Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi

(LĐTĐ) Sau khi rời quân ngũ để trở về với cuộc sống đời thường, cựu chiến binh Phan Nhân Lợi (thôn Đa Phúc, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) đã vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu từ mô hình trang trại với thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
cuu chien binh lam kinh te gioi Gặp người cựu chiến binh vẫn “chiến đấu” giữa thời bình
cuu chien binh lam kinh te gioi Hội Cựu chiến binh huyện Phú Xuyên: Phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”

Đi lên từ gian khó

Tạm gác lại công việc để tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ nằm khiêm tốn tại một góc của khu đất rộng gần hơn 20.000m² tại xã Sài Sơn (huyện Quốc Oai, TP Hà Nội), người cựu chiến binh già kể lại câu chuyện về cuộc đời mình và việc bén duyên với nghề. Năm 1979, khi vừa tròn 17 tuổi, cũng như bao thanh niên yêu nước thời điểm đó, ông Phan Nhân Lợi tình nguyện nhập ngũ và được điều vào đóng quân tại Đại đội 16, Trung đoàn 169, Sư đoàn Bộ binh 311, chiến đấu ở mặt trận Cao Bằng trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Sau 4 năm, ông phục viên, trở về địa phương, tham gia Hội Cựu chiến binh xã và tập trung phát triển kinh tế gia đình. Thời điểm đó, ông làm đủ mọi việc nhưng kinh tế gia đình vẫn không cải thiện được nhiều.

Đến năm 2003, gia đình ông nhận thầu khu đồng trũng của xã, quanh năm ngập nước để đầu tư xây dựng mô hình trang trại tổng hợp. Ông Lợi tâm sự: “Lúc bấy giờ, cả gia đình tôi đã dùng toàn bộ số tiền tích góp được, lại vay mượn thêm từ bên ngoài nên tôi cũng lo lắng lắm. Thành công thì cả nhà thoát nghèo nhưng nếu thất bại chỉ còn nước chết đói”.

cuu chien binh lam kinh te gioi
Phương pháp nuôi cá “sông trong ao” không chỉ giúp gia đình ông Lợi nâng cao thu nhập mà còn góp phần cải thiện môi trường, tạo ra nguồn thủy sản sạch.

Thời gian đầu, do chưa có kinh nghiệm nên ông còn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên với ý chí quyết tâm, vừa học, vừa làm, hiện nay, tổng diện tích trang trại của ông đã lên tới hơn 20.000m² với nhiều loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm như: Bưởi Diễn, ổi, nhãn...

Ngoài ra, ông cũng dành một phần diện tích để xây dựng 4 ao nuôi baba, hàng năm cho thu nhập gần 300 triệu đồng. Được biết, ông Lợi bắt đầu nuôi ba ba từ năm 2011, đến nay đã được 8 năm. Gia đình ông cũng là hộ gia đình duy nhất trong xã theo đuổi và nuôi ba ba thành công. “Baba rất dễ bán, khi nào đến lứa đều bán được, nhiều khi tôi còn không có đủ nguồn để cung ứng ra thị trường. Giá ba ba thường ổn định từ 450.000 – 500.000 đồng/kg. Hiện tại, gia đình tôi có 4 ao đều đang nuôi các loại baba gai và baba Sông Hồng với tổng số 1.300 con. Hàng năm, tôi nhập giống 1 ao và xuất 1 ao, điều đó đảm bảo năm nào gia đình tôi cũng có ba ba để bán” - ông Lợi cho biết.

Nuôi cá chép ứng dụng công nghệ “sông trong ao"

Điều đáng ghi nhận ở cựu chiến binh Phan Nhân Lợi là ông đã phát huy được phẩm chất, truyền thống bộ đội Cụ Hồ, dám nghĩ, dám làm và luôn học hỏi, tìm tòi cái mới. Cuối năm 2017, ông Lợi và một số hộ nuôi trồng thủy sản được Trạm Khuyến nông, Hội Nông dân xã cho đi tham quan mô hình nuôi cá bằng công nghệ “sông trong ao” tại Hưng Yên, Hải Dương và một số huyện như Ứng Hòa, Chương Mỹ, Thường Tín. Nhận thấy đây là công nghệ nuôi cá mới rất tiên tiến của Mỹ, cho năng suất cá có thể đạt 30 - 40 tấn/bể, cao gấp nhiều lần so với cách nuôi hiện tại của gia đình nên ông Lợi đã thực sự bị cuốn hút và quyết tâm phải làm được như vậy.

