Đồng bộ công tác tài chính công đoàn theo hướng chuyên nghiệp
Tăng cường giám sát hoạt động tài chính công đoàn | |
Hoàn thành tốt công tác tài chính công đoàn năm 2018 | |
Đã hoàn thành 100% nghĩa vụ nộp kinh phí và đoàn phí công đoàn |
Đến dự Hội nghị có các đồng chí: Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Vũ Đức Đam - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.
Đồng chí Vũ Đức Đam - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Đ.Hải |
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Bùi Văn Cường - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết: Hội nghị lần này sẽ cho ý kiến về một số nội dung quan trọng, gồm: Công tác tài chính công đoàn (thay thế Nghị quyết 9c/NQ-BCH và Nghị quyết 7b/NQ-TLĐ); Đề án thực hiện thí điểm mô hình chuỗi hoạt động kinh tế; Quy định chức danh tiêu chuẩn các chức danh cán bộ công đoàn các cấp; tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch các chức danh Ban chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XII, năm 2019, nhiệm kỳ 2018-2023.
Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của công tác tài chính công đoàn, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Bùi Văn Cường cho rằng, Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam đã đề ra 1 trong 3 khâu đột phá là xây dựng nguồn lực đủ mạnh đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới; tập trung nguồn lực tài chính phục vụ nhiệm vụ cấp thiết của tổ chức Công đoàn; triển khai Đề án xây dựng nguồn lực đủ mạnh của tổ chức Công đoàn để thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Trong đó, dành 8% nguồn thu tài chính hàng năm để đầu tư nơi làm việc của một số cơ quan công đoàn, đầu tư xây dựng thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất...; dành 2% nguồn thu tài chính hàng năm cho nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên, người lao động.
Các đại biểu tham dự Hội nghị Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ ba, khóa XII. Ảnh: Đ.Hải |
Trong nhiệm kỳ 2013-2018, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XI đã ban hành Nghị quyết 7b và Nghị quyết 9c về công tác tài chính công đoàn. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được, Nghị quyết cũng bộc lộ một số điểm chưa phù hợp với công tác quản lý tài chính, tài sản, cũng như tinh thần Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam.
Do đó, để đáp ứng và đồng nhất với Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, làm tốt công tác thu kinh phí và đoàn phí công đoàn, giảm thiểu thất thu cũng như phân phối tài chính giữa các cấp công đoàn; đồng thời để công tác tài chính công đoàn phù hợp với các quy định của pháp luật, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã chỉ đạo, xây dựng dự thảo Nghị quyết công tác tài chính công đoàn thay thế Nghị quyết 7b và Nghị quyết 9c của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XI.
“Nhiệm vụ của Hội nghị lần này là trên cơ sở thực tiễn tại từng địa phương, ngành, lĩnh vực công tác, các đại biểu cần tập trung nghiên cứu, thảo luận thật kỹ về những hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân, từ đó đề xuất những giải pháp sẽ thực hiện trong thời gian tới. Mục tiêu hướng tới là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ công tác tài chính công đoàn theo hướng chuyên nghiệp, công khai, minh bạch, công bằng, hiệu quả, đáp ứng nhiệm vụ nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Công đoàn, phục vụ tốt hơn nhu cầu chính đáng của đoàn viên, người lao động”, đồng chí Bùi Văn Cường nhấn mạnh.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đề nghị: Trước thách thức hội nhập cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt việc Việt Nam gia nhập CPTPP, Tổng LĐLĐ Việt Nam và các cấp công đoàn cần tập trung trí tuệ tham gia góp ý, sửa đổi Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn; triển khai thực tốt Đề án đổi mới tổ chức Công đoàn; tập trung phát triển đoàn viên trong các loại hình doanh nghiệp. Về hoạt động của tổ chức Công đoàn trong các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc hệ thống Công đoàn Viên chức, Phó Thủ tướng mong muốn, Công đoàn Việt Nam cần tập trung chỉ đạo đổi mới phương thức hoạt động, tăng cường hơn nữa tiếng nói và hoạt động Công đoàn trong đơn vị hành chính sự nghiệp, đặc biệt cần triển khai thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, văn hóa. Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh Tổng LĐLĐ Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ trong thủ tục hành chính để hoạt động Công đoàn ngày càng hiệu quả. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào quản lý tài chính công đoàn để minh bạch, công khai, hiệu quả hơn. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Hoạt động 24/12/2024 07:52
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Hoạt động 24/12/2024 07:42
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn
Công đoàn 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49