Dịch tả lợn châu Phi: Không thể lơi là, song đừng quá hoang mang
Xuất hiện tỉnh thứ 8 nhiễm dịch tả lợn Châu Phi | |
Ăn thịt lợn mắc dịch tả châu Phi có sao? | |
Sẽ bị phạt hành chính nếu mang theo các chế phẩm từ thịt lợn vào Đài Loan |
Dịch ASF không lây nhiễm và gây bệnh trực tiếp ở người…
Theo tin mới nhất, ở Việt Nam tính từ ngày 1/2- 6/3/2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 202 hộ, 64 thôn, 33 xã, 14 huyện của 7 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương); tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy là 4.231 con, với tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 297 tấn.
Các chủ trang trại, hộ chăn nuôi vệ sinh chuồng trại để phòng, chống dịch. Ảnh: KT- ĐT |
Bệnh ASF lây lan nhanh và đang có dấu hiệu bùng phát trên diện rộng khiến tâm lý người tiêu dùng hoang mang, thậm chí nhiều người đã “quay lưng” và nói không với thịt lợn, khiến thị trường tiêu thụ thịt lợn giảm mạnh. Cụ thể, theo thông tin từ lực lượng quản lý thị trường, tính tời ngày 6/3, hiện giá thịt lợn trên thị trường tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã có dấu hiệu giảm nhẹ từ 5 – 10 nghìn đồng/1kg.
Không chỉ “quay lưng” với thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn, thậm chí nhiều người tiêu dùng con tỏ ra lo lắng và đặt câu hỏi, liệu bệnh ASF có lây lan sang người hay không? Làm sao để có thể phòng tránh được bệnh dịch tả này?... Liên quan đến vấn đề này, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút chỉ gây bệnh ở lợn nuôi và lợn rừng; không gây bệnh cho các loài động vật khác, lợn bệnh có khả năng chết lên đến 100%.
Thịt lợn vẫn bày bán bình thường ở chợ dân sinh, dẫu sức mua có dấu hiệu giảm. Ảnh: M.Tiến |
Bệnh lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn. Tuy nhiên bệnh ASF không lây nhiễm và gây bệnh ở người. Bên cạnh đó, vi rút ASF có sức đề kháng cao, tồn tại lâu ở ngoài môi trường và trong các sản phẩm của lợn. Bệnh lây lan trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn chưa mắc bệnh, sản phẩm lợn mang mầm bệnh, hoặc gián tiếp qua các loài vật chủ trung gian mang mầm bệnh (ve mòng, côn trùng, gặm nhấm, chim di cư...) các phương tiện vận chuyển, thức ăn chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi và cả yếu tố con người.
Trao đổi với báo chí về những lo ngại của người tiêu dùng liên quan đến dịch bệnh ASF, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, bệnh tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh trên lợn với tỉ lệ chết lên đến 100% (đối với lợn). Cũng theo đại diện Cục Y tế dự phòng, hiện nay trên thế giới chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị bệnh.
Cả hệ thống chính trị vào cuộc ngăn chặn, khống chế dịch ASF Theo kiến nghị của đại diện Sở NN&PTNT tại hội nghị triển khai việc ứng phó cấp bách phòng, chống dịch bệnh ASF trên địa bàn, để tổ chức ngăn chặn, khống chế dịch tả ASF không để lây lan trên diện rộngcần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Bên cạnh đó, Thành phố cần cấp kinh phí bổ sung để mua trang thiết bị, thuốc sát trùng, máy phun thuốc tiêu độc… phục vụ cho công tác phòng chống dịch. Trong trường hợp cấp bách đề nghị UBND Thành phố cho thực hiện phương thức chỉ định thầu. Liên quan đến vấn đề hỗ trợ người chăn nuôi, đại diện Sở NN&PTNT Hà Nội đề xuất, hỗ trợ theo mức giá bằng 80% giá thị trường đối với lợn con và lợn thương phẩm. Đề nghị thành phố lập tổ kiểm dịch động vật liên ngành lưu động để tăng cường kiểm tra việc kinh doanh, vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn trên các trực đường giao thông, các đường ngang, đường tắt. |
Do dịch bệnh có những tác động rất lớn đối với các đàn lợn và kinh tế người dân nên cần triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn và kiểm soát sớm dịch bệnh trên các đàn lợn. Tuy nhiên, khác với bệnh cúm, tả lợn châu Phi không lây trực tiếp sang người, nhưng có thể lây truyền sang ruồi, muỗi, chuột, mèo, gà, vịt. Lợn bị tả có thể mắc thêm những loại bệnh nguy hiểm khác như tai xanh, cúm, thương hàn, liên cầu khuẩn... và từ những loại bệnh phát sinh này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi tiếp xúc và sử dụng sản phẩm chưa được nấu chín.
