Đánh giá khen thưởng học sinh tiểu học Lại thêm bất cập…
Xếp loại học sinh theo 2 mức
Thời điểm này, các trường tiểu học cơ bản đã hoàn tất chương trình của học kỳ I năm học 2014-2015 theo tinh thần Thông tư 30 mới về đánh giá học sinh tiểu học bằng nhận xét. Để kịp sơ kết học kỳ I, ngày 6/1, Bộ GD-ĐT đã ban hành hướng dẫn mới về đánh giá khen thưởng cuối học kỳ I và cuối năm học
Theo ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT, học sinh được xếp loại từng môn học, từng hoạt động giáo dục với một trong hai mức: hoàn thành hoặc chưa hoàn thành. Còn về mức độ hình thành và phát triển năng lực (những biểu hiện nổi bật về đặc điểm, sự tiến bộ, mức độ hình thành và phát triển theo từng nhóm năng lực của học sinh)… xếp loại từng học sinh thuộc một trong hai mức: đạt hoặc chưa đạt.
Đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh bình bầu những học sinh đạt thành tích nổi bật hay có tiến bộ vượt bậc về một trong ba nội dung đánh giá (theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT) trở lên, đạt thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua hoặc thành tích đột xuất khác; tham khảo ý kiến cha mẹ học sinh; tổng hợp và lập danh sách đề nghị hiệu trưởng tặng giấy khen hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng. Nội dung, số lượng học sinh được khen thưởng, tuyên dương do hiệu trưởng quyết định. Ví dụ: Khen thưởng về các môn học: Hoàn thành tốt nội dung học tập các môn học; hoàn thành tốt nội dung học tập môn Toán, môn Khoa học, môn Âm nhạc hay có tiến bộ vượt bậc trong học tập môn Tiếng Việt… khen thưởng về năng lực, phẩm chất: Có tiến bộ vượt bậc trong giao tiếp; có thành tích nổi bật khi tham gia các hoạt động của lớp, trường; có ý thức và trách nhiệm cao về tự phục vụ và tự quản; luôn nhiệt tình giúp đỡ bạn trong học tập…
Chưa phù hợp thực tế
Hiệu trưởng một trường tiểu học thuộc quận Cầu Giấy (xin được giấu tên) chia sẻ: “Việc tham khảo ý kiến đánh giá của phụ huynh là điều rất khó thực hiện. Vì phụ huynh chỉ biết con mình và chỉ biết các hoạt động ở nhà, còn thái độ, năng lực học tập của con trên lớp ra sao, bạn bè của con trên lớp học tập thế nào… thì hiếm phụ huynh nào nắm rõ được. Nay, Bộ GD-ĐT yêu cầu tham khảo ý kiến phụ huynh nhưng không nói rõ sử dụng ý kiến này như thế nào, đóng góp về nội dung gì thì làm sao các trường có thể làm được?. Đặc biệt, thời điểm để thực hiện liệu đã phù hợp hay quá cập rập”. |
Tuy nhiên, theo bà Tường Vân, Phó trưởng phòng Giáo dục quận Ba Đình (Hà Nội), qua ghi nhận nhanh ý kiến phản hồi của một số trường tiểu học trên địa bàn quận Ba Đình, do thấy hướng dẫn trên có một số điểm chưa phù hợp với thực tế công tác dạy và học hiện nay. Cụ thể, theo văn bản hướng dẫn của Bộ có yêu cầu phải lấy ý kiến của phụ huynh và bình bầu của học sinh là chưa được khoa học. Bởi cách đánh giá và tư duy của phụ huynh ở nước ta hiện chưa đứng ở góc độ tư duy khoa học giáo dục khách quan mà vẫn thiên về cảm tính chủ quan. Hầu hết các phụ huynh khi được hỏi thì thường khen con mình chứ ít người mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật năng lực của con, nhất là ý kiến đó lại liên quan đến quyền lợi con cái mình. Bên cạnh đó, hướng dẫn cũng yêu cầu phải có sự bình bầu của học sinh là có phần chủ quan. Bởi theo hướng dẫn, người lớn và những nhà làm quản lý chuyên môn và giáo viên còn thấy khó huống gì con trẻ, năng lực nhận thức về vấn đề chưa được toàn diện.
Ngoài ra, theo hướng dẫn mới vừa ban hành, giáo viên chủ nhiệm sẽ phải tổng hợp và lập danh sách đề nghị hiệu trưởng tặng giấy khen hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng dựa trên biên bản họp của giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn, ý kiến đánh giá của phụ huynh và kết quả bình bầu của học sinh. Theo ông Phạm Ngọc Định, việc ghi nội dung giấy khen (nếu có), là hết sức linh hoạt, do giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng quyết định, không áp dụng theo khuôn mẫu có sẵn. Cũng như mục đích khen thưởng nhằm khuyến khích khả năng của mỗi học sinh, động viên các em phấn đấu vươn lên, mang lại niềm vui và hứng thú học tập, rèn luyện cho các em. Thế nhưng theo ý kiến của hiệu trưởng một số trường thì vẫn cần phải có sự thống nhất trong hình thức khen thưởng để giáo viên và phụ huynh có cơ sở để đánh giá, tránh trường hợp có trường làm chặt, làm nghiêm thì thiệt thòi cho học sinh, có trường dễ dãi thì đánh giá học sinh không được chính xác… dẫn đến mất công bằng.
Theo ghi nhận của phóng viên, đến thời điểm này chưa có trường nào được hỏi đưa ra quyết định về việc khen thưởng cuối học kỳ I này như thế nào, dù cuối tuần này và tuần tới nhiều trường trên địa bàn Hà Nội đồng loạt tiến hành họp phụ huynh sơ kết học kỳ I.
Hữu Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Tin khác
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53