Đổi mới chương trình và SGK là cần thiết
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận (thứ hai từ phải qua) tại cuộc họp báo.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh: Nghị quyết 29 khẳng định giáo dục Việt Nam phải chuyển từ nền giáo dục chú trọng truyền thụ kiến thức một chiều sang nền giáo dục chú trọng hình thành phát triển kĩ năng, năng lực và phẩm chất của người học.
Để làm được việc này, người thầy phải thay đổi, trò phải thay đổi, cán bộ quản lí thay đổi, chương trình phải thay đổi, sách giáo khoa (SGK) phải thay đổi, cách dạy - cách học - cách thi cử đều phải thay đổi.
Nghị quyết 29 cũng chỉ rõ việc thay đổi như thế nào. Ví dụ như hiện việc thiết kế các môn học về đại thể theo kiểu có môn khoa học nào thì nhà trường có môn dạy ấy; kéo theo chương trình là những vòng tròn đồng tâm, bậc đại học vòng tròn to, bậc tiểu học vòng tròn nhỏ, dẫn đến sự trùng lặp, quá tải.
Bởi vậy phải thay đổi để thiết kế khối lượng kiến thức nhằm vào hình thành các năng lực, phẩm chất của học sinh theo hướng tích hợp cao các môn học và chương trình học ở cấp dưới, lớp dưới; phân hóa và tự chọn mạnh và sâu ở bậc học, lớp học trên.
Muốn thực hiện được Nghị quyết 29 không có cách nào khác là phải thay đổi chương trình và SGK. Nghị quyết của Đảng đã nói rõ, để thay đổi căn bản việc dạy việc học, thi cử, thì phải thay đổi chương trình và SGK - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định.
Lùi thời gian để đáp ứng những yêu cầu của Quốc hội
Liên quan đến quy trình đổi mới chương trình - SGK, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội chuẩn bị hồ sơ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII về chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới.
Toàn bộ nội dung chuẩn bị tương tự như việc chuẩn bị cho Quốc hội khóa X ra Nghị quyết 40 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Sau khi báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp ngày 14/4/2014, các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và lãnh đạo Quốc hội có ý kiến cần phải hoàn thiện hồ sơ trình, trong đó có việc phải bổ sung nội dung kinh phí thực hiện và một số nội dung khác. Bộ GD-ĐT chấp hành ý kiến trên và cần có thời gian để bổ sung tiếp vào nội dung của Đề án.
Vì các lý do nêu trên, sau khi báo cáo và được sự chấp thuận của Thủ tướng, Bộ GD&ĐT đã có văn bản gửi sang Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội xin rút nội dung thảo luận về Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông ra khỏi chương trình làm việc của phiên họp toàn thể Ủy ban lần thứ sáu. Đồng thời, Chính phủ sẽ có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội để báo cáo chính thức về vấn đề này.
Bộ GD-ĐT sẽ khẩn trương xây dựng Hồ sơ chi tiết, bao gồm cả nội dung về dự kiến kinh phí và lộ trình thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét theo đúng quy định - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh.
Không hề có con số nào về kinh phí trong Tờ trình và các hồ sơ liên quan
Liên quan đến kinh phí cho Đề án đổi mới chương trình - SGK, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định: Trong Tờ trình và những hồ sơ liên quan mà Chính phủ trình sang Ủy ban Thường vụ Quốc hội không có con số nào về kinh phí.
Số tiền hơn 34.000 tỷ đồng được nhắc trên các phương tiện truyền thông là con số được tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của các nhóm chuyên gia khác nhau.
Trong đó, các nhóm chuyên gia đề xuất không chỉ biên soạn chương trình, sách giáo khoa mà còn bao gồm việc đào tạo lại đội ngũ giáo viên, cấu trúc lại hệ thống đào tạo sư phạm, trang bị lại những trang thiết bị phục vụ dạy và học cùng nhiều công việc khác.
Theo Bộ trưởng, trong quá trình nghiên cứu Đề án đổi mới GD-ĐT trình Trung ương, mỗi nội dung đều phải có khái toán về kinh phí để từ đó có những cân đối, điều chỉnh. Bởi nếu đưa ra giải pháp hay nhưng đòi hỏi thực hiện nhiều tiền quá, trong khi thực tế ta không có tiền để làm thì không khả thi.
Đó là những con số khái toán của các nhà nghiên cứu khi đề xuất nghiên cứu những nội dung khác nhau của vấn đề đổi mới giáo dục.
"Đây là một sơ suất của những người lập đề án - làm giáo dục nhưng phải nói về vấn đề kinh tế. Cho tới thời điểm này, chúng tôi chưa trình bất cứ con số nào về kinh phí và chúng tôi đang bắt đầu làm” - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thẳng thắn chia sẻ.
Nguồn Giáo dục và Thời đại
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20