Doanh nghiệp Việt sẽ có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh tại thị trường EU
Cơ hội nâng cao kim ngạch xuất khẩu | |
EVFTA được thông qua: Việt Nam khẳng định là đối tác tin cậy của châu Âu | |
Nghị viện châu Âu phê chuẩn EVFTA và EVIPA: Động lực mới cho quan hệ Việt Nam-EU |
Đó là nhận định của Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn khi đánh giá về tác động của việc Nghị viện châu Âu (EP) vừa bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam ngày 12/2.
Nghị viện châu Âu (EP) vừa bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam ngày 12/2. |
Đánh giá về ý nghĩa của quyết định này, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết: Nghị viện châu Âu (EP) vừa thông qua các quyết định hết sức quan trọng cả về chiến lược và kinh tế trong quan hệ Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), mở ra chân trời hợp tác ngày càng sâu rộng, toàn diện và hiệu quả hơn giữa hai bên sau đúng 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1990 – 2020).
Được ký ngày 30/6/2019 tại Hà Nội, Hiệp định EVFTA sẽ có hiệu lực khi được Quốc hội Việt Nam và EP phê chuẩn, trong khi Hiệp định EVIPA cần được Quốc hội Việt Nam, EP và Nghị viện các nước thành viên EU phê chuẩn. Quyết định của EP đã “bật đèn xanh” cho việc thực thi hiệp định EVFTA và tạo tiền đề để các Nghị viện quốc gia thành viên EU xem xét, phê chuẩn EVIPA thời gian tới.
Theo Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, trước hết, quyết định phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA thể hiện sự coi trọng, đánh giá cao của của các nghị sỹ và các quốc gia thành viên EUvề vai trò, vị thế của Việt Nam và quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam - EU. Hai Hiệp định sẽ tạo dựng các khuôn khổ hợp tác song phương lâu dài theo hướng đối tác bình đẳng, cùng có lợi, đóng góp vào với xu thế chung về thúc đẩy liên kết kinh tế quốc tế và phát triển bền vững.
Thứ hai, việc phê chuẩn các Hiệp định cũng khẳng định chính sách của EU tiếp tục tăng cường gắn kết với Châu Á - Thái Bình Dương nói chung và ASEAN nói riêng. Trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, chúng ta sẵn sàng phối hợp thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa EU và ASEAN.
Thứ ba, việc EP bỏ phiếu thuận phê chuẩn hai Hiệp định ngay đầu nhiệm kỳ mới cũng cho thấy lợi ích kinh tế to lớn mà EVFTA và EVIPA mang lại cho cả hai bên. EVFTA sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp EU tiếp cận thị trường gần 100 triệu dân của Việt Nam, qua đó tiếp cận sâu hơn thị trường ASEAN và khu vực; GDP của EU dự kiến sẽ tăng thêm 30 tỷ USD và xuất khẩu tăng thêm 29% vào năm 2035.
Đối với Việt Nam, EU là thị trường lớn thứ hai cho hàng xuất khẩu Việt Nam; việc thực hiện EVFTA dự kiến sẽ giúp GDP của ta tăng 4,6% và xuất khẩu sang EU tăng gần 42,7% vào năm 2025. Do vậy, quyết định của EP đã nhận được sự hoan nghênh rất lớn từ cộng đồng doanh nghiệp hai bên.
Thứ tư, tuy quan điểm giữa các nghị sỹ EP còn khác biệt, song việc ủng hộ thông qua FTA chất lượng cao đầu tiên của EU với một quốc gia đang phát triển cho thấy quyết tâm của EU tiếp tục thúc đẩy tự do hóa thương mại, đầu tư dựa trên luật lệ. Quyết định của EP sẽ tạo thêm niềm tin và củng cố xu thế liên kết kinh tế quốc tế và thương mại mở và tự do. Điều này rất quan trọng trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng đang đe dọa tăng trưởng của kinh tế thế giới, của nhiều khu vực và quốc gia.
