do”.

Tình hình đất nước đặt ra cho những người cộng sản Việt Nam phải giải quyết thách thức của lịch sử: “Đổi mới hay là chết”. Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (từ tháng 9 năm 1988 đến tháng 6 năm 1991), đồng chí Đỗ Mười đã cùng tập thể Bộ Chính trị, đứng đầu là cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh xây dựng đường lối đổi mới, đưa ra những quyết sách mang tính bước ngặt: Chống lạm phát; Xóa bỏ bao cấp về kinh doanh lương thực, xuất khẩu, chính sách thuế, thay đổi giá và tỷ lệ giá hối đoái, tính lại tiền lương, quy định lãi suất ngân hàng...

Thực hiện chủ trương của Đảng, đồng chí Đỗ Mười lãnh đạo Hội đồng Bộ trưởng chỉ đạo triển khai quyết liệt nhiệm vụ chống lạm phát, tăng cường sản xuất và khai thác mọi nguồn hàng phục vụ tiêu dùng, cải thiện đời sống nhân dân; từng bước đổi mới cơ chế kế hoạch hóa, tạo quyền chủ động cho các cơ sở sản xuất, khai thác mọi tiềm năng, đi dần vào hạch toán kinh doanh, gắn sản xuất với thị trường; điều hòa cung cầu ở tầm vĩ mô.

Để chống lạm phát, có nhiều ý kiến đưa ra để Chính phủ xem xét, áp dụng. Theo Tổ chức Tiền tệ quốc tế (IMF) tính toán, phải có ba tỷ đôla mới giải quyết được lạm phát. Ba tỷ đôla lúc bấy giờ chúng ta lấy đâu ra? Đồng chí Đỗ Mười chỉ đạo: Chỉ có biện pháp duy nhất là phát huy nội lực, dựa vào dân, động viên nhân dân bằng lợi ích, để tạo ra những tiềm năng mới, đó cũng là tư tưởng của Bác Hồ: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu; Khó vạn lần dân liệu cũng xong". Hội đồng Bộ trưởng đi đến thống nhất mấy vấn đề cần phải tập trung giải quyết và báo cáo Bộ Chính trị:

Trước hết, là đẩy mạnh sản xuất, thực hiện tiết kiệm và dồn trọng tâm chỉ đạo phát triển nông nghiệp; đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế khoán hộ. Kết quả làm cho sản xuất bung ra, giải quyết được căn bản vấn đề lương thực.

Hai là, khai thác mọi nguồn hàng trong nước và ngoài nước. Một giải pháp tình thế lúc bấy giờ là, ai ra nước ngoài thì khuyến khích mang hàng về. Nhà nước không đánh thuế. Vì thế, chỉ trong một thời gian ngắn, hàng về rất nhiều, phần nào đáp ứng được yêu cầu bức thiết trong sinh hoạt của nhân dân. Nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời, để giải quyết tận gốc nạn khan hiếm hàng hóa tiêu dùng, phải tăng cường vận động nhân dân sản xuất, nhà nước có các chính sách khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất.

Ba là, để thu hút tiền ở trong dân, Chính phủ chủ trương nâng lãi suất tiết kiệm từ 3% lên 9%, ngang với mức giá của hàng hóa; ai gửi ba tháng thì thêm 3% nữa là 12%. Lúc đầu đồng chí cho làm thí điểm ở Hải Phòng, sau đó nhân rộng ra cả nước. Do có chính sách khuyến khích tiền gửi, nhân dân yên tâm gửi tiền vào ngân hàng, tạo ra nguồn vốn phục vụ sản xuất.

Về phía Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ quy định nghiêm ngặt Ngân hàng chỉ được nhận tiền mặt và cho vay, tài chính chỉ thu mà chi, không in thêm tiền. Sau một thời gian, các chính sách kinh tế và tiền tệ của Chính phủ đã phát huy hiệu quả, đặc biệt là giảm lạm phát, từ chỗ lạm phát ba con số: 774% năm 1986, giảm xuống còn hai con số: 34% năm 1989; đến năm 1992 chỉ còn 14%.

Cùng với chống lạm phát, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười đề nghị Bộ Chính trị và Trung ương đồng ý chủ trương xóa bỏ bao cấp, xóa bỏ ngăn sông cấm chợ, đưa hai giá về một giá... Đó là những vấn đề quan trọng, là cơ sở thực tiễn để Đảng ta đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) và Chiến lược kinh tế - xã hội 10 năm (1991-2000).

