Để CC, VC thực sự sống được bằng lương: Phải giải quyết được những bất cập
Lương tối thiểu chênh lệch dễ dẫn tới thất nghiệp trá hình | |
Chỉ tăng lương thôi chưa đủ |
Theo TS.Đặng Đức Anh - Ban phân tích dự báo, Trung tâm thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia, chính sách tiền lương của Nhà nước ở các khu vực còn chậm đổi mới, không theo kịp cơ chế thị trường, thiếu công bằng và chưa tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.
Hiện nay ở nước ta có tới 3 cơ chế phân phối tiền lương khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH một thành viên Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp tư nhân.
TS.Đặng Đức Anh phân tích, tiền lương hiện nay chưa gắn chặt với vị trí, chức danh và hiệu quả công tác.
Đơn cử như lương của cán bộ mới tốt nghiệp đại học ra trường, trong năm đầu tiên được hưởng 85% mức lương của hệ số 2,34 nhân với mức lương tối thiểu khởi điểm là 1.210.000 đồng. Như vậy, lương tháng của cán bộ, công chức Nhà nước mới được hơn 2,4 triệu đồng/tháng, trong khi lương tối thiểu vùng của công nhân trong doanh nghiệp ở vùng 1 đã là 3,5 triệu đồng/tháng. Điều này đã rất tới thực tế đau xót trên thị trường lao động hiện nay: Nhiều lao động sau khi tốt nghiệp đại học đã cất tấm bằng đại học vào ngăn kéo, xin đi làm công nhân tại các khu công nghiệp. |
Bằng chứng là lương của một tiến sĩ, trưởng phòng nghiên cứu khoa học có thâm niên ngót 30 năm cũng chỉ bằng lương của một ôsin trong gia đình trung lưu hiện nay và thấp hơn lương trung bình của một lái xe taxi ở Hà Nội; còn lương của một thợ may trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì chỉ đủ nuôi sống bản thân mình ở mức kham khổ.
Nhìn nhận về sự bất hợp lý trong chính sách tiền lương, PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Lao động xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho rằng, sự chênh lệch và bất hợp lý trong chính sách tiền lương tối thiểu là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp trá hình.
Đơn cử như lương của cán bộ mới tốt nghiệp đại học ra trường, trong năm đầu tiên được hưởng 85% mức lương của hệ số 2,34 nhân với mức lương tối thiểu khởi điểm là 1.210.000 đồng.
Như vậy, lương tháng của cán bộ, công chức Nhà nước mới được hơn 2,4 triệu đồng/tháng, trong khi lương tối thiểu vùng của công nhân trong doanh nghiệp ở vùng 1 đã là 3,5 triệu đồng/tháng. Điều này đã dẫn tới thực tế đau xót trên thị trường lao động hiện nay: Nhiều lao động sau khi tốt nghiệp đại học đã cất tấm bằng đại học vào ngăn kéo, xin đi làm công nhân tại các khu công nghiệp.
Bày tỏ quan điểm về chính sách tiền lương tối thiểu hiện nay, nhiều chuyên gia cho rằng, trên thực tế đang tồn tại nghịch lý tiền lương không đủ sống, nhưng phần lớn công chức đều sống đàng hoàng. Tiền lương rất thấp, nhưng để vào được biên chế không đơn giản, tiền lương không đủ sống, nhưng khi đến tuổi rất nhiều người vẫn không muốn về hưu.
Nguyên nhân là thu nhập ngoài lương từ biếu xén, xin-cho, ăn chia... nhất là ở các ngành và vị trí gắn với con dấu, chữ ký đang có xu hướng gia tăng và gắn liền với tệ nạn tham nhũng. Bên cạnh đó còn nhiều khoản thu nhập chưa đưa vào lương (nhà ở, xăng xe, điện thoại...). Vì vậy, theo các chuyên gia, cần sớm có bước đột phá trong cải cách tiền lương cơ sở, trong đó tinh giản biên chế cần được đặt ra như một yêu cầu cấp bách.
Trong cuộc “chạy đua” tăng lương tối thiểu hiện nay, khu vực doanh nghiệp vượt lên quá xa, trong khi 2 khu vực còn lại thì ngày càng “hụt hơi” (khu vực hành chính do hạn chế ngân sách, khu vực sự nghiệp do sức gánh chịu của người dân).
Vì vậy, nếu Nhà nước không sớm xem xét lại chính sách về lương tối thiểu thì tiền lương tối thiểu vùng mãi mãi chỉ dành cho khu vực doanh nghiệp. Như vậy, liệu người lao động trong khu vực hành chính và sự nghiệp có được bảo vệ bằng thiết chế lương tối thiểu như Bộ Luật Lao động chế định không” - Thạc sĩ Đặng Vương Anh kiến nghị.
Ngọc Bảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21