“Chúng ta tin tưởng các Hiệp định EVFTA và EVIPA sau khi hoàn tất quá trình phê chuẩn và đi vào triển khai trong năm 2020 sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho quan hệ Việt Nam - EU, tạo những dấu mốc mới trong phát triển kinh tế - xã hội và tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam”, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.
Doanh nghiệp Việt sẽ có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh tại thị trường EU để gia tăng đáng kể kim ngạch xuất khẩu, nhất là trong các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh và được ưu đãi thuế quan như dệt may, da giày, nông thủy sản… |
Cũng theo Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn, Hiệp định EVFTA và EVIPA sẽ tạo động lực mới thúc đẩy mạnh mẽ và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và EU, tương xứng với kỳ vọng và tiềm năng của hai bên.
Với mức độ cam kết sâu rộng, toàn diện và do tính bổ trợ giữa hai nền kinh tế, EVFTA sẽ đem lại lợi ích lớn cho hai bên. Ngay khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần 86% số dòng thuế từ Việt Nam và nâng lên 99% dòng thuế sau 7 năm; trong khi Việt Nam xóa bỏ ngay 48,5% số dòng thuế cho hàng hóa EU trong năm đầu tiên và nâng lên 91,8% số dòng thuế sau 7 năm.
Nếu tận dụng tốt cơ hội, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng, các doanh nghiệp chúng ta sẽ có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh tại thị trường EU để gia tăng đáng kể kim ngạch xuất khẩu, nhất là trong các lĩnh vực ta có thế mạnh và được ưu đãi thuế quan như dệt may, da giày, nông thủy sản…
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa các nước hết sức phức tạp, Hiệp định EVFTA sẽ giúp các doanh nghiệp chúng ta đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường và đối tác, tạo chỗ đứng vững chắc hơn tại thị trường rất lớn EU. Người dân Việt Nam cũng tiếp cận với hàng hóa, thiết bị mà Việt Nam không có.
Hiệp định EVFTA và EVIPA cũng sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa dòng vốn đầu tư chất lượng cao từ EU, đi kèm với công nghệ, tri thức quản lý tiên tiến hàng đầu và những lĩnh vực mới của kinh tế số.
Bên cạnh các cam kết về kinh tế, EVFTA cũng bao quát nhiều cam kết mới về phát triển bền vững, ứng phó với biển đổi khí hậu, quản trị rừng bền vững, các tiêu chuẩn cao về lao động, môi trường... Sự hợp tác hiệu quả giữa hai bên trong thực thi các cam kết này sẽ góp phần tiếp tục thúc đẩy cải cách, tăng trưởng bền vững, nâng cao tiêu chuẩn lao động và đời sống của nhân dân.
Để EVFTA sớm được triển khai, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao cho rằng, các cơ quan liên quan cần hoàn thành các thủ tục cần thiết để trình Quốc hội sớm xem xét phê chuẩn hai Hiệp định. Chúng ta cũng cần tích cực thúc đẩy Nghị viện các quốc gia thành viên EU sớm phê chuẩn Hiệp định EVIPA. Các Bộ, ban, ngành, các địa phương và doanh nghiệp cần khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai Hiệp định, tuyên truyền, phổ biến các cam kết, nắm chắc các quy định mới để có thể tận dụng tốt các cơ hội, đồng thời ứng phó với những thách thức có thể phát sinh khi thực thi các hiệp định.
“Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với nỗ lực chung của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ban, ngành, các địa phương, doanh nghiệp và người dân, chúng ta tin tưởng việc thực thi Hiệp định EVFTA và sắp tới là EVIPA, sẽ thực sự mang lại lợi ích lớn cho nền kinh tế Việt Nam, đóng góp quan trọng vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện và nâng cao vị thế đất nước sẽ được thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII”, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn kỳ vọng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Thị trường 05/11/2024 07:11
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Thị trường 05/11/2024 06:53
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Thị trường 05/11/2024 06:49
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 03/11/2024 07:12
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024
Thị trường 03/11/2024 06:52
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ
Thị trường 03/11/2024 06:13