Đổi thay nhờ trồng rau an toàn

(LĐTĐ) Từ vùng chiêm trũng chuyên thâm canh cây lúa, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội đang ngày càng thay da đổi thịt nhờ chuyển đổi thành công cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Thôn Vĩnh Thượng là minh chứng sống động.
doi thay nho trong rau an toan Thành công từ các mô hình rau an toàn
doi thay nho trong rau an toan Trăm cách đối phó với thực phẩm bẩn
doi thay nho trong rau an toan Hà Nội mở rộng thêm 700 ha trồng rau an toàn

Cải thiện cuộc sống nhờ trồng rau an toàn

Ghé thăm thôn Vĩnh Thượng, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi thấy những cánh đồng rau bát ngát không thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Để có được những cánh đồng sạch này, người dân thôn Vĩnh Thượng đã sử dụng các chế phẩm sinh học tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường cũng như đảm bảo chất lượng đầu ra cho sản phẩm.

doi thay nho trong rau an toan
Mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Thượng (xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa). ảnh: Lương Hằng

Vừa đi làm đồng về, khi biết chúng tôi là phóng viên, bà Nguyễn Thị Thúy (thôn Vĩnh Thượng, xã Sơn Công) vui vẻ nói: Nhà bà đang làm đất trồng vụ dưa lê mới. Dù thời tiết mấy ngày nay nắng gắt nhưng bà vẫn cố gắng trồng cho kịp vụ. Bà Thúy hồ hởi nói, nhắc tới rau an toàn thì phải nhắc tới thôn Vĩnh Thượng. Nếu như trước kia, người dân chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng rau sạch, thường sử dụng các loại phân hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật thì hiện tại chúng tôi chỉ dùng phân lân và phân hữu cơ trong quá trình chăm sóc cây trồng.

Theo bà Thúy, từ khi chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng màu, thu nhập của gia đình bà khá hơn hẳn. Gia đình bà Thúy trồng 2 loại quả chính là dưa lai (hay còn được gọi là dưa chuột), loại còn lại là dưa lê. Dưa lê là loại cây dễ trồng và chăm sóc, khi cây còn nhỏ, chỉ cần bón một lượng nhỏ phân lân, sau khi cây trưởng thành thì bón thêm phân hữu cơ, trong quá trình chăm sóc thì để ý sâu bệnh hại, tưới nước thường xuyên là sẽ cho thu hoạch. Cứ như vậy, nếu các gia đình thực hiện đúng theo đúng quy trình thì sẽ đảm bảo được chất lượng của cây rau trước khi bán ra thị trường. Với 8 sào dưa lê, gia đình tôi đưa về nguồn thu gấp đôi so với trồng lúa. Cùng đó, dưa lê trồng tại thôn Vĩnh Thượng khá hợp đất nên quả thường to, vị ngọt sắc, do đó, thương hiệu dưa lê Vĩnh Thượng đã được nhiều người biết đến.

Cách cánh đồng của bà Thúy không xa, cánh đồng rau rộng 3600 m2 của gia đình anh Vũ Văn Biên hiện đã cho thu hoạch đa dạng các loại rau, củ, quả. Bằng sự cần cù, chịu khó, chỉ trong vòng hơn 1 năm, anh Biên đã biến mảnh đất khô cằn thành cánh đồng rau tươi tốt. Hiện tại, gia đình anh Biên đang trồng các loại rau được thị trường ưa chuộng như: Rau cải canh; cải ngồng; mùng tơi; cà chua và bí đao… Đặc biệt, để phát triển cánh đồng rau theo hướng lâu dài, anh Biên đã học hỏi, tìm tòi cách làm hay trong việc nuôi cấy rau an toàn.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Biên cho biết: “Ban đầu khi bắt đầu làm nông nghiệp mình gặp khá nhiều khó khăn. Vốn đầu tư ban đầu bỏ ra hơn 200 triệu, trong khi đó, do chưa biết được hết kĩ thuật chăm sóc rau nên làm đâu hỏng đấy. Ví như năm trước, toàn bộ dưa lê mình trồng đều bị hỏng, rau màu cũng không được thu vì bị sâu bệnh. Việc trồng rau thất bại khiến mình khá chán nản, tuy nhiên được sự động viên của gia đình và bạn bè, mình đã cố gắng học hỏi kĩ thuật chăm sóc rau. Tới thời điểm hiện tại, mình đã cơ bản thành công trong mô hình trồng rau an toàn.”

