Đổi thay sau 10 năm và những góc nhìn chân thật

Kết quả bao giờ cũng là thước đo chân thật nhất của một quyết định. Và để có góc nhìn khách quan, chân thật về hiệu quả của việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về mở rộng địa giới hành chính TP Hà Nội có hiệu lực từ 1/8/2008, nhóm PV báo Lao động Thủ đô đã ghi lại một số ý kiến, cảm nhận của cán bộ, đảng viên và người dân một số huyện, xã ngoại thành về sự thay da đổi thịt trên quê hương mình.
doi thay sau 10 nam va nhung goc nhin chan that Huyện Thường Tín: Kinh tế phát triển bền vững sau 10 năm
doi thay sau 10 nam va nhung goc nhin chan that Môi trường nông thôn thêm xanh - sạch - đẹp
doi thay sau 10 nam va nhung goc nhin chan that Văn hóa người Tràng An sau 10 năm hợp nhất
doi thay sau 10 nam va nhung goc nhin chan that

Ông Nguyễn Doãn Hoàn – Bí thư Huyện ủy Thạch Thất: Minh chứng sống động thu nhập người dân tăng cao

doi thay sau 10 nam va nhung goc nhin chan that

Có thể khẳng định, chủ trương theo Nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc hội được đánh giá là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của Thủ đô và đất nước. Thời điểm hợp nhất, huyện Thạch Thất tiếp nhận thêm 3 xã Tiến Xuân, Yên Bình và Yên Trung từ huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình và đến nay huyện có 23 xã, thị trấn.

Sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, TP Hà Nội nói chung và huyện Thạch Thất nói riêng đạt kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và công tác xây dựng Đảng. Trong đó, tôi thấy rằng, cái được lớn nhất của Đảng bộ và chính quyền của huyện là sự đoàn kết thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ mở rộng địa giới hành chính Thủ đô.

Kết quả trong 10 năm qua, tăng trưởng quan trọng nhất của Thạch Thất là tăng trưởng kinh tế, mức tăng trưởng bình quân hàng năm trong 10 năm qua tăng 12,2%. Chỉ tiêu lớn huyện đạt được là thu nhập bình quân đầu người và giảm hộ nghèo. Riêng với công tác giảm nghèo, trước khi hợp nhất, 3 xã của Hòa Bình có trên 20% là hộ nghèo, riêng huyện là 9,3% hộ nghèo, đến hết năm 2017 Thạch Thất còn 1,18% hộ nghèo và theo dự kiến đến hết năm 2018 Thạch Thất chỉ còn 0,7% hộ nghèo.

Điểm nổi bật khác của huyện đạt được sau 10 năm là thu nhập bình quân đầu người. Từ một huyện cách đây 10 năm thu nhập chỉ từ 10-12 triệu đồng/người/năm, đến nay Thạch Thất đã đạt 52 triệu đồng/người/năm, gấp 4,5 lần so với năm 2007.

Ông Dương Trung Liên - Chủ tịch UBND xã Ba Vì huyện Ba Vì: 90% đường đã được nhựa và bê tông hóa

doi thay sau 10 nam va nhung goc nhin chan that

Ai đã từng chứng kiến cuộc sống của đồng bào ở xã vốn nghèo nhất, xa nhất Thủ đô cách đây chừng mươi năm mới thấy những đổi thay hôm nay là bước tiến quan trọng, khẳng định tính hiệu quả trong các chính sách của Đảng và Nhà nước.

Cũng nhờ chính sách hỗ trợ của Thành phố, mấy năm gần đây, cơ sở hạ tầng của xã đã được nâng cấp với kinh phí hàng trăm tỷ đồng. 90% hệ thống đường sá đã được cứng hoá, hệ thống thủy lợi được đầu tư, trường học được xây dựng khang trang, trạm y tế đạt chuẩn...

