Chỉ tăng lương thôi chưa đủ
Lương tối thiểu 2017 tăng cao nhất 250 ngàn đồng/tháng | |
Cần tăng lương tối thiểu để đảm bảo mức sống tối thiểu |
Thế nào là nhu cầu sống tối thiểu?
Như Lao động Thủ đô từng một số lần đề cập thế nào gọi là mức sống tối thiểu, vấn đề này đến nay vẫn chưa có định nghĩa nào rõ ràng, thậm chí ngay Luật Lao động cũng chỉ đề cập chung chung khái niệm mức sống tối thiểu. Cụ thể, Bộ Luật Lao động quy định: “Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất và phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình”.
Lương tối thiểu và lương cơ bản chỉ có thể đáp ứng nhu cầu của NLĐ khi họ có thể tiếp cận với nhà ở trong một thời gian nhất định |
Theo các chuyên gia, mức sống tối thiểu trong một nền kinh tế đang chuyển đổi; đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã bước sang ngưỡng nước có thu nhập trung bình (GDP đầu người đạt trên 2.000 USD/người/năm) thì nhu cầu sống tối thiểu sẽ bao gồm tiền lương, tiền công của một người lao động nói riêng của một cặp vợ chồng có 1 hoặc 2 con đang theo học nói chung phải tạm đủ trang trải một số nhu cầu sau: Tiền chi tiêu gia đình (sinh hoạt hằng tháng), tiền học cho con, tiền khám, chữa bệnh và các loại tiền trang trải cho những khoản liên quan đến cái gọi là “ma chay, hiếu hỉ”- đấy là chưa kể tiền để đi du lịch hằng năm.
Vậy với mức lương tối thiểu hiện nay áp dụng với công nhân lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp nói riêng; đặc biệt với những người hưởng lương theo hệ số là công chức, viên chức đã đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu thế nào? Đơn cử, một công nhân may mặc, tính cả lương và tiền làm thêm ca khoảng 3,5 - 5 triệu đồng/tháng hoặc một cử nhân ra trường hệ số lương 2,34 quả rất chật vật với chuyện mưu sinh, đừng nói đến mức sống tối thiểu. Anh Nguyễn Hoàng Hùng - kỹ sư công nghệ thông tin hiện đang làm cho một ngân hàng ở Hà Nội - có mức thu nhập hằng tháng khoảng 9 triệu đồng, vợ anh làm kế toán cho một cơ quan thông tấn, thu nhập khoảng 8 triệu đồng/tháng - với thu nhập như vậy cũng được cho là trung bình khá, vậy mà 10 năm nay vợ chồng anh (đã có 1 cháu gái) vẫn không tài nào tích góp đủ tiền để mua căn hộ chung cư để sống. “10 năm đi thuê nhà và không biết bao giờ đủ tích lũy để mua căn nhà xã hội”- anh Hùng cho hay.
Được biết, từ năm 1994 đến nay, mức lương cơ bản đã được điều chỉnh cao lên gấp 10 lần, cụ thể: Năm 1994 mức lương cơ bản là 120.000 đồng/người/tháng, thì nay là 1.210.000 đồng/người/tháng. Dẫu tăng gấp 10 lần trong vòng 1 thập kỷ, song thực tế mức lương cơ bản vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của một bộ phận hưởng lương.
Phải tính trên bình diện giá và thu nhập
Theo chuyên gia Vũ Quang Thọ, lương và thu nhập phản ánh giá trị sức lao động mà NLĐ bỏ ra; đồng thời cũng là chỉ số phản ánh năng suất lao động của người lao động. Thế nhưng, bất luận thế nào trong một nền kinh tế bình thường, thì mức lương của NLĐ phải đáp ứng nhu cầu sống của họ.
Dẫn chứng vấn đề này, một số chuyên gia cho rằng không cần đề cập đến các nước thuộc nhóm công nghiệp phát triển (G7), mà ngay những nước có nền kinh tế mới nổi như Malaysia, Singapore, lương và thu nhập của NLĐ không chỉ đáp ứng nhu cầu sống của họ mà còn có tích góp cho tương lai. Đơn cử như Malaysia, khi một kỹ sư, cử nhân ra trường đi làm trong công ty, mức lương của họ được nhận không chỉ đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong tháng, mà mỗi tháng họ đều trích ra được khoảng 15% tổng quỹ lương để doanh nghiệp tự động chuyển sang hệ thống ngân hàng giúp họ có điều kiện mua ôtô, nhà ở theo hình thức trả dần.
