Cùng nhau nâng tầm giáo dục
Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: P.B |
Thực hiện quy chế dân chủ trong các trường học
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Nam Từ Liêm Lê Thị Kim Điệp cho biết, hiện nay, Liên đoàn Lao động quận đang trực tiếp quản lý 58 Công đoàn cơ sở khối giáo dục trực thuộc quận, trong đó có 41 Công đoàn cơ sở khối Công lập và 17 Công đoàn cơ sở khu vực ngoài công lập.
Trong năm học vừa qua, 2018-2019, công tác phối hợp giữa Liên đoàn Lao động quận với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận trong phong trào công nhân, viên chức, lao động quận và hoạt động Công đoàn gắn với triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của ngành Giáo dục và Đào tạo quận năm 2018-2019 đã đạt nhiều kết quả nổi bật.
Hoạt động này đã được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội đánh giá xếp loại xuất sắc, đóng góp một phần tích cực vào thành tích chung của ngành Giáo dục và Đào tạo quận Nam Từ Liêm. Bên cạnh đó, năm học 2018-2019, ngành Giáo dục và Đào tạo quận Nam Từ Liêm tiếp tục là năm thứ hai liên tiếp được Uỷ ban nhân dân Thành phố tặng Cờ thi đua xuất sắc, là một trong những quận, huyện đứng ở tốp đầu của Thành phố về Giáo dục và Đào tạo.
Tại Hội thảo, đại diện Hội đồng quản trị, Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn các trường đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến tham luận. Nhà giáo nhân dân Nguyễn Thị Hiền - Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, đã nêu ra 7 giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ trong các trường học dân lập. Theo bà Hiền, việc thực hiện quy chế dân chủ là rất quan trọng và cán bộ chủ chốt phải hiểu được điều này để thực hiện nghiêm túc bởi đây là nguyên nhân thành công của mọi công việc.
Đây cũng là vấn đề sống còn của các nhà trường, nhất là trường ngoài công lập. Đối với học sinh ngày nay càng cần phải dân chủ, để các em có quyền thể hiện chính kiến và có sự phản biện hợp lý. Đây chính là động lực phát triển của các nhà trường hiện nay. Bên cạnh đó, việc công khai chế độ lương, thưởng tại Hội nghị Người lao động hàng năm cũng là một trong những giải pháp để tạo ra dân chủ cho giáo viên, giúp họ có động lực phấn đấu.
Chủ tịch Công đoàn trường Mầm non Mỹ Đình 2 Nguyễn Thị Quang Hòa đã đưa ra giải pháp, để tạo văn hóa công sở cần xây dựng mối quan hệ hòa đồng, cần phải có một sự chia sẻ, biết chấp nhận, biết thông cảm, biết giúp đỡ, biết hợp tác, tiếp thu ý kiến mới tạo dựng được mối quan hệ hòa đồng tại nơi làm việc.
Bên cạnh đó, cần sống chân thành, trao đổi với nhau về những điều tốt và điều cần góp ý, cố gắng làm được những việc tốt trong khả năng có thể, giúp mọi trường trong khả năng của mình và biết từ chối luôn để người khác khỏi trông chờ, hy vọng. Bên cạnh đó, trường Mầm non Mỹ Đình 2 cũng đang tích cực thi đua xây dựng môi trường làm việc dân chủ, văn hóa, thân thiện, cơ quan xanh, sạch, đẹp, an toàn, công sở văn minh, khoa học...
Bảo vệ đoàn viên bằng cách nâng cao năng lực nghề nghiệp
Liên quan đến quỹ công đoàn, Chủ tịch Công đoàn trường Trung học cơ sở Đại Mỗ Lê Thị Hồng Gấm cho rằng, hiện nay có rất nhiều khoản phải chi để kịp thời thực hiện các chế độ, chính sách cho cán bộ, nhân viên, giáo viên. Vì vậy, Công đoàn cùng nhà trường phải xây dựng quy chế, định mức chi các chế độ chính sách một cách rõ ràng, đảm bảo, phù hợp với thực tế và khả năng tài chính của nhà trường.
Mục tiêu là vừa đảm bảo nhưng cũng tránh lãng phí cho các hoạt động thường xuyên của nhà trường nhằm nâng cao đời sống cán bộ giáo viên. Quy chế này phải được đưa ra thảo luận rộng rãi, lấy ý kiến đóng góp của từng cán bộ, giáo viên trước khi thực hiện, nhằm tạo sự đồng thuận cao trong nội bộ đơn vị. “Qũy công đoàn và quỹ công ích là đóng góp chung của toàn thể cán bộ, giáo viên nên cần được tính toán chi tiêu hợp lý, tránh gây bức xúc, ảnh hưởng đến tâm lý cán bộ và dư luận trong cơ quan” – bà Gấm cho hay.
Bên cạnh đó là những giải pháp xây dựng trường học công lập chất lượng cao của trường Tiểu học Nam Từ Liêm; giải pháp nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý các trường học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của trường Trung học cơ sở Đoàn Thị Điểm; giải pháp nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của trường Trung học cơ sở Lômônôxốp.
Tại Hội thảo cũng được nghe ý kiến đóng góp, chỉ đạo của ông Đỗ Văn Nam – Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội. Ông Nam cho rằng, ngoài thực hiện tốt chức năng chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, nhân viên, giáo viên thì mấu chốt bảo vệ đoàn viên Công đoàn bằng cách nâng cao năng lực nghề nghiệp của họ.
Minh chứng là Công đoàn đã phối hợp với các cấp chính quyền đẩy mạnh các phong trào thi đua “Hai tốt”, “Sáng kiến kinh nghiệm”, “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, xây dựng trường học “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”; các cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch”… nhằm nâng cao chuyên môn cho cán bộ, giáo viên.
Bên cạnh đó, Công đoàn các trường học cần trọng tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền cán bộ, giáo viên thực hiện nghiêm túc các quy tắc ứng xử nhằm xây dựng nề nếp, kỷ cương, xây dựng nhà trường văn hóa, nhà giáo mẫu mực, học sinh thanh lịch, không có nhà giáo vi phạm các quy chế chuyên môn và đạo đức nhà giáo.
Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách Liên đoàn Lao động Thành phố Đặng Thị Phương Hoa ghi nhận và đánh giá cao công tác phối hợp giữa Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm và Phòng Giáo dục và Đào tạo quận. Hội thảo phối hợp giữa Liên đoàn Lao động quận và Phòng Giáo dục và Đào tạo quận đã cho thấy sự phối hợp chặt chẽ, cụ thể hoá bằng những hoạt động thiết thực giữa Công đoàn và ngành Giáo dục từ quận đến cơ sở.
Hội thảo đã tập trung làm rõ nội dung, kết quả triển khai, kinh nghiệm thực hiện, đặc biệt nhấn mạnh các giải pháp đổi mới, sáng tạo về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ công đoàn các trường học năm học 2019-2020. Trong đó nêu rõ những nội dung phối hợp giữa Công đoàn và Ban Giám hiệu nhà trường; những hoạt động đổi mới, sáng tạo; cách làm hay, hiệu quả.
Thông qua đó, góp phần khẳng định rõ vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn, tham gia cùng chuyên môn để có nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hiệu quả, đưa ra nhiều sáng kiến, cách làm hay trong dạy và học, nhằm thực hiện có hiệu quả việc đổi mới căn bản, toàn diện ngành Giáo dục và Đào tạo quận Nam Từ Liêm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn
Công đoàn 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động
Hoạt động 20/12/2024 18:33
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49
LĐLĐ quận Đống Đa: Giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn
Hoạt động 20/12/2024 12:23