Nhằm giúp người dân ổn định tâm lý, tránh hoang mang trước dịch bệnh ASF, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) một lần nữa khẳng định rằng: “Dịch ASF này không gây bệnh trên người. Do đó, người dân không nên tẩy chay tiêu dùng các sản phẩm thịt lợn an toàn, không bị bệnh dịch và được chế biến hợp vệ sinh.
Tuy nhiên, cần chủ động thực hiện tốt các giải pháp phòng bệnh theo hướng để người dân không hoang mang, tích cực áp dụng các biện pháp phòng bệnh; duy trì các chốt kiểm dịch tại các đầu mối giao thông, thành lập các chốt kiểm dịch lưu động, đội phản ứng nhanh để ứng phó các tình huống xảy ra; giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh đến tận thôn xóm; cụm dân cư, kịp thời xử lý ngay khi có gia súc ốm chết; lấy mẫu kiểm tra tại các khu vực lây nhiễm cao để dự báo tình hình…”.
Dồn sức để dập dịch
Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt và trực tiếp từ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nhằm ngăn chặn tình trạng xâm nhiễm dịch bệnh ASF vào địa bàn thành phố Hà Nội, mới đây Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung đã phê duyệt Công điện khẩn cấp số 08/CĐ-UBND chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương tập trung triển khai quyết liệt các yêu cầu, nhiệm vụ chủ động công tác phòng chống dịch bệnh.
Theo đó, Công điện yêu cầu Giám đốc các sở, ngành, đơn vị: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Y tế, Công Thương, Công an Thành phố, Giao thông vận tải, Chi cục Quản lý thị trường Thành phố, các sở, ngành, đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ liên quan đến phòng chống dịch bệnh.
Các đơn vị trực tiếp chỉ đạo tập trung các nguồn lực của địa phương để tổ chức xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới; tổ chức xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết; tổng vệ sinh, phun thuốc khử trùng, tiêu độc (bằng vôi bột, hóa chất...); kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định các trường hợp buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật làm lây lan dịch bệnh.