Nói một cách ngắn gọn lương tối thiểu chỉ có thể đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu; thu nhập đáp ứng được các nhu cầu sống của NLĐ khi và chỉ khi tổng thu nhập (lương, thu nhập thêm) của một cặp vợ chồng trẻ sau khi trừ chi tiêu, hàng tháng vẫn có thể tích lũy được 10% giá trị của lương, thu nhập, sao cho 5 năm, 10 năm có thể mua được một căn chung cư làm nơi an cư. Còn nếu cứ diễn ra tình trạng, một công nhân lao động, viên chức, công chức tích góp đến 50 năm nếu hưởng mức như hiện tại vẫn không thể mua nổi căn nhà… thì có tăng lương thế nào cũng khó giải quyết triệt để bài toán lương - giá. |
Sở dĩ họ làm được điều đó là vì lương, thu nhập với giá cả trên thị trường của họ không quá chênh lệch nhau. Còn ở nước ta, suốt 2 thập kỷ qua, các yếu tố lương - thu nhập - giá vẫn chưa thể song hành. Làm một phép tính đơn giản, lương của lực lượng vũ trang hiện nay được xếp ở bậc cao nhất, thế nhưng ví như một chiến sĩ đeo quân hàm đại úy hay thiếu tá thì tổng tiền lương một tháng cũng chỉ từ 5 - 8 triệu đồng. Mức lương đó cũng chưa có khả năng tích góp để lo tương lai xa cho con cái. Trong khi, lương của các cử nhân hoặc những người có trình độ trung cấp, cao đẳng sẽ phải trang trải cuộc sống ra sao?
Mức lương cơ bản là thế, mức lương tối thiểu áp dụng cho NLĐ tại các doanh nghiệp là vậy thì mặt giá vẫn ở rất cao. Một căn hộ chung cư xã hội ở Hà Nội, để được sở hữu người mua phải có trong tay ít nhất 700 triệu đồng. Với hệ số lương và thu nhập của đại bộ phận NLĐ như hiện nay thì rất khó có khả năng mua được. Thậm chí, một cặp vợ chồng có mức thu nhập 12 - 13 triệu đồng/tháng, nếu không có nhà phải đi thuê cũng sẽ rất “chật vật” với cuộc sống mưu sinh.
Vì vậy, việc tăng lương cơ bản nói chung, tăng lương tối thiểu vùng đối với công nhân lao động làm việc tại doanh nghiệp nói riêng là một chủ trương đúng nhằm góp phần cải thiện đời sống của CNVC và người lao động. Tuy nhiên, để mục tiêu biến lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu, điều quan trọng phải xuất phát từ các chính sách vĩ mô. Cụ thể, bên cạnh nâng cao năng suất lao động phải có các chính sách làm cho chỉ số giá phản ánh đúng với mức thu nhập của đại bộ phận nhân dân. Nghĩa là 3 yếu tố giá - lương - thu nhập phải đi song hành, giống như các quốc gia phát triển và những quốc gia có nền kinh tế mới nổi như đề cập trên.
Nói một cách ngắn gọn, lương tối thiểu chỉ có thể đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu; thu nhập đáp ứng được các nhu cầu sống của NLĐ khi và chỉ khi tổng thu nhập (lương, thu nhập thêm) của một cặp vợ chồng trẻ sau khi trừ chi tiêu, hằng tháng vẫn có thể tích lũy được 10% giá trị của lương, thu nhập, sao cho 5 năm, 10 năm có thể mua được một căn chung cư làm nơi an cư. Còn nếu cứ diễn ra tình trạng, một công nhân lao động, viên chức, công chức tích góp đến 50 năm nếu hưởng mức như hiện tại vẫn không thể mua nổi căn nhà… thì có tăng lương thế nào cũng khó giải quyết triệt để bài toán lương - giá.
Hương Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33