Đình Nam Dư Thượng và lễ hội rước nước độc đáo

(LĐTĐ) Nam Dư Thượng là một mảnh đất giàu truyền thống lịch sử văn hoá, nay thuộc phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai. Đình Nam Dư Thượng ngoài nét độc đáo về lịch sử, kiến trúc gắn với thần tích của 3 vị thành hoàng làng, nơi đây cón được biết đến với lễ hội truyền thống, lễ rước nước (lễ cấp thủy), một nghi lễ truyền thống gắn với cộng đồng dân cư vùng ven sông Hồng.
dinh nam du thuong va le hoi ruoc nuoc doc dao Lễ hội ẩm thực Hà Nội 2018 có nhiều điểm mới
dinh nam du thuong va le hoi ruoc nuoc doc dao Sẽ không còn nỗi buồn!
dinh nam du thuong va le hoi ruoc nuoc doc dao Tìm về Tết xưa tại ngôi đình cổ 400 tuổi ở Hà Nội
dinh nam du thuong va le hoi ruoc nuoc doc dao Đình làng Mai Động

Đầu thế kỷ XIX, xã Nam Dư thuộc tổng Thanh Trì, huyện Thanh Trì. Từ khi con đường dài hơn 3 km nối thôn Thuý Lĩnh, xã Lĩnh Nam với làng Mai Động xã Hoàng Văn Thụ hình thành thì đất Nam Dư được chia thành hai thôn: Nam Dư Thượng và Nam Dư Hạ. Nay Nam Dư Thượng thuộc phường Lĩnh Nam, Nam Dư Hạ thuộc phường Trần Phú, quận Hoàng Mai. Nhưng sự phân chia địa giới hành chính này cũng không làm làng xưa thay đổi nếp sống, phong tục bởi người dân hai thôn vẫn có quan hệ thân tộc gắn bó và hai thôn cùng thờ chung các vị thành hoàng làng.

dinh nam du thuong va le hoi ruoc nuoc doc dao
Đình Nam Dư Thượng được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia vào năm 1992. Ảnh: P.B

Đình Nam Dư Thượng thờ các vị thành hoàng là Minh Hoa An Quốc đại vương cùng phu nhân Hoàng Phi Trân và Đương Thống đại vương cùng phu nhân Nguyệt Thái. Tương truyền, Minh Hoa An Quốc Đại vương là con vua Hùng Vương thứ 17, có công trong việc trị quốc an dân. Đương Thống đại vương còn gọi là Thống Công, em Sơn Thánh, sống dưới triều Hùng Duệ Vương. Sơn Thánh lấy công chúa Mị Nương còn Thống Công lấy công chúa Nguyệt Thái. Hai người có nhiều công lao dưới triều vua Hùng.

Ngôi đình Nam Dư Thượng nằm trên một mảnh đất cao ráo giữa làng, cách chùa Nghiêm Thắng Tự khoảng 400m ở phía tây và cách sông Hồng khoảng 2km ở phía đông. Trước kia, phần lớn các bộ phận của ngôi đình Nam Dư Thượng đã bị xuống cấp và hủy hoại. Sang thế kỷ 21, đình đã được đại trùng tu nhưng vẫn giữ phong cách kiến trúc truyền thống, mặc dù chủ yếu sử dụng vật liệu bê tông cốt thép.

Hiện nay, cổng đình gồm 4 trụ biểu nhìn về hướng đông, mở ra ngõ 112 Nam Dư, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai. Sau cổng là sân gạch dài, bên tay trái có một cây đa to và bên phải là các bậc thềm rồng dẫn vào cửa đình. Đại bái gồm 3 gian 2 chái kết nối với hậu cung theo hình chuôi vồ. Trước đình là một ao sen rộng khoảng 1 sào, giữa ao có tòa Phương đình xây kiểu 2 tầng 8 mái 16 cột, nơi diễn ra nhiều trò vui dân gian trong dịp lễ hội.

