Cơ hội nâng cao kim ngạch xuất khẩu
4 mặt hàng nông lâm thuỷ sản xuất khẩu trên 3 tỷ USD | |
Nhiều đơn hàng giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng |
Dự kiến tháng 7/2020 sẽ có hiệu lực
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Sự phê chuẩn của Nghị viện châu Âu đối với Hiệp định EVFTA có ý nghĩa lớn với Việt Nam, vì đây là thị trường với quy mô 18.000 tỷ USD và tiềm năng cho hàng Việt còn khá rộng mở. EU là một trong những đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam. Cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU là tính bổ sung rất lớn, ít mang tính cạnh tranh đối đầu trực tiếp. Do vậy, nếu được đưa vào thực thi, EVFTA sẽ là “cú hích” rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam.
Việc EVFTA được thông qua sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam ( Một góc Cảng Đình Vũ- Hải Phòng- ảnh HP) |
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, dịch COVID-19 gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến các nền kinh tế trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc chịu nhiều bất lợi, ít nhất trong quý I/2020. Trong bối cảnh đó, hiệp định EVFTA được phê chuẩn sẽ mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU.
Bộ Trưởng Trần Tuấn Anh cho hay, những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ có được từ Hiệp định này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh về giá, mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng Việt. Điều này có ý nghĩa khi hiện chỉ có 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng mức thuế 0% theo chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Đây chính là cơ hội và công cụ quan trọng cho chúng ta phát triển bền vững và mở rộng thị phần xuất khẩu, gia tăng giá trị hàng hóa.
Cụ thể, hiệu ứng của Hiệp định này tới xuất nhập khẩu dễ nhận biết nhất khi hơn 85% dòng thuế hàng Việt Nam sang EU về 0% khi EVFTA có hiệu lực. Con số này tăng lên 99% sau 7 năm. 1% còn lại được hai bên thống nhất giảm về 0% theo thuế suất trong hạn ngạch thuế quan. Điều này giúp cho năng lực cạnh tranh của Việt Nam về mặt giá cả cũng như chất lượng sẽ được khẳng định ở thị trường này, chưa kể đến các điều kiện thuận lợi khác cho Việt Nam tiếp cận công nghệ nguồn phục vụ phát triển công nghiệp chế biến chế tạo cũng như các ngành công nghiệp phụ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh hơn nữa về chất lượng về sản phẩm trong chuỗi cung ứng Việt Nam tham gia cùng với EU.
Cùng với đó, EVFTA là Hiệp định chất lượng cao, tính mở và liên kết lớn gắn với cam kết cao về mở cửa thị trường, cải thiện môi trường kinh doanh, thể chế nên sẽ là cú hích lớn cho đầu tư trong, ngoài nước.
Về thời điểm Hiệp định EVFTA đi vào thực thi, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, điểm khác biệt của EVFTA so với các Hiệp định khác mà Việt Nam đã ký kết là khả năng Hiệp định này có hiệu lực rất nhanh. Sau khi Nghị viện châu Âu bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định vào ngày 12/2, chỉ còn một thủ tục tiếp theo là Hội đồng châu Âu sẽ thông qua phê chuẩn Hiệp định. Còn phía Việt Nam sẽ đợi đến kỳ họp tiếp theo của Quốc hội vào tháng 5 tới, trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, Chủ tịch nước sẽ trình lên Quốc hội thảo luận phê duyệt.
Như vậy, nếu như mọi việc thuận lợi đúng như kỳ vọng, Hiệp định được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào tháng 5 thì các thủ tục pháp lý của hai bên sẽ rất nhanh chóng, có cơ hội đưa Hiệp định có hiệu lực ngay từ tháng 7/2020. Việc sớm được thực thi, Hiệp định EVFTA có nhiều tác động tích cực đối với Việt Nam trên mọi phương diện chính trị, an ninh quốc gia, chiến lược đối ngoại; cải cách thể chế và phát triển kinh tế. Nhờ đó, chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam sẽ cải thiện tích cực.
Cần sửa đổi những gì để thực thi Hiệp định?
Để thực thi Hiệp định, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Bộ Công Thương xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng thời gian tới là rà soát kế hoạch hành động và báo cáo Chính phủ để ngay sau khi Hiệp định EVFTA được Quốc hội thông qua thì Chương trình hành động cũng được ký, ban hành.
Cụ thể, thời gian qua, Bộ Công Thương đã chuẩn bị cùng các bộ, ngành khác rà soát, sửa đổi khuôn khổ luật pháp của Việt Nam cho phù hợp vì có nhiều điều khoản, nội dung trong các bộ luật và quy định luật pháp của Việt Nam cần được sửa đổi để tương thích với cam kết hội nhập, đồng thời để đảm bảo pháp lý trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam… Cạnh đó, Bộ Công Thương cũng sẽ sớm tiếp tục đàm phán mở rộng thị trường, xây dựng cơ chế chứng nhận, kiểm dịch động thực vật giữa Việt Nam - EU. Cụ thể, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đáp ứng yêu cầu và thúc đẩy xuất khẩu.
“Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu, cụ thể là khoảng 15,28% vào năm 2020; 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030.Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18 – 3,25% (năm 2019 – 2023); 4,57 – 5,30% (năm 2024 – 2028) và 7,07 – 7,72% (năm 2029 – 2033)”- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh dẫn chứng. |
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, khi càng có nhiều ưu đãi về thương mại, đầu tư thì cũng là lúc có nhiều nguy cơ thẩm lậu hàng hóa, vi phạm đầu tư, lợi dụng để gian lận xuất xứ và gian lận thương mại. Vì vậy, thời gian tới cải cách về thể chế của chúng ta trong đấu tranh gian lận cần nâng cao và đặt ra trong khuôn khổ thực thi Hiệp định. Việt Nam đang tiếp tục bước vào các giai đoạn hội nhập sâu rộng, sẽ tiếp tục thực thi nhiều cam kết có chiều sâu với mức độ cao hơn trước.
Cùng với các cơ hội thì việc thực thi các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới cũng đặt ra không ít thách thức cho doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam như sức ép cạnh tranh, xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước của các nước nhập khẩu, các quy định về phòng vệ thương mại…
Để hiện thực hóa thành công các cơ hội cũng như vượt qua được thách thức, sức ép mà các FTA mang lại thì Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Vấn đề cấp bách đặt ra là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi tư duy kinh doanh thích nghi với bối cảnh mới, tích cực tìm hiểu, nắm bắt thông tin và linh hoạt trong việc tiếp cận, tận dụng cơ hội.
Chỉ khi doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu, đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo cam kết thì những ưu đãi thuế quan mới phát huy được hiệu quả thúc đẩy xuất khẩu, góp phần tăng trưởng kinh tế cho đất nước.
“Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu, cụ thể là khoảng 15,28% vào năm 2020; 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030. Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18 - 3,25% (năm 2019 - 2023); 4,57 - 5,30% (năm 2024 - 2028) và 7,07 - 7,72% (năm 2029 - 2033)”- Bộ trưởng Trần Tuấn Anh dẫn chứng.
H.P- H.X
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Thị trường 05/11/2024 07:11
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Thị trường 05/11/2024 06:53
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Thị trường 05/11/2024 06:49
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 03/11/2024 07:12
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024
Thị trường 03/11/2024 06:52
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ
Thị trường 03/11/2024 06:13