Danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”: Đến nhiều hơn với lao động trực tiếp

Phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” (GVN-ĐVN) do Tổng LĐLĐVN phát động từ năm 1989 đã trở thành “thương hiệu” truyền thống của nữ CNVCLĐ. Tuy nhiên, hiện nay, việc triển khai và bình xét danh hiệu GVN-ĐVN còn lúng túng, chưa đều khắp, đặc biệt, tỉ lệ nữ CNLĐ trực tiếp sản xuất được khen thưởng chưa tương xứng.
danh hieu gioi viec nuoc dam viec nha den nhieu hon voi lao dong truc tiep Nâng cao hiệu quả phong trào “Giỏi việc nước- đảm việc nhà”
danh hieu gioi viec nuoc dam viec nha den nhieu hon voi lao dong truc tiep Nữ CBCNVLĐ Handico“Giỏi việc nước- Đảm việc nhà”

Chưa “đến” được khối CNLĐ trực tiếp

Kết quả, hàng năm có trên 90% nữ CNVCLĐ đăng ký danh hiệu thi đua GVN-ĐVN và đạt danh hiệu ở 3 cấp. Đặc biệt, nữ CNVCLĐ khi đạt danh hiệu, được coi là một trong những căn cứ đề đề nghị được xét các danh hiệu của Nhà nước, các giải thưởng như Giải thưởng Tài năng sáng tạo nữ Tổng LĐLĐVN, Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, Giải thưởng Kovalevskaia...

danh hieu gioi viec nuoc dam viec nha den nhieu hon voi lao dong truc tiep

Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban Nữ công Tổng LĐLĐVN, thời gian qua, phong trào phát triển chưa đồng đều, tập trung chủ yếu trong đội ngũ nữ CNVCLĐ khối hành chính sự nghiệp, khối giáo dục.

Tại khối doanh nghiệp (DN), nhất là DN ngoài nhà nước, công ty cổ phần, DN có vốn đầu tư nước ngoài, tỉ lệ công nhân trẻ đăng ký thi đua GVN-ĐVN và đạt danh hiệu thi đua còn thấp. Việc triển khai và bình xét danh hiệu GVN-ĐVN còn lúng túng, tỉ lệ nữ CNLĐ trực tiếp sản xuất được khen thưởng chưa tương xứng.

Theo đánh giá của Ban Nữ công Tổng LĐLĐVN, thời gian qua, phong trào phát triển chưa đồng đều, tập trung chủ yếu trong đội ngũ nữ CNVCLĐ khối hành chính sự nghiệp, khối giáo dục.

Tại khối doanh nghiệp (DN), nhất là DN ngoài nhà nước, công ty cổ phần, DN có vốn đầu tư nước ngoài, tỉ lệ công nhân trẻ đăng ký thi đua GVN-ĐVN và đạt danh hiệu thi đua còn thấp.

Chị Đỗ Thị Tuyết Huệ- công nhân Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam cho biết: Ở Công ty chị chưa có phong trào thi đua này.

Nhưng qua tìm hiểu thực tế, việc triển khai phong trào GVN-ĐVN đối với nữ đoàn viên CĐ Công ty gặp phải một khó khăn, rào cản trong cuộc sống như: Quan niệm phải sinh con trai; người phụ nữ chưa có sự chia sẻ cùng làm công việc nhà, cùng nuôi dạy con cái từ phía người chồng; chị em không được tự chủ, độc lập về vấn đề tài chính; thậm chí nhiều chị em âm thầm, cam chịu bạo lực gia đình. Đó là chưa kể đến các vấn đề về sức khỏe sinh sản, đời sống văn hóa, tinh thần cũng chưa được quan tâm.

Nguyên nhân của những vấn đề trên, theo chị Huệ vẫn tồn tại quan điểm cổ hủ, phong kiến trong cách sống, cách suy nghĩ của một bộ phận không nhỏ của người dân có suy nghĩ trọng nam, khinh nữ.

“Chính những tồn tại trên khiến cho người phụ nữ sống khép kín, chịu đựng và không muốn tham gia các hoạt động xã hội, không có cơ hội phát triển nghề nghiệp, phát triển bản thân khiến gia đình có thể thực sự không còn là mái ấm, mà chỉ là chỗ nương thân”, chị Huệ bày tỏ.

Bà Nguyễn Thùy Nga – Phó Ban Nữ công Công ty TNHH Freetrend (KCN Linh Trung, Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) cho biết: Công ty có 22.300 công nhân, trong đó công nhân nữ là 18.500 người.

Năm 2014, Công ty mới đưa phong trào GVN-ĐVN vào, tuy nhiên, đầu tiên chỉ áp dụng với vào đối tượng là Ban Chấp hành CĐ bộ phận trở lên, từ năm 2015 mở rộng đến đối tượng là tổ trưởng CĐ trở lên.