Đến đầu năm 2018, ông đã làm đơn xin tham gia mô hình nuôi cá chép ứng dụng công nghệ “sông trong ao” và được lựa chọn. Mặc dù là mô hình thí điểm nhưng ông Lợi đã mạnh dạn xây 2 bể với kích thước: Rộng 5m, dài 20m, sâu 2.5m, dốc về phía đuôi và có hệ thống xử lý phân ở cuối bể. Số lượng cá nuôi tối đa 5.000 con/bể (chủ yếu là cá chép và cá trắm). Chi phí đầu tư mỗi bể khoảng 150 triệu đồng.

cuu chien binh lam kinh te gioi
Cựu chiến binh Phan Nhân Lợi

Chỉ sau một thời gian nuôi, ông đã cảm nhận được sự khác nhau khi nuôi cá theo phương pháp mới với khi nuôi truyền thống, sản lượng nuôi được tăng lên, sản phẩm đảm bảo vệ sinh thực phẩm do không phải dùng đến thuốc kháng sinh, cá nuôi phát triển rất nhanh do được vận động thường xuyên, định kỳ có sử dụng chế phẩm sinh học. Đặc biệt, nhờ tuân thủ rất nghiêm túc những quy định trong phương pháp nuôi trồng thủy sản mới như xử lý nước ao định kỳ, cho ăn theo 4 đúng (đúng lượng, đúng liều, đúng lúc, đúng cách) nên từ khi thả đến nay cá nhà ông không bị xảy ra tình trạng chết như trước kia.

Theo ông Lợi, cái khó nhất của mô hình nuôi cá “sông trong ao” là phải luôn đảm bảo cung cấp đủ ô-xy cho cá 24/24 giờ. Nếu mất điện, phải có máy phát dự phòng, đảm bảo hệ thống thổi khí luôn hoạt động. Nguồn thức ăn cho cá là cám viên tổng hợp. Bình quân, cho cá ăn 3 lần/ngày, mỗi lần hết một bao cám. Nếu như trước đây, cũng loại cá này nhưng nuôi trong ao đất theo cách truyền thống, cho ăn bằng cám ngô, gạo phải hơn một năm mới được một lứa thu hoạch thì nay khoảng 7 tháng được một lứa. “Ưu điểm của mô hình nuôi cá “sông trong ao” là dễ quản lý môi trường, dịch bệnh và thu hoạch không vất vả.

Chỉ cần 2 người là có thể thu hoạch toàn bộ lượng cá trong ao; nhờ vậy giúp giảm chi phí nhân công, chủ động được thời gian, số lượng cá khi thu hoạch, không gây ảnh hưởng đến lượng cá còn lại trong ao, từ đó không bị thương lái ép giá. Sau thu hoạch, có thể thả con giống nuôi mới ngay mà không mất nhiều thời gian xử lý đáy ao, giúp rút ngắn chu kỳ nuôi. Mặt khác, cá nuôi trong bể sạch, được sục khí, hút phân thường xuyên nên không có mùi tanh” - ông Lợi chia sẻ.

Nhận xét về hội viên của mình, ông Nguyễn Tuấn Văn - Chủ tịch Hội Nông dân xã Sài Sơn cho biết: “Ông Phan Nhân Lợi là một trong những hội viên thuộc Hội Nông dân xã Sài Sơn làm kinh tế giỏi, thu nhập từ kinh tế trang trại luôn ổn định, làm giàu bền vững, là một trong những người đi tiên phong trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật, được coi là khung hình trang trại kiểu mẫu cần được tuyên truyền nhân rộng trên toàn xã, toàn huyện”.

Đặc biệt, dù công việc bận rộn nhưng ông Phan Nhân Lợi vẫn luôn dành thời gian để chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ người dân trong thôn, xóm về kỹ thuật chăn nuôi làm giàu chính đáng từ vườn cây, ao cá của mình.

Được biết, mô hình “ Nuôi cá chép ứng dụng công nghệ sông trong ao” là một trong những dạng mô hình chăn nuôi thủy sản được Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai đầu năm 2018. Đây là công nghệ mới đang được ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản với nhiều ưu điểm vượt trội: hiệu quả kinh tế cao, đem đến cho người dân phương pháp nuôi bền vững, tạo vùng sản xuất tập trung tạo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng của Thủ đô Hà Nội.

Đầu năm 2018 Trung tâm khuyến nông phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành tổ chức khảo sát, kiểm tra chọn điểm cho hộ tham gia mô hình. Kết quả đã chọn được 05 hộ tham gia mô hình với quy mô 5 ha tại các huyện, trong đó: Quốc Oai (2 ha), Thường Tín (1 ha), Phú Xuyên (2 ha). Mỗi hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% cá giống (tương đương 15.000 con cá chép giống V1), 30% thức ăn và chế phẩm sinh học.

Mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật, sử dụng hệ thống sông để luôn duy trì dòng chảy trong ao nước tĩnh với việc thổi khí và quạt nước liên tục 24/24h hàm lượng oxy luôn đạt trên 5 mg/l, mật độ cao 60 con/m3 cao gấp 20 lần so với nuôi thông thường. Tỷ lệ cá sống cao khoảng 87%, cá lớn đều, tăng trưởng cao hơn 2-3 lần so với nuôi thông thường.

P.T - Đ.L

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group (gồm các hãng: Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1 - 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”

Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”

(LĐTĐ) Vạn Phúc - Khu đô thị ven sông tầm cỡ bậc nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự và nhà phố “cuối cùng” tại khu đô thị cùng hàng loạt chính sách ưu đãi hấp dẫn, đáp ứng yêu cầu của nhiều khách hàng mong muốn trở thành cư dân tại nơi đây.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

(LĐTĐ) Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm các quy định về an toàn giao thông, góp phần hạn chế các hành vi liên quan dẫn đến tai nạn giao thông liên trên địa bàn quận, thời gian qua, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã triển khai thực hiện kết hợp nhiều giải pháp và bước đầu đã ghi nhận những kết quả tích cực.
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức

Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Để nắm bắt, thấu hiểu hơn nữa những tâm tư, nguyện vọng; kịp thời ghi nhận, giải đáp những băn khoăn vướng mắc của cán bộ, chiến sĩ công tác tại cơ sở, mới đây, Đại tá Nguyễn Thành Long - Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã có buổi đối thoại trực tiếp với lực lượng Công an xã, thị trấn thuộc Công an huyện Mỹ Đức.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng

Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng

(LĐTĐ) Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Đống Đa (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 đối tượng liên quan vụ án "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Tin khác

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của nhiều người khi nói về chị Nguyễn Thị Quân - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội), anh Nguyễn Hữu Minh đã luôn nỗ lực thực hiện tốt cả hai vai, cùng tập thể Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn nâng cao chất lượng dạy và học cũng như khẳng định vai trò của Công đoàn tại nhà trường.
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

(LĐTĐ) Với những cống hiến cho ngành Giáo dục của Thủ đô và đất nước, Nhà giáo ưu tú Phạm Thu Hương xứng đáng là giáo viên tiêu biểu của ngành và là tấm gương sáng để đồng nghiệp và các thế hệ học sinh học tập, noi theo như Nhà giáo dục Comenxki đã khẳng định: "Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học".
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

(LĐTĐ) Nhận thức rõ tác dụng của sáng kiến, cải tiến đối với nâng cao giá trị sản xuất, phát triển doanh nghiệp, những năm qua, anh Phạm Văn Tư - quản đốc xưởng lốp xe máy, Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam luôn chú trọng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến, thực hành tiết kiệm nhờ đó góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

(LĐTĐ) Tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu, cô giáo Phạm Thị Nam - Trường Tiểu học Cẩm Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã miệt mài, tận tâm dìu dắt các em học sinh đến với nguồn tri thức mới… đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Bà Nguyễn Thị Sen - Chủ tịch Hội Người khuyết tật huyện Thạch Thất (Hà Nội), luôn nhiệt tình, tận tâm và hết lòng vì những người kém may mắn, giúp họ từng bước hòa nhập cộng đồng. Không những tự mình đến động viên, bà còn tận tay trao tặng những món quà ý nghĩa cho người yếu thế, giúp họ có được sự cổ vũ lớn lao và niềm tin vào cuộc sống.
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

(LĐTĐ) Hơn 20 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Nghiêm Hồng Trung - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông (THPT) Phùng Khắc Khoan (huyện Thạch Thất, Hà Nội) được mọi người biết đến là một cán bộ quản lý giỏi, có nhiều sáng kiến hữu ích với công tác giáo dục.
Bí thư chi bộ hết mình với công việc

Bí thư chi bộ hết mình với công việc

(LĐTĐ) Mặc dù đã được nghỉ hưu nhưng do đặc thù của nghề y, bà Nguyễn Thị Liễu (ở phường Láng Thượng, quận Đống Đa) vẫn đang tham gia khám bệnh tại bệnh viện. Được lãnh đạo, đảng viên và nhân dân tín nhiệm, bà đã trúng cử vào vị trí là Bí thư chi bộ - Trưởng Ban công tác Mặt trận khu dân cư số 6, phường Láng Thượng. Bà Liễu luôn nhận thức sâu sắc về việc "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với nhiệm vụ của Ban công tác Mặt trận trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì, Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa được Vân Hòa xác định là trọng điểm để phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề này mang lại nguồn thu ổn định, thậm chí có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Trong đó chị Tạ Thị Năm là một trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh.
Xem thêm
Phiên bản di động