Đào tạo và sử dụng nhân tài: Cần thay đổi nhận thức
Theo ông Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT, lâu nay, học sinh trường chuyên thường bị nghĩ là những “chú gà công nghiệp” hay “gà chọi”, thì gần đây tư duy này đã dần thay đổi. Bằng chứng như học sinh trường Hà Nội -Amstecdam vừa học giỏi lại vừa tham gia các hoạt động tình nguyện sôi nổi, cũng như kỹ năng sống rất tốt....
54262Anh Thanh Tùng, nguyên là học sinh chuyên toán Hà Nội - Amstecdam, đoạt giải Toán quốc tế năm 1988, hiện là Tổng giám đốc Chi nhánh công ty ORACLE khu vực Đông Nam Á tại Việt Nam cho biết, bản thân anh được hưởng nhiều lợi ích từ hệ thống trường chuyên từ tiểu học đến THPT. Với danh tiếng của học sinh trường chuyên, anh cũng như bạn bè cùng trường khi đi du học đều chiếm được sự tin tưởng, đánh giá cao của các trường đại học quốc tế và sau này là của đồng nghiệp trong cộng đồng công nghệ thông tin thế giới.
Là học sinh khóa đầu tiên của Trường Hà Nội-Amsterdam, Phan Phương Đạt, từng 2 lần đoạt giải Olympic toán quốc tế, hiện là Giám đốc Công ty phần mềm FPT cho biết thành công của mình xuất phát từ khi còn học ở trường bởi hai điều kiện, có được thầy cô giỏi, tâm huyết, bạn học giỏi. “Nhiều năm sau ra trường tôi mới cảm nhận được điều này. Ngôi trường này đã đem lại cho tôi vốn trí tuệ và vốn xã hội. Đây là yếu tố cơ bản dẫn đến thành công của tôi” – Phan Phương Đạt chia sẻ với học sinh khóa sau.
Còn theo Trần Quang Hưng - cựu Bí thư Đoàn trường (đại diện cho thế hệ 9x thành công khi được gọi là “Người Việt trẻ” ở Liên hợp quốc khi đã từng làm việc cho Liên hợp quốc tại New York) sau khi lấy 2 tấm bằng kép về kinh tế và luật học đại học Bowdoin - Hoa Kỳ quyết định trở về Việt Nam làm việc ngay khi tốt nghiệp đã trực tiếp đặt câu hỏi với Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Nguyễn Thiện Nhân về định hướng giải pháp của Nhà nước trong việc trọng dụng nhân tài.
Trả lời câu hỏi của Trần Quang Hưng, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cho biết, 30 năm qua, Việt Nam tăng trưởng kinh tế vào tốp cao nhất thế giới, nhưng có thể tăng trưởng cao hơn nữa nếu quan tâm hơn đến yếu tố con người. “Lâu nay trong nhận thức, ở nhiều địa phương phát triển theo mô hình đi tìm vốn, chuẩn bị quỹ đất đợi nhà đầu tư đến mà chúng ta không làm cái việc chuẩn bị sẵn nhân lực và giao nhiệm vụ cho khoa học công nghệ (KHCN) phải giải quyết để đem lại tăng trưởng kinh tế. Triết lý này còn thay đổi chậm nên người tài chưa được quan tâm và bồi dưỡng đúng mức. Vì thế mà vừa qua Trung ương có 2 nghị quyết về KHCN và GD-ĐT đều nhấn mạnh về vấn đề này. Nơi nào thay đổi nhận thức thì sẽ có chính sách cho người tài” – đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cho biết.
54262Còn liên quan đến việc làm thế nào để thu hút nhân tài Việt Nam đào tạo ở nước ngoài trở về phục vụ đất nước, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, đã là người Việt Nam thì luôn dành một phần trái tim cho quê hương. Ở đây chúng ta không nên đặt yêu cầu đi du học nước ngoài là phải về nước. Thậm chí có yêu cầu phải trở thành người tài rồi hãy về, học thêm hãy về. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân dẫn chứng: “Năm 2007 tổ chức thi Olympic toán quốc tế Việt Nam. Sau cuộc thi, chúng tôi gặp các giáo viên Việt Nam trong hội đồng ra đề và thấy rằng nếu không có những người như GS Ngô Bảo Châu, GS Đàm Thanh Sơn và nhiều người khác nữa thì không thể có hội đồng ra đề được thế giới chấp nhận như thế. Như vậy, cộng đồng các nhà khoa học Việt Nam đang ở nước ngoài vẫn hướng về đất nước. Có những người tài “cắm” ở nước ngoài như vậy là tốt cho đất nước. Nếu thấy về nước có chỗ phục vụ ngay thì rất tốt”.
Việt Nam còn rất nhiều việc, cần nhiều người tài nhưng chưa đủ. Chúng ta cần có nhiều trường như Trường Hà Nội-Amsterdam và các bạn khi được hưởng điều kiện tốt nhất của đất nước với mô hình đào tạo chuyên thì hãy phấn đấu cao hơn, giỏi ngoại ngữ, giỏi tin học, tận dụng mọi điều kiện và có ý chí học tập tốt, tiếp thu được ngày càng nhiều kiến thức của nền giáo dục tiên tiến thế giới để phục vụ đất nước, là lời nhắn nhủ của đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cũng như lãnh đạo Bộ GD& ĐT tới các thế hệ HS trường chuyên Hà Nội - Amsterdam nói riêng và các tài năng trẻ Việt Nam nói chung.
Bảo Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30