Văn hóa người Tràng An sau 10 năm hợp nhất

Nói đến văn hóa Tràng An là nói đến văn hóa gốc của người Hà Nội kinh kỳ. Văn hóa đó thể hiện ở cách giao tiếp ứng xử,  kết nối cộng đồng, những phong tục tập quán phong phú, nét văn hóa ẩm thực thanh lịch… tất cả những giá trị văn hóa truyền thống từ lâu đời hòa vào dòng chảy văn hóa nói chung của người Tràng An.
van hoa nguoi trang an sau 10 nam hop nhat Vùng đất vàng và vượng khí của người Tràng An
van hoa nguoi trang an sau 10 nam hop nhat Để văn hóa Tràng An mãi trường tồn

Tại sao khi nói về văn hóa Hà Nội, người ta hay nhắc nhiều đến “ngày xưa” như vậy? Phải chăng những người con của xứ đế đô ngàn đời luôn tự hào vì những giá trị truyền thống từ ngàn xưa?. Có lẽ bởi những giá trị ấy có những nét riêng không thể pha lẫn của người Tràng An, với những giá trị truyền thống, tập quán tốt đẹp của văn hóa Tràng An, xứ Đoài.

van hoa nguoi trang an sau 10 nam hop nhat

Sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, sáp nhập với Hà Tây, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình, những giá trị văn hóa truyền thống và phong tục tập quán tốt đẹp của văn hóa Tràng An có gì thay đổi?.

Văn hóa giao tiếp thanh lịch

Nói về văn hoá giao tiếp của mình người Hà Nội chỉ gói gọn trong hai chữ Thanh và Lịch: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Chỉ bằng một câu nói ví von ngắn gọn, nhã nhặn, nhún nhường vậy thôi cũng đã cho ta thấy cái lịch lãm, tế nhị, tự tin của người Hà Nội.

van hoa nguoi trang an sau 10 nam hop nhat

Những con người sống trên mảnh đất là nơi hội tụ, tích hợp các luồng văn hoá, để rồi thẩm thấu, chắt lọc và toả sáng. Dù Hà Nội giờ đã mở rộng hòa chung nền văn hóa với những vùng lân cận, nhưng những yếu tố cốt lõi làm nên văn hoá Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội - mảnh đất ngàn năm văn hiến vẫn trường tồn.

Tìm về phố Hàng Mã, chúng tôi gặp ông Nguyễn Anh Tuấn, một người sinh ra và lớn lên ở phố Hàng Nón, Hà Nội. Ông Tuấn kể, từ mấy đời, gia đình ông đã sống ở khu phố này, cái cảm nhận của ông về văn hóa giao tiếp của người Hà Nội rất rõ nét.

“Cái thanh, cái đẹp của tiếng nói Hà Nội là ở chỗ chuẩn xác, phát âm đúng, mẫu mực cho cả nước. Kẻ Chợ là nơi hội tụ người tứ xứ, do đó cũng là nơi chung đúc tiếng nói của bốn phương, rồi qua sàng lọc tự nhiên đã lắng đọng những gì tinh tuý nhất, tiêu biểu nhất, hợp lý nhất. Người Hà Nội với vốn từ giàu có, lại biết sử dụng đúng nơi đúng chỗ, hợp cảnh, hợp tình, tạo nên một phong cách riêng không pha trộn vừa hào hoa, nhã nhặn, vừa lịch lãm nhún nhường”, ông Tuấn phân tích.

Còn một điều rất đặc biệt nữa ở người Hà Nội là sự hiếu khách. Khi giao tiếp với khách quen hay khách lạ, người Hà Nội nồng nhiệt, niềm nở nhưng không suồng sã. “Xưa khách đến nhà chơi thì lịch sự, không mặc quần áo ngắn, quần cộctiếp khách, mà mặc quần áo dài nghiêm chỉnh. Khi khách đến phải pha trà đãi khách,và thường để dành loại trà ngon ướp sen, ướp nhài để tiếp khách.