Nhằm giúp người dân ổn định tâm lý, tránh hoang mang trước dịch bệnh ASF, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) một lần nữa khẳng định: “Dịch ASF này không gây bệnh trên người. Do đó, người dân không nên tẩy chay tiêu dùng các sản phẩm thịt lợn an toàn, không bị bệnh dịch và được chế biến hợp vệ sinh. Tuy nhiên, cần chủ động thực hiện tốt các giải pháp phòng bệnh theo hướng để người dân không hoang mang, tích cực áp dụng các biện pháp phòng bệnh; duy trì các chốt kiểm dịch tại các đầu mối giao thông, thành lập các chốt kiểm dịch lưu động, đội phản ứng nhanh để ứng phó các tình huống xảy ra; giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh đến tận thôn xóm; cụm dân cư, kịp thời xử lý ngay khi có gia súc ốm chết; lấy mẫu kiểm tra tại các khu vực lây nhiễm cao để dự báo tình hình…”. |
Thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện; tổ chức kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các xã, phường, thị trấn, các hộ chăn nuôi nghiêm túc thực hiện các quy định phòng chống dịch tả lợn châu Phi theo đúng chỉ đạo của Trung ương và Thành phố. Xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp đối với dịch ASF trên địa bàn. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý của đơn vị trong thực hiện phòng chống dịch ASF.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật phòng chống dịch đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn biết chủ động phòng, chống dịch, đặc biệt đối tượng là người chăn nuôi, giết mổ, buôn bán gia súc, sản phẩm từ lợn; đồng thời làm tốt công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc, khuyến khích áp dụng, mở rộng các hình thức chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh, nhằm giảm thiếu nguy cơ lây nhiễm và phát tán dịch. Công điện của UBND Thành phố cũng nêu rõ, nếu địa phương nào để xảy ra dịch ASF là, thiếu trách nhiệm, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cán bộ quản lý khu vực phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố…
Nhằm tăng cường và chủ động hơn nữa trong công tác phòng chống dịch ASF, chiều ngày 5/3, UBND TP Hà Nội cũng đã tổ chức hội nghị triển khai việc ứng phó cấp bách phòng, chống dịch bệnh ASF trên địa bàn. Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu cho biết, Hà Nội sẵn sàng lấy kinh phí dự phòng để kịp thời hỗ trợ cho người chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy do mắc dịch tả lợn châu Phi.
Đồng thời, thành phố kiên quyết không để xảy ra tình trạng người dân lén vứt lợn bệnh ra sông. Hiện, thành phố cũng đang kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn từ các địa phương lân cận vào nội đô, tăng cường kiểm soát thức ăn thừa tại các cơ sở ăn uống.
Đặc biệt Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP cũng yêu cầu các cơ quan chức năng, các địa phương tiếp tục tuyên truyền mạnh để người dân hiểu rõ về bệnh dịch, chủ động các biện pháp phòng chống và không hoang mang, tẩy chay thịt lợn. Đồng thời, cần tiếp tục phát động “Tháng vệ sinh tiêu độc” để hạn chế, ngăn chặn dịch một cách đồng bộ…
Theo ghi nhận của PV, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Công điện khẩn của Chủ tịch UBNDTP Hà Nội, ở các huyện ngoại thành như Thạch Thất, Quốc Oai, Thường Tín… đã thành lập Ban chỉ đạo chống dịch từ huyện đến xã và các thôn trên tinh thần phát hiện sớm nhất, dập dịch nhanh nhất. Đồng thời, ngành Công Thương phối hợp với các cấp chính quyền, hải quan, công an đảm bảo kiểm soát nguồn hàng thịt lợn khi lưu thông và bán trên địa bàn Thành phố.
Nhiều nơi giá thịt lợn vẫn cao
Những ngày qua thông tin dịch tả lợn châu Phi được đưa với tần suất dày đặc, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người tiêu dùng, song theo ghi nhận của phóng viên vào ngày 6/3 tại một số chợ dân sinh tại khu vực Cầu giấy và chợ Ngô Sĩ Liên (Văn Miếu, Đống Đa) cho thấy, lượng lợn thịt bán trong ngày không có dấu hiệu giảm. Sức mua của người dân không suy chuyển với thời điểm trước khi dịch tả Châu phi bùng phát.
Chị Chị Trần Thị Hòa, một tiểu thương bán thịt tại chợ Cầu Giấy cho biết, do thời điểm vừa ra tết Nguyên đán nên lượng thịt lợn còn khá khan hiếm, cho nên giá cả vẫn giữ ở mức cao. Nhìn chung, trung bình giá thịt lợn tại chợ trong khoảng từ 60.000 – 80.000 đồng/kg, tùy loại.
Khi được hỏi về ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi đối với thị trường thịt lợn và kinh doanh buôn bán của các tiiểu thương những ngày qua, chị Hòa cho biết, nguồn lợn thịt lấy từ các cơ sở chế biến trong Thành phố thời gian này không tăng nhiều nên không dễ kết luận có việc bán tháo lợn dịch từ các địa phương lân cận lên Hà Nội hay không.