Cương lĩnh của Đảng khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng” và “làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội”. Đó là những quan điểm, đường lối đúng đắn, thể hiện trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân ta, trong đó sự đóng góp hết sức quan trọng của đồng chí Đỗ Mười. Đồng chí đưa ra chủ trương phát triển mạnh mẽ công nghiệp nặng, tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.

Tháng 6 năm 1991, khi đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng ta cũng là lúc Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân hoang mang, dao động, sụt giảm niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Tình hình kinh tế - xã hội của đất nước lúc này tuy đã được cải thiện một bước, nhưng vẫn đầy rẫy những khó khăn. Nền kinh tế vẫn còn mất cân đối về nhiều mặt, phát triển chậm. Ngân sách bội chi lớn; giá cả bấp bênh. Nhiều tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh bị vỡ nợ. Lao động thiếu việc làm, đời sống của một bộ phận dân cư gặp rất nhiều khó khăn. Văn hóa, xã hội nhiều yếu kém, tệ tham nhũng, tiêu cực lan tràn, trật tự an toàn xã hội rất phức tạp. Tình hình thế giới diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch ra sức tuyên truyền chống phá, ảnh hưởng bất lợi đến nước ta.

Trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí đã cùng tập thể Bộ Chính trị lãnh đạo giữ vững ổn định chính trị, kiên định lập trường tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; kiên quyết đi theo con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.

Để tháo gỡ khó khăn, tiếp tục công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, Bộ Chính trị xác định nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này là phá thế bao vây cấm vận, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và Mỹ; chủ động gia nhập ASEAN, mở rộng quan hệ với các nước trong cộng đồng quốc tế.

Thực hiện trọng trách cao cả đó, từ ngày 5 đến 10-11-1991, nhận lời mời của lãnh đạo Đảng, Nhà nước Trung Quốc, đồng chí Đỗ Mười dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước ta sang thăm chính thức Trung Quốc. Kết thúc chuyến thăm, hai bên đã ra Thông cáo chung khẳng định: “Cuộc gặp cấp cao Việt - Trung đánh dấu sự bình thường hoá quan hệ Việt Nam và Trung Quốc phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài của nhân dân hai nước và có lợi cho hoà bình và sự phát triển của khu vực”. Đây là thành tựu ngoại giao có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của nước ta kể từ khi bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới.

Sau sự kiện bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, đồng chí đã chỉ đạo tích cực phối hợp với phía Mỹ giải quyết vấn đề quân nhân Mỹ mất tích. Với tinh thần nhân văn theo truyền thống của dân tộc, để “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”; “vì hòa bình, ổn định, cùng phát triển”, Việt Nam đã khiến phía Mỹ phải ghi nhận sự thiện chí, trên cơ sở đó, ngày 11-7-1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã tuyên bố chính thức bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Đây là dấu mốc đặc biệt quan trọng, đánh dấu việc nước ta đã phá vỡ hoàn toàn thế bị bao vây, cấm vận. Từ đây, đất nước có điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài trong công cuộc chấn hưng đất nước.

Quan điểm chỉ đạo của đồng chí Đỗ Mười: "Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trên thế giới" đã được triển khai bằng những hoạt động tích cực, sôi động trên lĩnh vực ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân, đưa lại hiệu quả to lớn cho đất nước.

Không chỉ phá vỡ thế bao vây cấm vận, mà Việt Nam còn thiết lập nhiều mối quan hệ hợp tác với các đối tác trên cơ sở song phương và đa phương. Đó là thắng lợi hết sức quan trọng trên mặt trận ngoại giao, tạo tiền đề cho sự hợp tác toàn diện của đất nước ta với cộng đồng quốc tế, đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, vững bước trên con đường hội nhập và phát triển.

Gần hai khóa làm Tổng Bí thư, đồng chí Đỗ Mười cùng tập thể Bộ Chính trị giữ vững vai trò cầm quyền của Đảng trong lãnh đạo, điều hành đất nước. Nhiều đề xuất của cá nhân đồng chí như việc triển khai xây dựng “Quy chế dân chủ ở cơ sở”; “Phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng”...; đều xuất phát từ thực tế khi đồng chí tiếp xúc với đồng bào, đồng chí hoặc các nhà lãnh đạo, chính khách nước ngoài; xuất phát từ nhiệt huyết, trí tuệ và tấm lòng vì nước, vì dân, những sáng kiến đó được nhân dân và bè bạn mãi mãi ghi nhớ.