Bây giờ, việc tiếp khách đến nhà không còn quan trọng như xưa, thân mật hơn, suồng sã hơn, nhưng vào những ngày lễ tết thì vẫn giữ được nếp xưa. Theo tôi thì dù mở rộng địa giới hành chính hay không, cái cách giao tiếp thanh lịch của người Tràng An vẫn thế”, ông Tuấn cho biết.

Từ ngàn xưa, người Tràng An đã có nếp sống “có lịch có lề”. Đó chính là truyền thống văn minh - văn hiến ngàn năm trong thế ứng xử. Nét Tràng An ấy được khắc họa qua hình ảnh người Hà Nội đầy văn hóa, tạo nên bức tranh về Hà Nội với những nét khắc họa đẹp từ cách ăn nói, ứng xử cho đến cách mà người Hà Nội trò chuyện với nhau nhẹ nhàng, lễ phép, kính nhường.

Có lẽ chính bởi vậy, dù 10 năm qua, Hà Nội đã chia sẻ nền văn hóa của mình với những con người ở vùng đất ngoại thành, hòa nhập với nền văn hóa chung nhưng cho đến nay, Hà Nội vẫn thế, lặng lẽ, êm đềm trong dòng chảy dịu dàng thanh lịch của cuộc sống.

Phong tục tập quán giữ nguyên bản sắc

van hoa nguoi trang an sau 10 nam hop nhat

Có thể nói, cái nét đẹp trong phong tục, tập quán của người Tràng An thể hiện rõ nét nhất trong ngày Tết. Gặp cụ bà Nguyễn Thị Dương ở phố Hàng Mã, cụ năm nay đã ngoài 80 nhưng vẫn còn minh mẫn lắm, pha nước chè mời chúng tôi, cụ bảo: “Người ta nói, Hà Nội đang mất dần nếp văn hóa thanh lịch quý giá trong truyền thống, tôi nghĩ là chưa đâu. Văn hóa là sản phẩm tích tụ lâu đời không dễ hiển hiện nhưng cũng không dễ mất đi được. Trong những nằm gần đây, người Hà Nội có xu hướng quay lại truyền thống lễ tết xưa như luộc bánh trưng, đón giao thừa tứ đại đồng đường…”.

Nói đến lễ tết, cụ Dương kể: Có một dạo cụ nghe nhiều người nói bây giờ người Hà Nội đã không còn giữ được những phong tục tập quán xưa cũ, đã bị “Tây hóa” hết rồi. Ở đâu thì không biết, nhưng đối với gia đình cụ, nếp xưa vẫn còn nguyên đó. Mỗi Tết đến, sau bữa cơm tất niên, gia đình cụ tụ tập đông đủ con cháu để cùng đón Giao Thừa.

Theo cụ, đón Giao Thừa luôn là thời khắc rất quan trọng, có ý nghĩa thiêng liêng, có sức lay động lan toả rất lớn đối với đời sống tinh thần người Hà Nội trong dịp Tết. Vì thế, hầu như mọi người đều thức để chờ đợi thời khắc đó. Đám trẻ thì trò chuyện, chơi tú lơ khơ, nô đùa, còn người lớn thì trò chuyện, chia sẻ công việc và con cái, toàn những chuyện vui. Người già thi thoảng lại thắp nén hương cúng tổ tiên và chơi cùng những đứa cháu nhỏ. Đó là khoảng khắc mà cụ Dương cho rằng, dù là 10 năm hay 100 năm sáp nhập mở rộng, cũng không thể mất đi được.

Không chỉ là những phong tục lễ tết truyền thống, đi lễ chùa cũng là một nét văn hoá trong đời sống tâm linh người Tràng An. Ngày nay, dường như người trẻ đi lễ chùa nhiều hơn, bởi họ càng ngày càng nhận thức được giá trị văn hóa tâm linh từ ngàn xưa để lại. Trước đây, chỉ có các bậc cao niên và trung niên, chủ yếu là phụ nữ đi chùa.