Trải qua mấy thế kỷ với bao biến cố, trong đình Nam Dư Thượng hiện vẫn lưu giữ được nhiều cổ vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử như: 1 bộ bát bửu, 1 hương án, 1 long đình, 2 bức hoành phi, 1 đỉnh đồng, 1 đôi hạc, 2 bát nhang sứ, 4 long ngai, bài vị... Đặc biệt còn có 2 cỗ kiệu lớn mang phong cách chạm khắc gỗ của cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn. Về tư liệu chữ Hán, ngoài các câu đối lại có 1 cuốn thần phả và 16 đạo sắc phong, đạo sớm nhất mang niên đại Cảnh Hưng thứ 44 (năm 1783), muộn nhất là Khải Định thứ 9 (năm 1924).

Tại đình Nam Dư Thượng, theo truyền thống nông nghiệp lâu đời, nhân dân vẫn tổ chức và tham gia hội làng hàng năm từ ngày 14 đến 15 tháng Hai âm lịch. Trong dịp này, đặc sắc nhất là lễ cấp thuỷ, rước nước lấy từ sông Hồng về để cầu cho mưa thuận gió hoà và mùa màng bội thu.

Để chuẩn bị cho lễ hội rước nước, cách ngày diễn ra lễ hội khoảng hai, ba ngày, ban tổ chức lễ hội cùng toàn thể nhân dân Nam Dư Thượng đã chuẩn bị mọi thứ đầy đủ cho lễ rước nước với một tấm lòng thành kính đặc biệt.

Làng Nam Dư Thượng ở trong đê nên mỗi khi rước kiệu ra sông lấy nước đều phải đi qua đình làng Thúy Lĩnh, khi đoàn rước qua cửa đình thì dừng lại, quay long đình vào đình Thúy Lĩnh lễ vọng. Cùng lúc đó, dân làng Thúy Lĩnh ăn mặc chỉnh tề làm lễ phụng nghênh. Khi đoàn rước nước ra đến bến sông Hồng, dưới bến đã có nhiều chiếc thuyền đợi sẵn để chở kiệu nước và các lễ vật đi xuống sông thực hiện nghi thức cấp thuỷ. Đoàn rước lên thuyền tiến ra sông lên đến đình làng Bát Tràng (huyện Gia Lâm) thì chào và lễ vọng. Sau đó, đoàn thuyền quay ra giữa dòng sông. Một cụ già cao niên đã được lựa chọn cân nhắc theo tiêu chuẩn về tuổi tác, đạo đức gia đình cũng như sức khoẻ được đại diện dùng gáo đồng múc từng gáo nước đổ vào choé. Chóe được đặt giữa thuyền trên miệng có phủ một vuông vải điều.

Vào buổi chiều cùng ngày, lễ nhập thuỷ được tiến hành trang trọng. Lễ tế được các cụ cao niên trong làng tổ chức với tấm lòng thành kính dâng lên các vị thành hoàng cầu mong cho dân làng một năm no ấm, an bình.

Lễ rước nước là nét độc đáo đặc trưng không chỉ của Nam Dư Thượng mà cả một vùng ven sông Hồng như Khuyến Lương, Vĩnh Hưng… của quận Hoàng Mai. Năm 1992, Bộ Văn hoá thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng đình Nam Dư Thượng là Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia.

P.B

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

Nguyên nhân khiến các bến xe “đìu hiu”?

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, lượng hành khách vào các bến xe có xu hướng giảm mạnh, cùng với đó là hàng loạt đơn vị vận tải tuyến cố định thông báo cắt lốt, ngừng hoạt động. Thực trạng này khiến các bến xe ngày càng vắng vẻ, thưa thớt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bến bãi, điều này đòi hỏi các ngành chức năng cần có giải pháp tháo gỡ.
Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

Ngày 25/4: Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 25/4, khu vực Hà Nội ngày nắng, đêm có lúc có mưa rào và dông, nhiệt độ cao nhất là 34 độ C.
Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

Ấn tượng chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Nhằm kết nối công nhân, hướng về cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Đáng chú ý là Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hát cho công nhân nghe - nghe công nhân hát” vào sáng 24/4/2024.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

LĐLĐ thị xã Sơn Tây thăm hỏi, tặng quà đoàn viên nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Bê tông Minh Đức tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Chiều 24/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Tin khác

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động