Trên 80 năm hoạt động và phấn đấu không mệt mỏi vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc và lý tưởng cộng sản cao đẹp, đồng chí Đỗ Mười đã có những đóng góp to lớn cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Là một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí suốt đời tận tụy với Đảng, với Tổ quốc, hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.

Dù ở bất cứ cương vị công tác nào, đồng chí đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đồng chí là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, năng lực làm việc, tư duy nhạy bén, sáng tạo và kiên định lý tưởng cộng sản, với niềm tin mãnh liệt vào sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội và tương lai tươi sáng của đất nước.

Đồng chí là một cán bộ lãnh đạo mẫu mực, luôn tuân thủ kỷ luật của Đảng; sống trung thực, giản dị, gần gũi, hòa đồng với quần chúng; tôn trọng và lắng nghe ý kiến của đồng chí, của nhân dân. Với những hoạt động và cống hiến đối với Đảng, cách mạng và dân tộc, đồng chí Đỗ Mười đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng cùng nhiều Huân, Huy chương cao quý khác.

Tháng 12-1997, tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, sau 70 năm hoạt động cống hiến liên tục cho Đảng, cho cách mạng, đồng chí Đỗ Mười đã xin không tiếp tục tham gia Ban Chấp hành Trung ương Khóa VIII. Trung ương đã chấp thuận ý nguyện của đồng chí và đã suy tôn đồng chí làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Trong suốt cuộc đời hoạt động và cống hiến cho Đảng, cho dân, đồng chí luôn thể hiện là người của hành động, luôn có mặt ở nơi đầu sóng ngọn gió, những nơi khó khăn ác liệt nhất, mạnh dạn, táo bạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng, luôn đặt lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc lên trên hết, trước hết.

Suy nghĩ và việc làm của đồng chí luôn thể hiện sự trăn trở của một công dân, của một nhà lãnh đạo, người đứng đầu của Đảng đối với sự nghiệp của đất nước, kể cả khi đã nghỉ hưu, sức khoẻ đã yếu. Đồng chí chưa bao giờ bằng lòng với những gì đã làm được, không say sưa, ngủ quên với những thắng lợi mà luôn tìm tòi theo cách nghĩ khám phá, sáng tạo. Mỗi khi nhắc tới cuộc đấu tranh đầy hy sinh gian khổ, khó khăn, phức tạp vì độc lập, tự do của Tổ quốc, đồng chí coi đó là sự hy sinh của Đảng, của dân, điều đó chứng tỏ dân hết mình vì Đảng, giờ đây, Đảng phải làm gì cho dân để đáp lại sự hy sinh to lớn và vô giá đó của dân.

dong chi do muoi nha lanh dao tai nang tong bi thu kien dinh sang tao trong su nghiep doi moi
Ảnh tư liệu

Đồng chí Đỗ Mười luôn day dứt về nguy cơ tụt hậu của đất nước; về sự tăng trưởng dưới tiềm năng và vấn đề tận dụng cơ hội để bứt phá. Với tầm nhìn xa, tư tưởng nhân văn, đoàn kết, hòa hợp để chủ động khép lại quá khứ chiến tranh và hướng tới tương lai. Đó là tầm nhìn trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, đòi hỏi ý thức, cách làm của mỗi người phải tâm huyết, trí tuệ, bản lĩnh, đạo đức, nhân cách và phong cách của người cộng sản chân chính với nhận thức rõ về kết hợp sức mạnh của thời đại và dân tộc.

Theo đồng chí Đỗ Mười, đổi mới là sáng tạo, là biết khai thác, phát huy thế mạnh của đất nước, dân tộc, lịch sử, văn hóa và con người Việt Nam, vượt qua những trở lực về tư duy cũ kỹ, lạc hậu và phong cách lãnh đạo quan liêu, đem lại chất lượng cao cho công cuộc đổi mới và chủ nghĩa xã hội.