Bây giờ rất đông tầng lớp thanh niên cũng đi chùa, cũng trang nghiêm, thành kính không kém các bà, các mẹ, các chị. Ngoài cầu xin được may mắn trong học hành, trong công việc, kinh doanh, cho công thành danh toại… họ còn cầu cho được tốt lành trong đường tình duyên đôi lứa.

Lại nói đến chuyện đi chúc tết, cho đến nay nhiều gia đình Hà Nội gốc vẫn giữ nguyên tập tục “Mồng Một tết Cha, Mồng Hai tết chú, Mồng Ba tết Thầy”. Ngoài họ hàng, ngày Tết mọi người đều cố gắng tranh thủ đến nhà hàng xóm, láng giềng, bè bạn, đồng nghiệp để thăm hỏi, chúc Tết nhau. Nhiều mối bất hoà, nhờ ngày Tết mà có dịp giãi bày thông cảm, xí xoá cho nhau, những mong năm mới mọi việc sẽ tốt đẹp hơn. Thật là một nét văn hoá đẹp đáng trân trọng, lưu giữ và phát huy.

Nét văn hóa ẩm thực người Tràng An

Hà Nội ngày nay có nhiều khác biệt so với trước kia, từ cái nết ăn mặc đến phố xá nhà cửa, thứ gì cũng khác. Ấy thế mà đi khắp 36 phố phường, có thể dễ dàng nhận thấy nét văn hóa ẩm thực của người Hà Nội vẫn còn đó. Người Hà Nội xưa kia mùa nào thức nấy, giờ nào món nấy, chẳng cầu kỳ nhưng phải đủ vị. Và cứ thế, những món ăn giản dị mang đậm tinh hoa của đất Hà thành cứ thế mà lan tỏa đi khắp nơi.

Người Hà Thành sành ăn, nhưng cốt cách tao nhã, nên món ăn nào dù sang trọng hay bình dân cũng phải ngon miệng, đẹp mắt, đủ chất dinh dưỡng… Bữa sáng ăn nhẹ, thường được gọi là “ăn quà sáng”, bởi đó là những thức được mua từ góc chợ, vỉa hè, quán cóc, chứ không cần kì công chuẩn bị trong khuôn bếp mỗi gia đình. Quà sáng của các bà, các mẹ có thể là cân bánh cuốn tráng mềm, cân bún lá chấm mắm tôm chanh ớt, vài cái bánh nếp, bánh giò nóng, hay nắm xôi hôi hổi bọc trong tấm lá chuối…

Đa dạng và được ưa chuộng nhất phải kể đến các món bún, cháo, phở. Bún thì có bún bò, gà, mọc, thập cẩm, bún ốc, riêu cua, bún cá, bún thang, bún trộn, bún đậu mắm tôm… Riêng phở cũng có tới cả chục món: Nào phở bò, phở gà, phở thập cẩm, tái, chín, nạm, gầu, phở trộn, phở xào, phở cuốn… Cháo thì có cháo trai, cháo hến, cháo cá, cháo sườn, cháo gà, cháo vịt… chưa kể đến các “họ hàng” nhà bún, phở như bánh đa, miến, sủi cảo, vằn thắn… Trong nỗi niềm người xa xứ mỗi khi nhớ về Hà Nội, hương vị những món ăn dân dã luôn là nỗi nhớ ngọt ngào, nhiều sắc màu nhất…

Ẩm thực Hà Nội còn mang nét đẹp riêng từ những phố mang tên các món ăn như Hàng Bột, Hàng Bún, Hàng Cháo, Hàng Cơm, Hàng Chuối, Hàng Đũa, Hàng Cá, Hàng Cau, Hàng Chè, Hàng Đậu, Hàng Đường, Hàng Gà, Hàng Gai… cho tới phố đồ dùng phục vụ cho ăn uống như Hàng Chĩnh, Hàng Đũa, Hàng Bát…. Thời gian biến đổi thăng trầm, một số con phố vẫn giữ nguyên dáng vẻ như lúc ban đầu, một số đã thay tên đổi họ và mỗi phố không còn chuyên một mặt hàng như trước nữa.

