Để trẻ sẵn sàng làm anh/chị
Giải thích
Một trong những điều quan trọng bạn cần làm khi chuẩn bị tâm lý cho bé là giải thích về việc bé sẽ có em. Hãy nói với bé, bé sắp được làm anh/chị và anh chị sẽ có những niềm vui gì. Bạn cần nuôi dưỡng tình thân cho hai bé bằng cách nói về niềm vui chung mà bé và em có được khi bên nhau.
Thảo luận với con về sự thay đổi của bố mẹ
Trẻ sẽ thấy khó khăn khi không còn nhận được sự quan tâm của bố mẹ như trước. Vì vậy, bố mẹ cần phải đặc biệt quan tâm đến tâm trạng và cảm xúc của trẻ, tránh để trẻ bị tổn thương tâm lý. Thảo luận với trẻ về sự thay đổi của bố mẹ sau khi có em là giải pháp để tránh việc trẻ bị sốc khi sự thay đổi xảy ra.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Sau khi đã nói với trẻ về niềm vui có em, hãy nói với trẻ về sự thay đổi của bố mẹ. Giải thích với trẻ việc tại sao em lại cần sự quan tâm của bố mẹ hơn và vị trí của trẻ vẫn quan trọng với bố mẹ ra sao. Khi nói chuyện, bạn cũng cần khuyến khích trẻ nói ra suy nghĩ của mình để hiểu hơn cảm xúc của trẻ.
Hãy để trẻ tham gia các công việc chuẩn bị đón em bé
Việc để trẻ tham gia các công việc đón em bé sẽ giúp trẻ quen dần với sự hiện diện của em trong cuộc sống. Hãy để trẻ chọn quần áo hay đồ đạc cho em bé. Đưa trẻ đi khám thai cùng mẹ để trẻ được nghe nhịp tim của thai nhi hay được nhìn thấy em qua màn hình siêu âm. Trẻ càng tham gia nhiều vào công việc chuẩn bị, trẻ sẽ càng thấy thân thiết và gần gũi hơn với em.
Nói về em bé
Mẹ và trẻ nên có nhiều cuộc nói chuyện về em bé. Mẹ hãy kể các em bé sẽ thế nào khi được sinh ra, nói về chuyện các em bé ngủ nhiều, ăn nhiều và khóc cũng nhiều. Bạn cũng nên giải thích với trẻ, em bé lúc mới sinh sẽ không thể chơi cùng con, nhưng khi em bé lớn hơn, hai anh/chị em sẽ cùng nhau vui chơi thế nào.
Để trẻ giúp đỡ mẹ chăm em
Khi trẻ chưa thể chơi xe lửa hay nấu ăn với em, bạn hãy để trẻ giúp và tham gia vào việc chăm sóc em, làm những công việc nhỏ cho em. Khi được tham gia vào việc chăm sóc em, trẻ sẽ cảm nhận mình thực sự là một anh/chị lớn.
Bố mẹ đừng thay đổi
Việc có thêm một em bé sẽ khiến cuộc sống bạn thay đổi, nhưng hãy cố gắng đừng để điều đó xảy ra trong mối quan hệ của bố/mẹ với trẻ lớn. Nếu bạn luôn có mặt ở bên cạnh con vào mỗi buổi sáng và buổi tối, hãy tiếp tục thực hiện việc đó. Bạn đừng nghĩ, chỉ cần nói với con “Bố/mẹ vẫn yêu con” hay “Con vẫn quan trọng nhất với bố/mẹ” là đủ. Những câu nói kiểu đó chỉ làm trẻ thêm nghi ngờ và sự nghi ngờ sẽ trở nên rõ ràng hơn khi bạn thay đổi nếp sinh hoạt đã có cùng trẻ trước đó. Hãy giữ mọi thứ đúng như cũ sẽ giúp con bạn cảm thấy yên tâm và thích nghi với người mời dễ dàng.
Nguồn Allwomenstalk, Phụ nữ Online
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39