“Thực tế, công nhân ai cũng muốn tăng ca vì nếu chưa tăng ca, mức lương phổ biến của công nhân chỉ là 5,2 triệu đồng. Nhưng khi đã tăng ca, nếu xét ở góc độ tăng sản lượng cho DN, nghĩa là GVN thì có tới 70% công nhân đều đảm bảo. Song xét ở góc độ đảm việc nhà (ĐVN) thì hơi khó khi phần lớn công nhân sống nhập cư, thuê phòng trọ nhỏ, thời gian dành cho gia đình hạn chế, nhiều em phải gửi con ở quê cho bố mẹ trông giúp. Nếu tính tiêu chí ĐVN, khối công nhân cũng sẽ đạt, nhưng tỉ lệ không cao”, bà Nga phân tích.

Cũng theo bà Nga, khi triển khai phong trào tại các DN có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là DN đông lao động sẽ gặp hạn chế do cán bộ CĐ chủ yếu là kiêm nhiệm, không có thời gian để tổng kết báo cáo, làm công tác khen thưởng. Đó là chưa kể đến nguồn kinh phí khen thưởng cũng khá lớn.

Chia sẻ với quan điểm này, bà Trịnh Thị Mai Thanh – Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Giầy FuLuh (Long An) cho biết: Tại FuLuh có 23.000 CNLĐ, trong đó hơn 80% CNLĐ là nữ. Công ty đã thành lập 230 tổ CĐ và CB nữ công hoạt động.

Tuy nhiên, từ thực tế DN, bà Thanh kiến nghị, với những DN nước ngoài, có đông CNLĐ, việc triển khai phong trào là hạn chế, vì vậy, chỉ nên khuyến khích chị em tham gia chứ không phải bắt buộc.

Nhiều tiêu chí chưa phù hợp

Từ thực tế triển khai tại địa phương, đại diện nhiều LĐLĐ tỉnh, thành phố cho rằng, phong trào GVN-ĐVN chỉ triển khai được ở các đơn vị hành chính sự nghiệp, còn ở khối DN, do CNLĐ phải làm tăng ca, không còn đủ thời gian tham gia hoạt động.

Mặt khác, không biết lấy tiêu chí nào để xét ĐVN vì phần lớn LĐ nữ là người từ nơi khác đến, thuê trọ không ổn định, không có tiêu chí đánh giá cụ thể và không ai xác nhận được việc LĐ nữ đó có làm tốt việc nhà hay không.

Tuy nhiên, mấu chốt của việc phong trào thi đua GVN-ĐVN chưa được triển khai rộng khắp là tiêu chí đăng ký đạt danh hiệu thi đua GVN-ĐVN chưa cụ thể hóa, chưa phù hợp với loại hình đơn vị nên chưa phát huy đúng mức hiệu quả phong trào.

Từ thực tế triển khai phong trào tại DN, bà Phạm Thị Vân Anh - Chủ tịch CĐ Công ty TNHH Canon Việt Nam (KCN Bắc Thăng Long) cũng cho rằng, bản thân LĐ nữ khi tham gia vào sản xuất kinh doanh khu vực DN FDI cũng chịu sức ép lớn. Vì vậy, khi tính toán triển khai các hoạt động của CĐ, phải lồng ghép rất nhiều.

Riêng với phong trào GVN-ĐVN, theo bà Vân Anh, Công ty Canon đang xây dựng danh hiệu “Phụ nữ thời hiện đại” trình lãnh đạo Công ty xem xét, trong đó có 8 tiêu chí cụ thể. Ví dụ như, phụ nữ phải tự tin trong công việc. Cụ thể hóa của tiêu chí này là phụ nữ đứng trước nhóm, tổ như thế nào, có đóng góp tích cực cho hoạt động của nhóm, tổ hay không, 1 tháng có bao nhiêu ý kiến đóng góp giúp triển khai công việc tốt hơn..

Bà Vũ Thùy Linh - Trưởng Ban Nữ công Công ty Yamaha Motor Việt Nam (KCN-CX Hà Nội) cũng đề xuất: Tiêu chí thi đua không nên khép kín, CĐ cấp trên chỉ đưa ra khung tiêu chí, còn các tiêu chí cụ thể nên để từng DN xây dựng, sau đó sẽ báo cáo lên CĐ cấp trên. Có như vậy, phong trào thi đua mới đảm bảo tính sát thực và hiệu quả.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.

Tin khác

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), Công đoàn Y tế Việt Nam đã tổ chức Chung kết Tuyên truyền kết quả triển khai phong trào “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 "Thấu hiểu, tận tâm - Nâng tầm, đổi mới". Dự và chỉ đạo tại Cuộc thi có Thứ trường Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương.
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 4.
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (21/11), tại Học viện Viettel, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức khai mạc Tập huấn “Nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn”. Đến dự có đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội đã và đang chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn. Từ đó, góp phần thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động trong ngành.
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, cùng với việc chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đẩy mạnh phong trào “lao động giỏi, lao động sáng tạo”, các cấp Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội còn chú trọng thực hiện tốt phong trào “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” (ATVSLĐ). Những kết quả đạt được từ phong trào này không chỉ góp phần ổn định sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn có tác dụng tích cực trong việc nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an toàn lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động