CPTPP vì sao khiến Mỹ muốn quay lại?
Thực thi CPTPP: Công đoàn cần làm gì để khẳng định mình? | |
Góc nhìn của giám đốc ILO về CPTPP | |
Luôn và sẽ khẳng định vai trò không thể thiếu |
Kịch bản nào khi Mỹ quay lại CPTPP?
Tại Diễn đàn kinh tế thế giới vừa diễn ra tại Davos (Thụy Sỹ), Tổng thống Mỹ Donal Trump đã tuyên bố, nếu đạt được thỏa thuận tốt hơn, Washington sẽ xem xét khả năng quay lại với TPP (hiện nay là CPTPP).
CPTPP đang thể hiện là một hiệp định “chất lượng cao”. |
Trước thông tin này các chuyên gia kinh tế cho rằng, khả năng Mỹ quay lại với hiệp định có thể sẽ dẫn đến việc mở lại các vòng đàm phán về một số vấn đề khó khăn với cả các thành viên còn lại, cụ thể như vấn đề thuế xe tải hay mức độ mở cửa ngành công nghiệp ô tô trong nước của Nhật Bản...
Ngoài ra, nếu Mỹ quay lại với CPTPP, rất có thể sẽ đòi hỏi thêm các nhượng bộ khác liên quan đến vấn đề nông sản của Mỹ. Đặc biệt, các mặt hàng nông sản đó chủ yếu được sản xuất tại các bang mà ông Trump thắng được nhiều phiếu nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống 2016. Trong đó, gạo, sản phẩm mà Nhật Bản xem là vấn đề quan trọng của an ninh quố gia, có thể là một trong những điều khoản “khó nhằn” nhất trong danh sách đàm phán.
Như vậy có thể thấy, về mặt kỹ thuật, nếu như Mỹ quay lại với CPTPP thì việc khôi phục các điều khoản bị đình chỉ sẽ không khó. Tuy nhiên, việc củng cố lại các điều khoản này mới là vấn đề đáng quan tâm. Các chuyên gia cho rằng, sẽ không dễ dàng để đàm phán lại khi 11 thành viên còn lại đã thay đổi các thỏa thuận.
Liên quan đến vấn đề này, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng, không chỉ có Mỹ mà tất cả các nước khác đều được chào đón tham gia hiệp định CPTPP, nhưng vấn đề chính yếu là phản ứng của các nước thành viên trong hiệp hội sẽ như thế nào và đặc biệt là việc Mỹ sẽ phải chấp nhận những nội dung hiệp định thương mại tự do như hiện nay.
Tuy nhiên cũng theo ông Phú, hiện khả năng Mỹ quay lại với CPTPP là khó xảy ra, dù người đứng đầu nước Mỹ mới đây đã thể hiện động thái tích cực. Bởi nếu Mỹ quay lại, chúng ta phải xem xét nhiều kịch bản: Mỹ quay lại theo các điều khoản của CPTPP hay TPP, hay các nước thành viên phải đàm phán lại?
Nhưng dù quay lại thế nào thì có một điểm không hay cho Mỹ đó là, Mỹ sẽ không còn là người làm chủ, đặt cuộc chơi như quá trình đàm phán về TPP do Mỹ khởi xướng và đặt ra luật chơi. Nhưng hiện tại, khi 11 nước còn lại đã hoàn tất đàm phán, thế của nước Mỹ không còn như trước nữa và đây chắc chắn là điều Mỹ không muốn.
CPTPP thể hiện là hiệp định “chất lượng cao”
Việc Mỹ có động thái quay trở lại với hiệp định CPTPP theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế cho thấy, CPTPP đã thể hiện được là một tổ chức “có chất lượng cao” và thể hiện được tầm quan trọng đối với các thành viên trong quá trình phát triển kinh tế. Vì thế, việc Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào muốn tham gia vào CPTPP cũng là điều hết sức bình thường.
Đề cập đến tính “chất lượng cao” của Hiệp định CPTPP, bà Trần Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) cho rằng, để chỉ ra những điều khoản cụ thể nào của CPTPP làm nên tính “chất lượng cao” của hiệp định này. Lý do là tất cả các điều khoản, các cam kết trong CPTPP đều có “chất lượng cao”, tất cả cùng tạo thành tính “chất lượng cao” của hiệp định.
Theo bà Trang, trong cam kết mở cửa thị trường, “chất lượng cao” thể hiện ở mức độ mở cửa mạnh hơn so với phần lớn các hiệp định mà nước ta đã ký. Về hàng hóa, CPTPP cam kết loại bỏ tới 87 - 100% số dòng thuế ở cuối lộ trình, mức cam kết mà chúng ta mới chỉ đạt được trong ASEAN. Về thị trường mua sắm công, CPTPP là FTA (Hiệp định thương mại tự do) đầu tiên có cam kết mở cửa khía cạnh quan trọng này cho nhà thầu nước ngoài.
Về dịch vụ, CPTPP mở cửa thị trường dịch vụ mạnh ở tất cả các nước thành viên, với Việt Nam thì các mức này cao hơn hẳn so với cam kết WTO (Tổ chức thương mại thế giới) và các Hiệp định thương mại tự do (FTA) trước đây. Trong các cam kết về thể chế hay quy tắc đằng sau đường biên giới.
Tính “chất lượng cao” còn thể hiện ở bản thân việc CPTPP đề cập tới các vấn đề mà xưa nay các FTA truyền thống không đề cập hoặc chỉ nêu rất mơ hồ, chung chung. Quan trọng hơn, về nội dung, các quy tắc này không chỉ nhấn mạnh yêu cầu thực hiện đầy đủ các quy tắc WTO, mà nhiều khía cạnh còn đặt ra các tiêu chuẩn cao hơn WTO.
Có thể nói, với CPTPP rất nhiều ngành hàng xuất khẩu là thế mạnh của Việt Nam dự kiến sẽ được hưởng lợi như dệt may, thủy sản…Tuy nhiên, những thị trường trong CPTPP đều là những thị trường có đòi hỏi cao về chất lượng.
Liệu chỉ trong một thời gian ngắn nữa khi CPTPP chính thức có hiệu lực, hàng hóa của chúng ta có thể thay đổi để đáp ứng chất lượng cho các thị trường này hay không, điều đó còn phụ thuộc vào sự nắm bắt cơ hội của doanh nghiệp, sự thay đổi trong vấn đề quản lý. Đặc biệt, đó còn là sự thay đổi, điều chỉnh liên quan đến thể chế trong nước nhằm tuân thủ theo đúng cam kết về tiêu chuẩn cao mà CPTPP đưa ra.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, hội nhập đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường, hàng hóa của các nước vào Việt Nam ngày càng nhiều, nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa hình thành các rào cản thương mại để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước.
Trước những nội dung đã thống nhất từ các thành viên CPTPP, cũng như sự thay đổi của tổ chức này trong tương lai khi có các thành viên mới tham gia, kể cả Mỹ. Vì thế, nhằm hạn chế thiệt hại đối với các doanh nghiệp Việt trong tiến trình hội nhập, không có con đường nào khác buộc các doanh nghiệp phải chủ động thay đổi và để làm được điều đó Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Thị trường 05/11/2024 07:11
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Thị trường 05/11/2024 06:53
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Thị trường 05/11/2024 06:49
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 03/11/2024 07:12
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024
Thị trường 03/11/2024 06:52
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ
Thị trường 03/11/2024 06:13