Theo anh Biên, để đảm bảo chất lượng rau thực sự an toàn khi đến tay người tiêu dùng, anh đã tham quan, học hỏi kinh nghiệm trồng rau an toàn từ nhiều nơi. “Với tất cả các loại rau, khi cây mới ra 2 lá mầm, mình sẽ phun thuốc diệt bọ nhảy sau đó cắt thuốc hoàn toàn. Bằng phương pháp này, loại bệnh nguy hiểm nhất của rau sẽ được khống chế ngay từ khi cây còn nhỏ, tiếp đó chỉ cần chăm sóc, tưới tắm thường xuyên để rau sinh trưởng và phát triển tốt”.

Thời điểm hiện tại, cánh đồng rau an toàn đã đưa lại thu nhập cao cho gia đình anh Biên. Sáng nào cũng vậy, anh và vợ đều thức dậy sớm để thu hoạch rau đưa ra chợ bán đổ. Với diện tích rau lớn, một ngày vợ chồng anh Biên bán đổ rau được khoảng 500 nghìn đồng/ ngày. Bên cạnh việc trồng rau, anh Biên cùng vợ cũng nuôi thêm các con vật khác như gà, lợn…để cải thiện bữa ăn. Làm nông nghiệp tuy vất vả, thế nhưng anh Biên lại thấy thoải mái và vui vẻ hơn so với công việc lái xe nay đây mai đó.

Không chỉ có bà Thúy, anh Biên mà còn rất nhiều hộ dân tại thôn Vĩnh Thượng đã đi lên nhờ trồng rau an toàn. Những cánh đồng rau xanh bát ngát là minh chứng rõ ràng nhất về những hiệu quả mà việc sản xuất rau an toàn đưa lại cho bà con nông dân thôn Vĩnh Thượng.

Nhân rộng mô hình trồng rau chất lượng cao

Triển khai thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016 - 2020”, huyện Ứng Hòa đã tích cực khuyến khích nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, hình thành các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu, sản xuất theo hướng công nghệ cao.

Năm 2016, được sự hỗ trợ của huyện Ứng Hòa, Hợp tác xã Nông nghiệp Vĩnh Thượng (nay là Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Thượng) đã triển khai thí điểm trồng 5ha rau an toàn. Nhờ sử dụng phân bón sinh học nên rau an toàn sinh trưởng, phát triển tốt, giảm sâu bệnh, cho giá trị kinh tế cao hơn trồng rau thông thường 40 triệu đồng/ha. Nhận thấy hiệu quả, hợp tác xã đã mở rộng diện tích sản xuất lên 27ha và được Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội chứng nhận là vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn.

Cùng với phát triển vùng chuyên canh rau an toàn gắn với tiêu thụ sản phẩm, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Thượng còn mạnh dạn xây dựng mô hình trồng rau trong nhà kính 5.000m2, với tổng kinh phí trên 1,6 tỷ đồng (trong đó huyện hỗ trợ 70%, xã viên đóng góp 30%). Mô hình được thiết kế hiện đại, đồng bộ với giàn tưới nước, phun sương tự động, sử dụng hoàn toàn phân bón sinh học, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Trong khu vườn dưa vàng xanh mướt, vừa tranh thủ thụ phấn cho dưa lưới, bà Vũ Thị Lý vừa chia sẻ: “Từ khi huyện đầu tư cho mô hình nhà kính, chúng tôi chủ động hơn trong việc trồng và chăm sóc cây. Tới thời điểm hiện tại, nhóm hợp tác sản xuất đã phân khu trồng thử nghiệm giống dưa chuột Israel, dưa lưới F1 Kim hoàng hậu và trồng các loại rau cải, cà chua.”