Người dân nơi đây không chỉ phát triển sản xuất mà còn có nghề phụ đem lại thu nhập ổn định. Đồng bào Dao ở Ba Vì đang nỗ lực bảo tồn, phát triển nghề truyền thống và phấn đấu xây dựng quê hương giàu mạnh.

Lương Y Triệu Thị Thanh - Chủ tịch Hội Đông y xã Ba Vì, huyện Ba Vì: Đầu tư thỏa đáng, con em học ngày càng cao

doi thay sau 10 nam va nhung goc nhin chan that

Từ ngày sáp nhập về Hà Nội, được sự quan tâm và hỗ trợ của chính quyền Thành phố, học sinh ở đây rất ít em bỏ học, số lượng học sinh đỗ đại học cũng tăng nhiều hơn so với trước đây. Theo tôi biết, nhiều cháu trước kia không nghĩ đến chuyện thi lên đại học thì nay lại quyết tâm vào đại học.

Do được hỗ trợ miễn giảm học phí cho các xã nghèo nên các cháu quyết tâm nỗ lực học ngay từ đầu, phong trào học tập của các cháu ngày càng rầm rộ. Sự hỗ trợ miễn giảm học phí đã làm thay đổi suy nghĩ của phụ huynh cũng như học sinh, hướng tới con đường học vấn để thay đổi cuộc sống. Cuộc sống sinh hoạt cũng dễ dàng hơn xưa, các hộ gia đình rủng rỉnh chi tiêu may quần áo, sắm sửa tủ, đài…

Là người làm nghề y, tôi thấy vui nhất là bản người Dao Yên Sơn ở bên cạnh đã được công nhận là làng nghề thuốc nam truyền thống. Người Dao ở Hợp Sơn cũng đang mong chờ ngày này sẽ đến, để nghề thuốc nam được trường tồn mãi mãi, được quan tâm hơn về chính sách và định hướng phát triển nghề thuốc.

Chị Đặng Thị Cuối – Chủ trang trại rau hữu cơ Cuối Quý xã Đan Phượng huyện Đan Phượng: Dồn điền đổi thửa, cơ hội phát triển công nghệ cao

doi thay sau 10 nam va nhung goc nhin chan that

Mô hình trồng rau hữu cơ ứng dụng công nghệ cao của gia đình tôi trong thời gian qua cũng được HTX Dịch vụ Nông nghiệp xã Đan Phượng hỗ trợ thuê đất để mở rộng. Đặc biệt, UBND huyện Đan Phượng đã tạo điều kiện hỗ trợ hoàn thiện thủ tục, hồ sơ và gia đình tôi làm đường giao thông nội đồng, nhà sơ chế, một số quy trình kỹ thuật, truy xuất nguồn gốc… Đây là mô hình sản xuất rau theo phương pháp hữu cơ, không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hóa học. Mô hình trồng các loại rau xanh theo mùa, trong đó có các loại rau lạ như: Su hào hoa, bắp cải tí hon giống Đài Loan…

Nhờ có việc sáp nhập về thành phố Hà Nội mà việc cung cấp các sản phẩm ở Trang trại của chúng tôi ra thị trường rất thuận lợi. Đường sá do được đầu tư làm mới nên việc vận chuyển hàng vào khu vực trung tâm Thành phố không mất nhiều thời gian và vẫn đảm bảo hình thức và chất lượng.Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của các Sở, ban ngành thành phố trong việc hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Những năm gần đây, thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là phát triển nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao.

Ông Nguyễn Chí Thủy – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Khánh Thượng huyện Ba Vì: Đồng bào nghèo được hỗ trợ cần câu

doi thay sau 10 nam va nhung goc nhin chan that

Thời chưa hợp nhất về với Thủ đô, kinh tế nhìn chung vẫn còn khó khăn lắm. Điện - đường - trường - trạm chưa hoàn chỉnh nên người dân còn quá vất vả. Thậm chí dù điện lưới đã về đến nơi nhưng cũng phập phù, lúc có lúc không. Nhưng từ khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, đồng bào nơi đây đã được quan tâm hơn nhiều, từ chế độ cho cán bộ đến các chính sách cho đồng bào nghèo.

