Để xứng là đại biểu của nhân dân
Hà Nội: 37 người được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội | |
Thông qua danh sách 197 người ứng cử ở khối Trung ương |
- Hiện công tác hiệp thương lần 3 đã hoàn tất, danh sách ứng viên ĐBQH khóa XIV và ĐBHĐND nhiệm kỳ 2016 – 2021 đã chốt, GS đánh giá thế nào về chất lượng ứng viên ĐBQH của Hà Nội?
GS.Nguyễn Lân Dũng: Tôi được biết qua 3 vòng hiệp thương, thành phố Hà Nội đã giới thiệu được 38 ứng cử viên ĐBQH và 178 ứng cử viên ĐBHĐND TP.
Quốc hội khóa XIII đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, người dân hy vọng Quốc hội khóa XIV sẽ hoạt động hiệu quả hơn. |
Với góc nhìn của người từng là ĐBQH, tôi đánh giá cao chất lượng ứng viên ĐBQH của Hà Nội, xứng đáng là những người tiêu biểu cho các ngành nghề thuộc các hiệp hội, đoàn thể lựa chọn, đạt tín nhiệm cao với 100% số phiếu của cơ quan và của cử tri.
Trong đó, tôi rất lưu tâm đến những nhân tố mới, lần đầu tiên được giới thiệu ứng cử, trong đó có đại diện cho Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài. Chúng ta phải hiểu rằng, vị này không chỉ đại diện cho các cử tri trong nước mà còn có trách nhiệm lớn lao với trên 4,5 triệu kiều bào ta đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài, một bộ phận không thể tách rời với đồng bào cả nước.
Đặc biệt, có nhiều đồng chí lãnh đạo của Trung ương về ứng cử tại Hà Nội đều là những người nổi tiếng, đã được Quốc hội phê chuẩn, họ tiêu biểu cho sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Vì vậy, tôi mong rằng các đồng chí được đông đảo cử tri ủng hộ.
- Thưa GS, hiện nay công tác bầu cử đang đến giai đoạn chuẩn bị cho các ứng cử viên vận động tranh cử. Từng tham gia nhiều khóa Quốc hội, GS nhận thấy công tác này trong những khóa trước như thế nào?
GS.Nguyễn Lân Dũng: Theo tôi, qua những lần tiếp xúc cử tri trước đó nhiều người không thành công, cách nói chuyện văn hoa quá, thiếu thực tế. Chúng ta phải hiểu cử tri họ cần gì, họ cần những lời hứa cụ thể.
Ví như đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội mới nhận nhiệm vụ, nhưng rất lắng nghe ý kiến của dân. Khi tôi chuyển đơn khiếu nại, tố cáo của cử tri Hà Nội (dù tôi không còn là ĐBQH), nhưng đồng chí đã cho ban chức năng của Thành uỷ tiến hành kiểm tra rất chu đáo và có thư hồi âm cho tôi ngay. Đồng chí Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng rất nhiệt tình. Tôi cũng nhận được thư của đồng chí mặc dù chưa quen. Tôi rất cảm kích vì sự cầu thị của các đồng chí lãnh đạo Hà Nội. Tôi tin rằng, với tinh thần năng động của đội ngũ lãnh đạo mới, Hà Nội nhất định sẽ có những bước đột phá quan trọng. |
Ví như tôi là ai, đại diện cho ai và việc đại diện của tôi có ý nghĩa gì? Tôi đại diện cho nông dân, trí thức, công nhân lao động, tôi sẽ phản ánh một cách xác đáng những vấn đề thuộc lĩnh vực đó cho diễn đàn Quốc hội hiểu…
Tôi lấy một ví dụ về câu chuyện của chị Mùa Thị Mỷ (đại biểu tỉnh Lai Châu) trong một kỳ họp Quốc hội trước đây. Quốc hội sốt ruột vì câu chuyện dài dòng của chị, chỉ là việc tranh giành con trâu giữa anh bộ đội phục viên người dân tộc và ông lái buôn. Tòa xử không công bằng, cho con trâu thuộc về ông lái buôn.
Nhưng kết luận lại, anh bộ đội phục viên đó ức quá nên đã tự tử. Thế là cả nghị trường giật mình, Quốc hội quyết định cử đồng chí Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Quốc hội lên Lai Châu kiểm tra và xác định tòa làm sai.
Tất nhiên phải rút kinh nghiệm để đại biểu nói ngắn gọn hơn, nhưng qua câu chuyện này có thể thấy rằng chuyện tưởng nhỏ, nhưng không hề nhỏ tí nào, khi được các đại biểu phản ánh tại diễn đàn Quốc hội.
- Vậy cử tri giám sát như thế nào với các chương trình hành động của người ứng cử trong suốt quá trình làm đại biểu Quốc hội, thưa GS?
GS.Nguyễn Lân Dũng: Mỗi năm có 4 lần tiếp xúc cử tri, quan trọng ở chỗ cử tri là ai? Những lần tiếp xúc cử tri ở Đắk Lắk, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu, tôi thấy rất hay ở chỗ các cuộc tiếp xúc cử tri không hạn chế người dự, ai đến cũng được, nếu đông quá thì bắc loa ra ngoài.
Như thế cử tri có điều kiện kiến nghị, chất vấn và có điều kiện giám sát hoạt động của các đại biểu do mình bầu ra.
Hơn nữa, đã có quy định ĐBQH phải thường xuyên tiếp xúc, gần gũi với cử tri và như vậy là nhẽ ra cử tri muốn gặp đại biểu lúc nào cũng được. Bản thân tôi khi làm ĐBQH, người dân đến gặp tôi rất đông, không bận thì mời vào nhà, họ đưa đơn thì mình tiếp, nếu bận thì hẹn thời gian khác...