Những con phố liên quan đến ẩm thực ở Hà Nội thì rất nhiều… Có thể nói, ẩm thực Hà Nội phố với những con phố mang chữ “Hàng”, nếu đếm, phải có đến 24 tên phố, như vậy là đủ để biết văn hoá ẩm thực đất Thăng Long đã được khẳng định với bề dày truyền thống như thế nào.

Đó là những nét ẩm thực đường phố đặc trưng vốn có, còn đối với nền nếp trong những gia đình người Hà Nội gốc, thì cho đến nay, cái nền nếp “ăn trông nồi, ngồi trông hướng” và luôn luôn thận trọng, ý tứ khi trong mâm có người già cao tuổi hay khách khứa vẫn còn đó trong mỗi bữa ăn của người Hà Nội.

Văn hóa cộng đồng

Cho đến nay, người dân xứ kinh kỳ trọng tình làng nghĩa xóm, hiểu rõ tầm quan trọng của sự cố kết cộng đồng làng xã. Họ luôn có ý thức tạo lập, củng cố và thắt chặt những quan hệ ấy, họ nhận thức rõ sức mạnh của khối cộng đồng được gắn bó bởi sợi dây tình cảm. Người Hà Nội lấy chữ tình làm nguyên tắc ứng xử, luôn biết trọng danh dự và chữ tín.

Trong giao tiếp ngày thường, họ quan tâm, hỏi han đến người khác, nhưng tuyệt nhiên không đàm tiếu, bình luận về chuyện của xóm giềng. Họ giúp đỡ nhau nhiệt tình, chân thật, không vụ lợi, tính toán. Đã là người dân Hà Thành thì không quản là cô bán hàng rong trên phố hay công nhân, viên chức, ta đều có thể dễ dàng nhận ra họ qua những nét ứng xử đẹp đẽ, thanh tao. Họ sẽ không bao giờ quên nói lời cảm ơn khi nhận được sự hỗ trợ, càng không quên nói câu xin lỗi vì phải cắt ngang lời ai đó.

Ý nghĩa cộng đồng Nhà - Làng - Nước đã thành thuộc tính cơ bản của người Kẻ Chợ, biết sống hòa đồng, thân thiện với mọi người trên địa bàn, dù ở nơi khác đến cư ngụ. Họ đoàn kết với nhau đấu tranh với thiên tai, đấu tranh với mọi bất công xã hội, chống lại mọi kẻ thù xâm lược vì sự nghiệp bảo vệ Thủ đô, bảo vệ đất nước.

Họ gắn bó với gia đình nhưng vẫn đặt lợi ích chung của cộng đồng, của Tổ quốc lên trên. Họ giàu lòng nhân ái, thương người, “lá lành đùm lá rách”, trân trọng mọi đạo lý tốt đẹp trong dân tộc, yêu chuộng hòa bình và phát triển tình hữu nghị hợp tác với bạn bè năm châu.

Gìn giữ và hòa nhập “Nét Tràng An”

Nhiều người lo sợ rằng, theo thời gian, những lễ nghĩa, phong tục, lối sống của người Tràng An sẽ dần đổi thay, sẽ bị xóa nhòa dần đi, có cái đẹp hơn, nhưng cũng không ít nét thanh lịch bị phôi pha. Thế nhưng với sự vận động không ngừng của dòng chảy đô thị, chính nét Tràng An xưa ấy đã hun đúc nên một nền "văn hóa Thăng Long" rất riêng, rất đáng tự hào của Thủ đô không dễ bị pha trộn, xóa nhòa.