“Giá lợn thịt lấy từ cơ sở chế biến không có biến động nên những hàng thịt trong chợ vẫn giữ giá bán lẻ từ sau tết Nguyên đán. Bà con tiểu thương bán hàng trong chợ có nghe đến dịch tả châu Phi đã xuất hiện tại một số tỉnh thành ở Việt Nam, trong đó Hà Nội. Tuy nhiên, nguồn gốc thịt ở chợ luôn đảm bảo. Chúng tôi buôn bán chủ yếu dựa vào chữ tín và lòng tin đối với khách hàng. Đa số khách hàng đều là khách quen, duy trì mối quan hệ mua bán lâu dài. Vì vậy, chúng tôi khẳng định luôn chọn những loại thịt tốt, đảm bảo về bán”.
Về phía người dân, bên cạnh một số người tỏ ra hoang mang, thì một bộ phận khác lại không mấy quan tâm. Lê Thị Hương (Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy) cho biết, gia đình chị từ trước đến nay vốn rất chuộng thịt lợn, hầu như một tuần phải có đến 4 ngày dùng loại thực phẩm này. Sau khi nghe tin về dịch tả lợn Châu phi, chị khá hoang mang, nhưng sau khi tìm hiểu thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng thì được biết dịch này không lây qua người nên gia đình chị vẫn sử dụng thịt lợn bình thường.
Cùng tâm lý bàng quan như chị Hương, Cô Nguyễn Quý Hòa (Ngô Sỹ Liên, Đống Đa) chia sẻ: “Tôi có nghe trên tivi nói về dịch này rồi, họ bảo dịch này chỉ lây từ lợn sang lợn thôi chứ không lây sang người nên gia đình tôi vẫn dùng bình thường. Ở Hà Nội cũng chỉ mới xuất hiện một ổ dịch ở Long Biên thôi. Với lại tôi luôn mua thịt ở chỗ người quen, họ phải đảm bảo an toàn cho mình chứ. Trong thời buổi kinh tế thị trường, nếu cứ lừa dối khách hàng thì không tồn tại được đâu”.
Trái ngược với tâm lý thoải mái và cảnh mua bán ở các chợ nói trên, thì một số nơi hoạt động cầm chừng, người tiêu dùng tỏ ra hoang mang. Chị Hà Uyên ở Khương Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ, kể từ khi biết thông tin về việc xuất hiện dịch bệnh ASF ở Hưng Yên tôi cảm thấy rất lo lắng, mà sự lo lắng còn tăng lên khi mới đây Hà Nội trở thành một trong những địa phương xuất hiện dịch bệnh này. “Mặc dù qua thông tin báo chí tôi biết rằng bệnh dịch tả lợn châu Phí không lây sang người, tuy nhiên tôi vẫn cảm thấy lo lắng và hoang mang”, chị Uyên lo lắng.
Không chỉ có chị Uyên, theo khảo sát của chúng tôi, rất nhiều người tiêu dùng được hỏi về vấn đề dịch bệnh ASF đều cho rằng, họ hạn chế và thậm chí là không ăn thịt lợn kể từ khi xuất hiện dịch tả. “Trước đây tôi thường mua thịt lợn tại chợ dân sinh gần nhà, tuy nhiên kể từ khi xuất hiện dịch ASF, mặc dù thịt lợn tại các chợ dân sinh đều có kiểm tra, kiểm soát và đóng dấu kiểm dịch nhưng tôi vẫn lo lắng. Vì thế, nếu có nhu cầu mua thịt lợn tôi thường tìm đến cửa hàng an toàn, siêu thị…”, chị Thanh ở Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm) cho hay.
T.Minh- L.Thắm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Môi trường 15/12/2024 18:17
Điểm sáng mô hình "Công viên hóa nghĩa trang"
Môi trường 15/12/2024 16:38