Sự nghiệp giáo dục luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể quan tâm chỉ đạo thường xuyên, các nhà trường đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện đúng chương trình dạy và học theo quy định của Bộ GDĐT, các kỳ thi của giáo viên và học sinh được tổ chức đúng theo kế hoạch đã đề ra. Vì vậy hàng năm chất lượng giáo dục được nâng cao, tỷ lệ học sinh chuyển lớp và chuyển cấp đạt cao.

Về phát triển kinh tế, trong 6 tháng đầu năm 2018, toàn xã ước đạt 107,6 tỷ đồng, đạt 59,4% kế hoạch. Trong đó, ngành nông, lâm nghiệp, chăn nuôi ước đạt 42,4 tỷ đồng; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước đạt 20, 1 tỷ đồng; dịch vụ thương mại và thu nhập khác ước đạt 45,1 tỷ đồng. Trong những tháng tới, xã Khánh Thượng phấn đấu tổng giá trị sản xuất ước đạt 73,3 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 21 triệu đồng/người/năm trở lên.

Ông Hoàng Phương – Bí thư Đảng ủy xã Yên Trung huyện Thạch Thất: Hộ nghèo chỉ còn khoảng 2%

doi thay sau 10 nam va nhung goc nhin chan that

Sau khi sáp nhập, được sự đầu tư lớn của Thành phố, xã Yên Trung đã có thêm nhiều cơ hội để phát triển cả về văn hóa - xã hội và y tế - giáo dục. Riêng về xây dựng nông thôn mới, Yên Trung đã đạt 19/19 tiêu chí và đang tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện, đường, trường để nâng cao chất lượng các tiêu chí.

Cũng nhờ có việc hợp nhất mà văn hóa Cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường được bảo tồn và phát triển. Ngoài việc mua tặng cho xã bộ Cồng chiêng, huyện Thạch Thất còn tổ chức Ngày hội văn hóa với mục đích nhận diện, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và loại bỏ dần những hủ tục. Đến nay, Yên Trung luôn thực hiện rất tốt việc cưới, việc tang văn minh, tiết kiệm.

Hàng năm xã đều tổ chức tốt các hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Đồng thời, chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động phối hợp, quan tâm chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, tổ chức các hoạt động tình nghĩa, thăm hỏi, tặng quà cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn.

Chú trọng việc xây dựng, củng cố tổ chức công đoàn. Đảng ủy, UBND xã đã có kế hoạch liên kết với các trường dạy nghề của Thành phố và Trung tâm Dạy nghề Thạch Thất mở được 10 lớp dạy nghề cho 350 lao động, đã có 320 lao động làm việc tại các công ty, doanh nghiệp có thu nhập ổn định từ 3.500.000 đồng trở lên. Đến nay tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể, chỉ còn 2%.

Hà Phong - Đ.Luyện (ghi)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn KKT Đông Nam Nghệ An tập huấn chế độ chính sách cho người lao động

Công đoàn KKT Đông Nam Nghệ An tập huấn chế độ chính sách cho người lao động

(LĐTĐ) Sáng 27/4, tại Công ty TNHH Sangwoo Việt Nam (đóng tại KCN VSIP), Công đoàn Khu kinh tế (KKT) Đông Nam Nghệ An tổ chức Hội nghị đối thoại về chính sách Bảo hiểm xã hội, Pháp luật lao động, Luật An toàn vệ sinh lao động.
Hàng nghìn hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp được tiếp nhận qua ứng dụng VNeID

Hàng nghìn hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp được tiếp nhận qua ứng dụng VNeID

