Đề nghị tăng mức phạt tiền trong lĩnh vực phòng, chống mại dâm
Quyết tâm đẩy lùi tệ nạn mại dâm | |
Có nên hợp pháp hóa mại dâm? | |
Mại dâm nam: Khó xử lý |
Theo Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội, hiện nay, mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân tối đa là 40 triệu đồng (Điểm a, Khoản 1, Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Mức xử phạt này hiện nay không còn phù hợp, không đảm bảo tính răn đe đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này, đặc biệt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến tổ chức hoạt động cai nghiện trái phép, gây hậu quả nghiêm trọng với xã hội, cộng đồng.
Bên cạnh đó, Cục cũng đề nghị bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội theo hướng giao thêm thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về phòng, chống tệ nạn xã hội.
Đề nghị tăng mức phạt tiền trong lĩnh vực phòng, chống mại dâm (Ảnh minh họa: Dantri.com) |
Cụ thể: bổ sung vào Khoản 2 Điều 46 chức danh Chi Cục trưởng (Trưởng phòng) phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Khoản 4 Điều 46 chức danh Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Hiện nay, hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống tệ nạn xã hội rất đa dạng ở cả 3 linh vực: vi phạm các quy định hành chính về tổ chức các hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện; vi phạm các quy định vê phòng ngừa tệ nạn mại dâm ở cộng đồng và các cơ sở kinh doanh dịch vụ; vi phạm các quy định về tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho nạn nhân bị mua bán trở về... Các hành vi này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực này.
Đối với lĩnh vực phòng, chống mại dâm, nhằm tăng cường hoạt động phòng ngừa đấu tranh với các vi phạm pháp luật hành chính trong phòng, chống mại dâm, Pháp lệnh phòng, chống mại dâm và văn bản hướng dẫn thi hành giao cơ quan chuyên trách về phòng, chống tệ nạn xã hội của ngành Lao động Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành pháp luật và phát hiện, xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
Để thực hiện nhiệm vụ trên hiện nay 63/63 tỉnh, thành phố đã thành lập Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống mại dâm, giao Chi cục trưởng Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, tổ chức thực hiện.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Tin mới 05/11/2024 14:50
Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công
Tin mới 05/11/2024 08:00
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25