Ở những gia đình người Hà Nội gốc, chất văn hóa vô cùng tự nhiên đã ngấm sâu vào máu của mỗi cá nhân, truyền từ đời này sang đời khác. Tuy cuộc sống đô thị hiện đại đã ít nhiều làm mai một đi những giá trị truyền thống tốt đẹp của Hà Nội xưa, thì "nét Tràng An" vẫn tồn tại ở mỗi nếp nhà của người Hà Nội gốc.

Nét Tràng An toát lên ngay tại chính từ lời ăn tiếng nói, từ văn hóa ứng xử ngày thường của người Hà Nội. Họ duy trì lối sống rất giản dị, khiêm nhường, lối ứng xử, giao tiếp ân tình, mộc mạc, niềm nở. Dẫu cuộc sống có vội vã, bon chen thì người Tràng An vẫn gìn giữ, bảo tồn nét thanh lịch ngàn đời.

Và dù xã hội có phát triển đến đâu đi chăng nữa, mỗi chúng ta dẫu có phải là người dân đất kinh kỳ hay không, hãy luôn giữ nét văn hóa đáng trân trọng ấy, giữ từ những điều giản dị nhất, từ lời ăn tiếng nói, hãy cứ mộc mạc, ân tình, hãy dùng tình cảm để làm nguyên tắc cư xử với nhau. Bởi suy cho cùng, những nét Hà Nội nhất cũng là những nét văn hoá đặc trưng nhất của người Việt chúng ta. Gìn giữ hôm nay, để ngày mai ta không phải với vọng nó trong miền ký ức về một thời đã qua. Hà Nội sẽ còn phát triển nhanh hơn.

Để làm rõ hơn “nét Tràng An” trong cuộc sống hiện đại, chúng tôi tìm gặp và trao đổi với TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội. Ông chia sẻ quan điểm: Nét đẹp của con người luôn thay đổi theo thời gian, không thể nói ngày nay người Hà Nội cứ khư khư mái “nét Tràng An” cũ. Dù có sáp nhập hay không thì văn hóa luôn thay đổi.

Bởi vậy, cái thanh lịch của người Tràng An cũng thay đổi, thay vào đó là cái thanh lịch trong đời sống hiện đại, thanh lịch theo xu hướng văn minh chứ không chỉ theo cách cũ là đi đứng nhẹ nhàng hay giao tiếp yểu điệu. Cái thanh lịch của người Tràng An vốn ẩn sâu trong tâm hồn con người, dẫu dòng chảy cuộc sống khiến chúng ta phải sôi động hơn, những nét văn minh mạnh mẽ đang chiếm nhiều hơn.

Thời gian qua, nhiều người cho rằng, văn hóa người Tràng An đã bị mai một, bằng chứng là có nhiều cuộc xô xát, đâm chém, mắng chửi nhau nơi công cộng. Tuy nhiên, tôi cho rằng đó không phải do sáp nhập mà do quá trình phát triển mạnh mẽ, con người chưa kịp thích ứng để thay đổi. Hơn nữa, đó chỉ là một số bộ phận khác nhau của xã hội tạo nên sự bức xúc, chênh lệch nhận thức, không thể đánh giá đó là sự mai một hay biến đổi cả một nền văn hóa.

Theo TS. Nguyễn Viết Chức, sau 10 năm mở rộng, văn hóa Tràng An, xứ Đoài không chỉ có những thay đổi tích cực về con người mà còn là sự thay đổi tích cực ở những hoạt động văn hóa, trong đó con người là chủ thể. Tiến sỹ cho rằng, giữa phần Hà Nội cũ và phần Thủ đô được mở rộng tuy là hai địa bàn văn hóa nhưng có nét tương đồng vì đều nằm trong khu vực đồng bằng châu thổ Sông Hồng cho nên đều có chung cội nguồn là văn hóa người trồng lúa nước.

