Doanh nghiệp đồng hành cùng xây dựng thành phố thông minh
Tạo bước đệm xây dựng thành phố thông minh | |
Nỗ lực đi đầu trong xây dựng thành phố thông minh | |
Ước vọng thành phố thông minh |
Mô hình Thành phố thông minh. |
Mục tiêu là cải thiện cuộc sống của người dân
Trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0, đầu tư xây dựng các thành phố thông minh không chỉ là một xu thế, mà còn trở thành một động lực mới cho sự phát triển của các đô thị.
Trên thế giới, nhiều nước đã có kế hoạch và tham vọng xây dựng thành phố sử dụng công nghệ hiện đại nhằm mở ra sự phát triển mới trong tương lai. Với nhiều dự án chiến lược mang tầm quốc gia và sự hỗ trợ, đầu tư mạnh mẽ từ phía chính phủ, Singapore hiện là một trong những quốc gia đi đầu trong xây dựng và phát triển đô thị thông minh. Nổi bật trong số các dự án xây dựng đô thị thông minh cấp quốc gia tại Singapore phải kể đến Smart Nation.
Trang Smart Nation Singapore - cổng thông tin chính thức của dự án trên cho biết nó được triển khai từ năm 2014, với mục tiêu thúc đẩy người dân trên khắp cả nước tích cực ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và thiết bị điện tử thông minh; thông qua đó góp phần cùng chính phủ xây dựng đô thị thông minh trong tương lai.
Mục tiêu cuối cùng của công nghệ thông minh là cải thiện cuộc sống của người dân. Một thành phố thông minh, hiện đại, với rất nhiều công trình công cộng, tiện ích nhằm phục vụ người dân, trở thành điểm đến an cư, thu hút đầu tư, hỗ trợ đắc lực cho chủ trương giãn dân nội đô của Hà Nội, là đích đến của dự án Thành phố thông minh thuộc quy hoạch hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài.
Dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội do liên danh giữa Tập đoàn BRG (Việt Nam) và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đầu tư phát triển với tổng mức đầu tư 4,138 tỷ USD, có diện tích 272ha tại các xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc và Kim Nỗ, huyện Đông Anh. Đây là một trong những dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam hiện nay.
Điểm nổi bật của dự án là sẽ áp dụng nhiều công nghệ thông minh với 6 yếu tố như năng lượng thông minh, giao thông thông minh, quản trị thông minh, học tập thông minh, đời sống thông minh và kinh tế thông minh. Cư dân sống trong Thành phố thông minh sẽ được hưởng nhiều tiện ích hiện đại như hệ thống giám sát và cảnh báo thông minh đa chức năng nhằm giám sát chất lượng không khí, nước, thời tiết, nguy cơ thảm họa cũng như an ninh, đảm bảo an toàn tối đa cho cư dân.
Đơn cử như hệ thống quản lý tòa nhà thông minh và công nghệ năng lượng tái tạo cũng sẽ được ưu tiên áp dụng nhằm tối ưu hóa nguồn cung và lưu trữ năng lượng. Xuyên suốt toàn thành phố, hệ thống giao thông công cộng thân thiện với môi trường, kết nối khu vực Thành phố thông minh với trung tâm Hà Nội sẽ được xây dựng nhằm đảm bảo cho việc di chuyển của cư dân luôn thuận tiện và nhanh chóng.
Thành phố cũng sẽ ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại vào trong cuộc sống như công nghệ 5G, nhận diện khuôn mặt và công nghệ blockchain, góp phần cải thiện các dịch vụ của thành phố Hà Nội…
Hạ tầng sẽ được đầu tư đồng bộ, kết nối cho cả dự án theo ý tưởng quy hoạch của Công ty tư vấn P&T Consultants Pte Ltd (Hong Kong - Trung Quốc), tái hiện hình ảnh truyền thống Thăng Long - Hà Nội với ý tưởng “Rồng đón ngọc”, xương sống chính là tuyến đường cao tốc kết nối từ sân bay về trung tâm thành phố, đầu rồng quay về sông Hồng - hồ Tây.