(LĐTĐ) Sau 1 tuần thực hiện thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID), thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hàng nghìn hồ sơ cấp Phiếu LLTP theo phương thức này, tạo thuận lợi hơn cho công dân.
Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Tính đến 8h30 sáng 27/4, giá vàng miếng SJC trong nước quanh ngưỡng 83-85.2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng khoảng 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn giao dịch quanh mức 74.5-76.7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới hồi phục mạnh mẽ lên ngưỡng 2.337,4 USD/ounce.
Quận Hoàn Kiếm: Xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động

Quận Hoàn Kiếm: Xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn quận tập trung cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc và chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho người lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Quận sẽ xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động.
Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa tổ chức lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ tại Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học & Công nghệ và Vụ Kinh tế số & Xã hội số.
Chuyện về một kỹ sư đa tài

Chuyện về một kỹ sư đa tài

(LĐTĐ) Không chỉ là một người thợ giỏi, tâm huyết với công việc, kỹ sư Nguyễn Văn Tiệp - Công ty TNHH MTV chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội còn trực tiếp soạn giáo án chương trình đào tạo nâng cao trình độ đọc hiểu bản vẽ gia công sản phẩm cho công nhân tại Công ty.
Chủ động chăm lo cho người lao động ngay từ những tháng đầu năm

Chủ động chăm lo cho người lao động ngay từ những tháng đầu năm

(LĐTĐ) Bám sát sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố, Quận ủy Bắc Từ Liêm, các cấp Công đoàn quận đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động ngay từ những tháng đầu năm để tạo sức bật cho cả năm và những năm tiếp theo.

Tin khác

Hàng nghìn hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp được tiếp nhận qua ứng dụng VNeID

Hàng nghìn hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp được tiếp nhận qua ứng dụng VNeID

(LĐTĐ) Sau 1 tuần thực hiện thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID), thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hàng nghìn hồ sơ cấp Phiếu LLTP theo phương thức này, tạo thuận lợi hơn cho công dân.
Tên 52 phường, xã ở Hà Nội sau sáp nhập

Tên 52 phường, xã ở Hà Nội sau sáp nhập

(LĐTĐ) Thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 vừa được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thông qua, Hà Nội quyết định tên gọi 52 phường, xã mới sau sáp nhập.
Hà Nội: Công bố điểm du lịch cộng đồng bản Miền

Hà Nội: Công bố điểm du lịch cộng đồng bản Miền

(LĐTĐ) Đến với điểm đến du lịch cộng đồng bản Miền (thuộc huyện Ba Vì), du khách không chỉ được tham quan một điểm đến mới, mà còn được tham gia trải nghiệm hành trình chăm sóc sức khỏe từ thiên nhiên và các hoạt động tìm hiểu văn hóa của người Dao.
Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

(LĐTĐ) Trong năm 2023, bám sát chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Tây Hồ đã quán triệt công tác chỉ đạo, điều hành theo nguyên tắc cơ bản “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.
Quận Đống Đa gắn biển công trình xây dựng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

Quận Đống Đa gắn biển công trình xây dựng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, quận Đống Đa tổ chức gắn biển công trình xây dựng Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Trường Tộ (phường Ô Chợ Dừa), chào mừng “Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Kinh nghiệm, giải pháp vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy

Kinh nghiệm, giải pháp vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị tọa đàm “Kinh nghiệm, giải pháp trong công tác vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy (PCCC), đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm”.
Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Mới đây, Đội thanh tra Giao thông vận tải và các ngành chức năng huyện, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thường Tín đã tổ chức ra quân kiểm tra, xử lý và giải tỏa các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

(LĐTĐ) Ngày 25/4, quận Bắc Từ Liêm tổ chức vòng chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024. Tham gia vòng chung khảo có 15 nhà giáo có thời gian công tác ít nhất 3 năm liên tục trở lên.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 5/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm vừa thông báo sẽ kéo dài các hoạt động giải trí ở không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Thời gian là 6 ngày, từ ngày 26/4 đến hết ngày 1/5.
Xem thêm
Phiên bản di động