Cũng theo bà Lý, việc trồng rau nhà kính có nhiều ưu điểm vượt trội như tránh được tác động của thời tiết, hạn chế dịch bệnh, chủ động được chế độ dinh dưỡng cho cây. Từ những ưu điểm này, cây rau sẽ đạt năng suất, chất lượng cao gấp nhiều lần so với trồng rau theo phương thức truyền thống. Đặc biệt, ứng dụng công nghệ cao còn giúp nông dân tiết kiệm được thời gian, công sức trong quá trình trồng và chăm sóc cây.
Dù sản phẩm đã có chứng nhận đạt tiêu chuẩn rau an toàn, thế nhưng việc tiêu thụ vẫn còn nhiều khó khăn. “Những năm trước chỉ có gia đình trồng dưa lưới và dưa chuột nên các thương lái về thu mua rất đông, làm tới đâu bán hết tới đó, thế nhưng, hiện nay, các gia đình thôn Vĩnh Thượng bắt đầu trồng dưa chuột ồ ạt nên dưa chuột cũng bị ép giá, không còn được giá như thời gian đầu”. – Bà Lý cho biết.

Nói về việc triển khai phát triển rau an toàn của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Thượng, ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Thượng cho hay: “Hướng tới phát triển vùng rau an toàn, thời gian qua, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện mở các lớp tập huấn cho người dân về cách trồng rau an toàn. Theo đó, người dân đã triển khai thực hiện tốt việc rau an toàn, nói không với các loại thuốc bảo vệ thực vật, các loại phân được sử dụng trong quá trình trồng chủ yếu là phân hữu cơ.

Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Thượng vẫn gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho bà con nông dân. Nguyên nhân chủ yếu là do các hộ gia đình tại thôn vẫn làm nhỏ lẻ, manh mún, chưa tập trung. Nhiều sản phẩm rau, củ, quả được trồng trong môi trường sạch hoàn toàn nhưng vẫn phải cạnh tranh giá với các loại rau, củ, quả trôi nổi trên thị trường”.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, thời gian tới Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Thượng sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển cây rau màu theo hướng an toàn, đặc biệt tập trung xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dưa chuột và hành củ. Trong đó, hợp tác xã sẽ tập trung nâng cao chất lượng rau, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, từ đó tìm cách lan tỏa thương hiệu rau an toàn thôn Vĩnh Thượng tới thị trường rộng hơn.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

(LĐTĐ) Liên quan đến những cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực và yêu cầu thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) khẳng định, tuyệt đối không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện.
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Ngày 4/11, huyện Thanh Oai tổ chức lễ khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước. Đây là cụm đa ngành nghề, nhằm mục tiêu thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất sạch; kéo giãn các hộ, doanh nghiệp, cơ sở đang sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề, khu dân cư, giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

(LĐTĐ) Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024 sẽ chính thức khởi tranh vào ngày 7/11, tại Nhà thi đấu Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội). Đáng chú ý, sẽ có 68 đơn vị với gần 400 tay vợt chuyên nghiệp và nghiệp dư tranh tài ở 12 nội dung thi đấu. Cơ cấu giải thưởng của lần tranh tài này cũng được tăng cao hơn so với các mùa giải trước.
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

(LĐTĐ) Nhờ triển khai nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp, đúng đắn, nên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, bão lũ, nhưng bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì vẫn tiếp tục khởi sắc.
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị 05 trong xây dựng nông thôn mới, các Đảng bộ, chi bộ huyện Sóc Sơn tích cực đổi mới, bằng những việc làm cụ thể đã xây dựng nhiều mô hình nông thôn mới tiêu biểu. Từ đó đóng góp quan trọng trong việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng huyện trở thành “miền quê đáng sống”.
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp

Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp

(LĐTĐ) Chiều nay (2/11), sau nhiều ngày thi đấu, tranh tài sôi nổi, quyết liệt, Hội khỏe Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng lần thứ 29 năm 2024 đã chính thức khép lại.
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ

Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ

(LĐTĐ) Bước vào mùa tuyển quân năm nay, Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Trì đã ban hành Chỉ thị về công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân năm 2025.
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(LĐTĐ) Giai đoạn 2019 - 2024, thành phố Hà Nội đã tập trung nguồn lực đầu tư thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và đã đạt được những kết quả quan trọng. Từ đó, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa vùng dân tộc miền núi và vùng nông thôn trên địa bàn Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động