Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Hướng tới đối tượng nghèo
Hỗ trợ đào tạo sơ cấp cho nhiều đối tượng lao động | |
Tổng LĐLĐVN bàn giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề |
Số lao động được học nghề còn ít
Theo kết quả báo cáo về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” của Oxfam (Oxfam là một liên minh quốc tế của 17 tổ chức làm việc tại 94 quốc gia trên toàn thế giới để tìm giải pháp lâu dài cho nghèo đói …PV), hầu hết các tỉnh khảo sát đều báo cáo đạt được mục tiêu “tỉ lệ lao động có việc làm sau học nghề đạt 70%” trong giai đoạn 2011 – 2015.
Đào tạo nghề giúp thúc đẩy kinh tế cho lao động nông thôn. |
Điển hình như tỉnh Ninh Thuận, phối hợp các trung tâm dạy nghề cho chị em phụ nữ đồng bào Raglai, mang lại nguồn thu nhập 400.000 đồng/ tháng/ người; tỉnh Trà Vinh phối hợp giữa dạy nghề với truyền nghề, gắn kết với doanh nghiệp tạo việc làm tại chỗ cho đồng bào Khmer…
Tuy nhiên, nhìn tổng thể số lao động thuộc hộ dân tộc thiểu số được tiếp cận với các lớp đào tạo nghề còn ít, chỉ mới 3% dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề.
Ông Ma Quang Trung – Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn khẳng định: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đánh giá có vai trò quan trọng, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh như hiện nay. Nhưng qua khảo sát trên nhiều địa phương, tại các lớp học còn nhiều đối tượng chưa thực sự phù hợp. Để thực hiện kế hoạch nâng cao hiệu quả đào tạo nghề lao động nông thôn, hướng đến giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số cần rà soát lại các chương trình, giáo trình trước đó để hoàn thiện; cập nhật, bổ sung các chương trình, giáo trình nghề nông nghiệp cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và thời gian học. Trong giai đoạn tới, chúng ta cần phải đạt 80% số lao động được đào tạo có nghề mới hoặc tiếp tục nghề cũ nhưng thu nhập cao hơn trước”. |
Vì những khó khăn và hạn chế cố hữu, lao động nghèo, dân tộc thiểu số ít được tiếp cận với các lớp đào tạo nghề. Ngoài ra, một số nguyên nhân chủ quan như thời gian lớp học chưa phù hợp, các hộ tham gia dàn trải, chưa “trúng”, đúng đối tượng vô tình trở thành rào cản với những người thực sự cần đào tạo.
Tại đa số các địa bàn khảo sát, cán bộ thôn có xu hướng lựa chọn hộ khá, hộ biết chữ, hộ đã có kinh nghiệm làm nghề tham gia học nghề chăn nuôi và trồng trọt, dẫn đến các đối tượng nghèo càng khó tiếp cận. Theo lý giải của cán bộ thôn, những hộ này có điều kiện áp dụng các kiến thức được học vào sản xuất nông nghiệp; có “nhận thức” tốt hơn nên việc tuyên truyền, vận động đi học cũng dễ dàng hơn.
Thay đổi để đào tạo đúng đối tượng
Theo lộ trình, chi phí dành cho đào tạo nghề nông thôn rất lớn, riêng giai đoạn 2017 – 2020, chi phí khoảng 1.750 tỉ đồng. Thế nên, theo nhiều chuyên gia, để sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí, cần nắm rõ đối tượng thực sự cần thiết.
Ông Ma Quang Trung - Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn khẳng định: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đánh giá có vai trò quan trọng, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập và cạnh tranh như hiện nay. Nhưng qua khảo sát trên nhiều địa phương, tại các lớp học còn nhiều đối tượng chưa thực sự phù hợp.
Để thực hiện kế hoạch nâng cao hiệu quả đào tạo nghề lao động nông thôn, hướng đến giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số cần rà soát lại các chương trình, giáo trình trước đó để hoàn thiện; cập nhật, bổ sung các chương trình, giáo trình nghề nông nghiệp cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và thời gian học. Trong giai đoạn tới, chúng ta cần phải đạt 80% người được đào tạo có nghề mới hoặc tiếp tục nghề cũ nhưng thu nhập cao hơn trước”.
Ngoài ra, cũng cần đào tạo nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề cho đội ngũ giáo viên ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp chưa đủ giáo viên cơ hữu. Hàng năm, tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý ở các cơ sở giáo dục tham gia dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, dân tộc thiểu số.
Hồng Hải
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Đống Đa: Hơn 400 cán bộ tập huấn công tác tài chính công đoàn
Hoạt động 01/11/2024 15:03
Sôi nổi Chung khảo hội thi “Giới thiệu mô hình và thuyết minh ý tưởng cải cách hành chính” năm 2024
Hoạt động 01/11/2024 14:06
Trao hỗ trợ cho đoàn viên Công đoàn HANDICO bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 22:27
Gia Lâm: Sôi nổi Hội thao nghiệp vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong công nhân, viên chức, lao động
Hoạt động 31/10/2024 19:17
LĐLĐ huyện Mỹ Đức hỗ trợ đoàn viên bị thiệt hại về nhà ở do ảnh hưởng bão số 3
Hoạt động 31/10/2024 17:17
Thành lập Nghiệp đoàn khối lớp mầm non ngoài công lập, đảm bảo lợi ích tối đa cho giáo viên
Hoạt động 31/10/2024 10:20
Ba Đình: Ra mắt Công đoàn Công ty TNHH Vàng - Bạc - Đá quý Huy Thành
Hoạt động 30/10/2024 20:40
Sôi nổi Chung khảo Hội thi "Điều dưỡng viên giỏi - Giong Việt Nam 2024"
Hoạt động 30/10/2024 19:26
Tập huấn công tác tài chính cho cán bộ Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội
Hoạt động 30/10/2024 10:53
Tổng kết hoạt động công đoàn khối giáo dục huyện Đông Anh năm học 2023 - 2024
Hoạt động 29/10/2024 19:43