Tòa tháp tài chính dự kiến cao 108 tầng được xem là điểm nhấn kiến trúc độc đáo của Thành phố thông minh, nằm ngay điểm đầu vào cửa ngõ Thủ đô nhìn về cầu Nhật Tân. Kiến trúc của Thành phố thông minh được quy hoạch theo hướng thân thiện với thiên nhiên, sử dụng công nghệ cao vào các lĩnh vực năng lượng, giáo dục, sức khỏe, nước sạch…
Biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản
Dự án Thành phố thông minh Bắc Hà Nội được lập dựa trên quy hoạch đô thị thông minh dọc trục Nhật Tân – Nội Bài, chiều dài khoảng hơn 11km, từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài.
Được biết, năm 2017, tại Nhật Bản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch tập đoàn BRG Nguyễn Thị Nga và Chủ tịch Tập đoàn Sumitomo Kuniharu Nakamura đã trao biên bản hợp tác trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo hai nước.
Tháng 6/2018, tại Hội nghị “Hà Nội 2018, hợp tác đầu tư và phát triển”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao quyết định đầu tư cho liên doanh BRG (Việt Nam) và Sumitomo (Nhật Bản). Đến tháng 7/2018, Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận Đăng ký đầu tư cho liên doanh giữa hai tập đoàn BRG và Sumitomo.
Theo bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch tập đoàn BRG: Dự kiến hoàn thành toàn bộ 5 giai đoạn của dự án vào năm 2028. Cụ thể: Dự án thành phần số 1 có tổng mức đầu tư là 12.929 tỷ đồng, diện tích 73 ha được thực hiện từ 2018 - 2020; dự án thành phần số 2 có tổng mức đầu tư là 23.118 tỷ đồng, diện tích 35,23 ha được thực hiện từ năm 2020 - 2030; dự án thành phần số 3 có tổng mức đầu tư là 38.117 tỷ đồng, diện tích 65,76 ha được thực hiện từ 2022 - 2026; dự án thành phần số 4 có tổng mức đầu tư là 15.273 tỷ đồng, diện tích 30,2 ha được thực hiện từ năm 2024 - 2028; dự án thành phần số 5 có tổng mức đầu tư 4.909 tỷ đồng, diện tích 67,51 ha được thực hiện từ năm 2020 - 2024.
Phát biểu tại lễ động thổ và công bố dự án Thành phố thông minh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh: Đây là dự án quản lý đô thị hiện đại, ứng dụng các công nghệ mới trong vận hành, quản lý đồng bộ các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội từ các nhà đầu tư.
Dự án sẽ góp phần thúc đẩy, rút kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề về quy hoạch, hạ tầng giao thông, năng lượng, giáo dục, y tế, môi trường phát triển theo hướng bền vững, dựa trên nền tảng công nghệ số thông minh tại các khu đô thị, nhằm mang đến cho người dân một cuộc sống tốt đẹp hơn, thuận lợi hơn.
Khu đô thị này cũng phù hợp với chủ trương giãn dân nội đô và phát triển đô thị phía bắc sông Hồng của thành phố Hà Nội, phù hợp với định hướng của Trung ương. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định Hà Nội là một trong 3 thành phố của Việt Nam xây dựng Thành phố thông minh vào năm 2025, tầm nhìn năm 2030.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định, dự án Thành phố Thông minh là một công trình biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác hữu nghị và hiệu quả giữa Việt Nam và Nhật Bản. Nhật Bản là quốc gia đứng đầu về tổng vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố Hà Nội, những dự án từ nhà đầu tư Nhật Bản đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Thủ đô.
Việc liên doanh với đối tác uy tín của Nhật Bản để xây dựng Thành phố thông minh, những kinh nghiệm ưu tú nhất về phát triển đô thị tại Nhật Bản sẽ được áp dụng tại đây, bởi vậy, tính chất của đô thị thông minh tại Hà Nội là hoàn toàn khác biệt so với các dự án khác. Đây là dự án đem đến những giá trị về kinh tế và xã hội lâu dài cho Hà Nội, giải quyết những vấn đề bất cập của thành phố hiện nay như sự quá tải, tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Tin khác
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13