Tất nhiên vùng trung tâm Hà Nội đã xuất hiện văn hóa đô thị có từ lâu đời rồi nên có phần khác đi một chút, thế nhưng, sau khi sáp nhập vẫn giữ được những nét đẹp văn hóa tinh túy của cả Tràng An và Xứ Đoài. Hai vùng văn hóa hợp nhất làm cho văn hóa Thủ đô phong phú hơn, nhất là về di sản văn hóa.

Hiện nay, Hà Nội là nơi có di sản văn hóa tầm cỡ quốc gia nhiều nhất trong cả nước, trong đó nhiều di sản nằm ở các vùng mở rộng. Những di sản văn hóa như Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám của Hà Nội cũ và Di tích Đền thờ Hai Bà Trưng ở Mê Linh, kinh đô xưa của nhà nước đầu tiên của Việt Nam… đã tạo nên một Hà Nội phong phú về văn hóa di sản.

Hay ở phía Hà Tây cũ cũng có nhiều di sản văn hóa phi vật thể nhưng Chùa Hương Tích, Hồ chùa Thầy,...với bề dày lịch sử của vùng đất xứ Đoài. Tóm lại, sáp nhập địa giới cũng làm Thủ đô đậm nét thêm về văn hóa di sản. Bênh cạnh đó, các hoạt động văn hóa nó rất phong phú từ nội thành đến ngoại thành sau khi sáp nhập càng phát triển mạnh mẽ hơn.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.

Tin khác

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

(LĐTĐ) Sau một thế kỷ đầy biến động, đám cưới của thế kỷ 21 đã mang dáng vẻ rất khác khi xưa. Nhiều gia đình chuộng việc tổ chức đám cưới ở các trung tâm tiệc cưới, các dịch vụ như chụp ảnh, quay phim, trang trí đám cưới mọc lên như nấm. Sự phát triển của kinh tế kéo theo quy mô của tiệc cưới cũng to hơn. Các gia đình cầu kỳ hơn trong các tiểu tiết như hoa trang trí, trang điểm, tráp cưới,..
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động. Với phương châm “Tăng tốc, sáng tạo, về đích”, ngành đã bám sát và triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng

(LĐTĐ) Tối 21/12 tới, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt "Con đường lịch sử" với quy mô hoành tráng, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1. Chương trình do Bộ Quốc phòng và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa chấp thuận đề xuất của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố về thiết kế Hội Hoa xuân Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người

(LĐTĐ) Ba tháng cuối năm luôn là mùa cao điểm cưới hỏi. Người người nhà nhà nhộn nhịp chuẩn bị lễ cưới, cỗ cưới, ảnh cưới, mừng cưới,... Trong những sự tất bật và không khí náo nức của những đám cưới, chúng ta nhận ra nhiều thứ đã thay đổi trong vòng chuyển động bất tận của xã hội này, và đám cưới cũng thế.
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024

Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức sáng 18/12, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã nhấn mạnh những thành tựu, kết quả tích cực của lĩnh vực VHTTDL Thủ đô đã đạt được trong năm qua.
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 18/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị.
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại

Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại

(LĐTĐ) Múa rối nước - loại hình nghệ thuật độc đáo của văn hóa Việt Nam, đã tồn tại suốt hàng nghìn năm nay và gắn liền với nền văn minh lúa nước. Trong nhịp sống hiện đại, những nghệ nhân vẫn ngày đêm thổi hồn vào con rối, mang đến niềm vui cho người xem và giữ sức sống cho một nghệ thuật độc đáo của dân tộc.
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ

Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ

(LĐTĐ) Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt" do Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức đã giới thiệu tới công chúng những dấu mốc lịch sử của lực lượng quân đội qua 80 năm, đặc biệt, tôn vinh 9 vị tướng tiêu biểu từng bị thực dân Pháp giam cầm tại các nhà tù. Sau khi thoát khỏi "ngục tù", trải qua rèn luyện và chiến đấu gian khổ, họ đã trở thành những nhà lãnh đạo quân sự tài ba, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Xem thêm
Phiên bản di động