Đồng chí Đỗ Mười là người luôn sát dân, sát cơ sở. Tháng 3/1989, khi biết tin Hợp tác xã nông nghiệp Duy Sơn II, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng làm được thuỷ điện với công suất nhỏ (0,4MW) vào thời điểm đất nước đang thiếu điện, đồng chí đã đến tận nơi, ra tận công trường nơi núi cao để thăm hỏi, động viên người lao động và bàn cơ chế hỗ trợ (ảnh đồng chí đến thăm).

Khi làm Bí thư thành uỷ Hải Phòng, nghe tin Trường học sinh miền Nam ở đây gặp nhiều khó khăn, xa cha mẹ, xa gia đình, đồng chí đã quyết định cấp thêm gạo, quần áo, chăn ấm để các em ăn no, mặc ấm. Những học sinh miền Nam học tập tại Hải Phòng mãi mãi ghi nhớ hình ảnh đồng chí Đỗ Mười, người lãnh đạo có tấm lòng nhân hậu.

Xuất phát từ tấm lòng yêu nước, trọng dân, thương dân, lòng tự hào dân tộc sâu sắc, đồng chí Đỗ Mười chủ động đến với nhân dân để hiểu dân, học dân, hỏi dân, bàn bạc với dân và tìm ra cách làm có hiệu quả nhất. Không giáo điều, rập khuôn, máy móc; miệng nói tay làm, nói ít làm nhiều, lấy hiệu quả làm thước đo, đồng chí Đỗ Mười đã làm đúng tinh thần lời dạy của Bác Hồ, người cán bộ khi nhận nhiệm vụ: “do nhân dân ủy thác thì phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra trước mặt trận”.

Tấm gương cống hiến và hy sinh hết mình cho đất nước, cho nhân dân của đồng chí Đỗ Mười mãi mãi sáng ngời. Tên tuổi của đồng chí đã và sẽ trở thành tượng đài sống mãi trong lòng mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam.

Nguyễn Xuân Phúc - Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch), dù trời mưa nhưng đông đảo người dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã đội mưa tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

(LĐTĐ) Về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS năm 2023), Hưng Yên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; trong khi Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu.
Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, tình trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp với nhiều chiêu trò tinh vi. Dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, hướng dẫn cách nhận diện và phòng tránh các thủ đoạn, phương thức lừa đảo phổ biến, nhưng không ít người dân vẫn bị mắc lừa.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Nỗ lực để nâng cao chất lượng

Nỗ lực để nâng cao chất lượng

(LĐTĐ) Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 ngày càng cận kề. Tăng cường các kỳ khảo sát chất lượng, xây dựng ngân hàng đề ôn tập tốt nghiệp dùng chung, phân nhóm ôn tập sớm… là những giải pháp đang được các trường học trên địa bàn Thành phố áp dụng với quyết tâm nâng phổ điểm các môn, không để “vùng trũng” ở bất kỳ môn học nào.
Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.

Tin khác

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

(LĐTĐ) Nhìn nhận về chất lượng phục vụ của công chức, 88,88% số người dân được khảo sát cho rằng, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 90% cho rằng không có người dân nào phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết.
Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

(LĐTĐ) Theo Bộ Nội vụ, trong năm 2023, một số địa phương thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), như Hà Nội, đạt 91,43%, xếp thứ 3; Bắc Giang đạt 91,16%, xếp thứ 4...
Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là cần thiết, nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

(LĐTĐ) Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam nếu tính từ 2019 trở lại đây (trên 16 tỷ USD).
Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

(LĐTĐ) Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng.
Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tăng cường các hoạt động kiểm soát hàng hóa, bình ổn thị trường; tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Khai mạc Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X

Khai mạc Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân (HĐND) khóa X có ý rất nghĩa quan trọng nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, phát triển nguồn lực địa phương. Đặc biệt kỳ họp sẽ xem xét thông qua nghị quyết về quy hoạch tỉnh Đồng Nai.
Nhu cầu điện dự kiến tăng kỷ lục, Thủ tướng yêu cầu quyết liệt đảm bảo cung ứng điện

Nhu cầu điện dự kiến tăng kỷ lục, Thủ tướng yêu cầu quyết liệt đảm bảo cung ứng điện

(LĐTĐ) Năm 2024 vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện, nhu cầu tiêu thụ điện trong thời gian mùa khô (tháng 5 đến tháng 7) được dự báo tăng trưởng rất cao (lên đến 13%, cao hơn nhiều so với kế hoạch khoảng 9,6%), riêng miền Bắc dự kiến tăng kỷ lục 17% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Phiên bản di động