Không phải là cử tri những nơi tôi ứng cử mà cử tri tỉnh hay thành phố nào tôi cũng tiếp. Tôi quan niệm ĐBQH là đại biểu của cả nước. 500 ĐBQH là đại biểu của toàn dân chứ không phải chỉ là đại biểu của nơi mình ứng cử.
Các đại biểu nên thấy được trách nhiệm và vinh dự của mình.Vinh dự không phải vì cái danh, mà vinh dự khi được quần chúng suy tôn, được nhân dân tín nhiệm và yêu quý.
Theo tôi, ĐBQH phải nói được nguyện vọng của dân, nói được bức xúc của dân, trên hết nói theo tinh thần xây dựng, không đả phá, không chỉ trích cá nhân thì tôi nghĩ không vị lãnh đạo nào ghét bỏ cả. Ví như đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội mới nhận nhiệm vụ, nhưng rất lắng nghe ý kiến của dân.
Khi tôi chuyển đơn khiếu nại, tố cáo của cử tri Hà Nội (dù tôi không còn là ĐBQH), nhưng đồng chí đã cho ban chức năng của Thành uỷ tiến hành kiểm tra rất chu đáo và có thư hồi âm cho tôi ngay.
Đồng chí Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng rất nhiệt tình. Tôi cũng nhận được thư của đồng chí mặc dù chưa quen. Tôi rất cảm kích vì sự cầu thị của các đồng chí lãnh đạo Hà Nội. Tôi tin rằng, với tinh thần năng động của đội ngũ lãnh đạo mới, Hà Nội nhất định sẽ có những bước đột phá quan trọng.
Tôi mong rằng trong cuộc bầu cử lần này, công dân Thủ đô sẽ gương mẫu tự đi bầu cử, bỏ những lá phiếu chính xác để lựa chọn những đại biểu ưu tú đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô.
- Theo GS, trong quá trình vận động bầu cử, giữa người ứng cử và người tự ứng cử có sự phân biệt nào không?
GS.Nguyễn Lân Dũng: Không có sự phân biệt nào giữa người ứng cử và người tự ứng cử. Thậm chí người tự ứng cử lại dễ dàng hơn nhiều so với người được đề cử. Người được đề cử còn phải qua nhiều cấp, nhưng người tự ứng cử thì cứ thế viết đơn, thậm chí những người không có nghề nghiệp gì cũng được quyền tự ứng cử.
Kỳ này tôi thấy đã có khá nhiều người tự ứng cử. Qua hội nghị tiếp xúc cử tri ở cơ quan và khu dân cư thì khá nhiều người không được đa số đồng tình. Nhiều người không có cơ quan công tác, họ khó vượt qua được vòng hiệp thương ở ngay khu dân cư của mình, vì bà con không thấy được rõ năng lực công tác dân cử của những người đó.
Tuy nhiên tôi còn băn khoăn khi có trường hợp người ứng cử được 100% số phiếu ủng hộ cả ở nơi công tác lẫn nơi cư trú mà không vượt qua được vòng Hiệp thương lần thứ ba. Có lẽ tới đây, nên chăng cần tăng thêm số lượng người tự ứng cử.
- Một yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng bầu cử, trong đó có chất lượng ĐBQH là trách nhiệm của cử tri. GS đánh giá như thế nào về chất lượng cử tri trong các khóa bầu cử?
GS.Nguyễn Lân Dũng: Cử tri phải hiểu mình là công dân, đừng bỏ đi quyền lợi của công dân. Những người không đi bỏ phiếu, hoặc đi bầu hộ đều không coi mình có quyền lợi vẻ vang đó.
Nhiều người chưa đến tuổi họ mong muốn sớm được có quyền công dân, hay những người đang chấp hành hình phạt tù họ cũng mong chóng hết hạn để có quyền công dân, trong khi mình là người bình thường lại nhờ người khác đi bỏ phiếu hộ thì đúng là bản thân đã không thấy được ý nghĩa vinh dự của một công dân.
Vấn đề thứ hai là mỗi người cần có chính kiến của mình, phải tìm hiểu trích ngang của từng ứng cử viên, xem họ có xứng đáng hay không, ai xứng đáng hơn ai? Những kỳ bầu cử trước, tôi được biết có người đi bỏ phiếu nhưng lại không cần tìm hiểu người ứng cử là ai?
Thậm chí có những người đi bỏ phiếu cho xong việc, gạch người ở đầu và ở cuối để lấy ba người ở giữa (!). Tệ hơn, có người vì bất mãn chuyện gì đó, đã gạch chéo cả danh sách, không bầu cho ai. Có người vô tâm bỏ thừa số đại biểu, làm cho lá phiếu trở thành không hợp lệ. Những biểu hiện đó đều là thể hiện sự vô trách nhiệm.
Theo tôi, các Tổ dân phố nên vận động đến từng hộ gia đình, thứ nhất không nên đi bỏ phiếu hộ, thứ hai cần phổ biến trích ngang của các ứng cử đại biểu. Dù tốn kém, nhưng cũng nên làm. Tôi được biết Hà Nội là địa phương đầu tiên làm việc này.
Photo các bản trích ngang mỗi đại biểu gửi về từng hộ gia đình, bên cạnh đó đăng chi tiết danh sách trên các báo, đài truyền hình để người dân có thời gian tìm hiểu, lựa chọn một cách dân chủ, công khai. Đây là việc làm rất đáng hoan nghênh, các địa phương khác nên học tập.
- Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!
Hương Quế (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17